Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại học viện hàng không việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4.2. Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên

Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường được sinh viên đánh giá thấp hơn mức trung bình và thấp nhất trong 3 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo (2.354 thang đo từ 1 đến 5). Nhân tố này bao gồm các biến quan sát thuộc thành phần độ tin cậy (Tincay2, Tincay3, Tincay4) và các biến thuộc thành phần sự đáp ứng (Dapung2, Dapung3, Dapung4) và một biến thuộc thành phần cảm thông (Camthog4).

+ Về độ tin cậy của nhà trường:

Liên quan đến độ tin cậy của nhà trường, các sinh viên cho rằng nhà trường chưa đánh giá một cách công minh trong xếp loại cho sinh viên. Vấn đề này là do nhà trường, giảng viên chưa thể hiện rõ ràng và cụ thể trong việc đánh giá xếp loại sinh viên. Giảng viên chưa thực sự cho điểm đánh giá sinh viên trong quá trình học tập trên lớp được đồng đều và minh bạch. Dẫn đến sinh viên cảm thấy vẫn chưa công bằng trong cách đánh giá cho điểm của giảng viên (Tincay2).

Về thông tin cần thiết đến với sinh viên chưa nhanh chóng, hợp lý. Sinh viên cho rằng các thơng báo về chương trình, kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu chưa đến với được với họ nhanh chóng và đáng tin cậy. Nhà trường vào đầu mỗi học kỳ đều thông báo cho sinh viên kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu cụ thể. Tuy nhiên, trong chương trình đào tạo có một số chuyên ngành đặc thù mà nhà trường có mời các

chuyên gia đầu ngành tại các sân bay quốc tế lớn giảng dạy. Mặc dù nhà trường có kế hoạch, chương trình đào tạo cụ thể nhưng đến thời gian để giảng dạy thì các chuyên gia này lại có cơng tác đột suất nên dẫn đến không thực hiện đúng với kế hoạch đã đề ra. Đây cũng là yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến việc học của sinh viên. Ngồi ra, các thơng báo về xét học bổng, chính sách ưu đãi cho sinh viên có hồn cảnh khó khăn cũng như việc quản lý thơng tin cá nhân của sinh viên cũng chưa được tốt. Do nhà trường chưa quản lý tốt các thơng tin, cịn nhiều hạn chế và bất cập trong công tác triển khai (Tincay3, Tincay4).

+ Về khía cạnh đáp ứng của nhà trường:

Sinh viên cho rằng nhà trường và các khoa chưa thực sự quan tâm đến các ý kiến đóng góp của họ đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường. Sự phản hồi của nhà trường chưa đem lại sự thỏa mãn cho sinh viên. Nhà trường và Ban giám đốc từng học kỳ đều tiếp xúc trực tiếp với sinh viên để lấy các ý kiến đóng góp từ sinh viên. Nhưng nhìn chung, vẫn chưa giải quyết tốt các vấn đề của sinh viên yêu cầu và chưa thực sự đem đến những thay đổi mới sau nhiều lần lấy ý kiến (Dapung2, Dapung3, Dapung4). Bên cạnh đó, nhà trường chưa quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của sinh viên. Cụ thể là xây nhà để xe, phòng nghỉ trưa khi sinh viên học ca sáng và chiều, có bình lọc nước, xây thang máy, … Nhà trường cũng biết rõ vấn đề này khi được giao lưu lấy ý kiến, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào nguồn tài chính của trường và cách phối hợp thực hiện giữa các phịng ban trong cơng cuộc xây dựng và phát triển Học viện. Như đã trình bày ở trên, nguồn tài chính của nhà trường rất hạn chế và thêm vào đó là các phịng ban chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết các vấn đề của sinh viên một cách nhanh chóng (Camthog4).

2.4.3. Đội ngũ giảng viên

Đối với nhân tố Đội ngũ giảng viên của nhà trường thì sinh viên đánh giá ở mức trung bình (3.051) và là nhân tố có mức ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên thấp hơn hai nhân tố trên (Beta = 0.356). Hiện tại, đội ngũ giảng viên của trường vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu học tập của sinh viên. Một số cán bộ, chuyên viên đầu ngành tại các sân bay quốc tế được mời tham gia giảng dạy và

truyền đạt kiến thức chuyên môn đến với sinh viên. Và trong quá trình giảng dạy, mặc dù các cán bộ này có kiến thức chun mơn tốt và nhiều kinh nghiệm nhưng vì thiếu phương pháp sư phạm và khả năng truyền đạt kiến thức làm cho sinh viên khó tiếp thu, lĩnh hội kiến thức được đầy đủ. Bên cạnh đó, các giảng viên cơ hữu tuy có phương pháp sư phạm tốt nhưng vẫn còn giữ cách truyền đạt theo hệ trung cấp – nghề và làm cho các sinh viên chưa thực sự hài lòng với cách giảng dạy này (Nangluc1, Nangluc2, Nangluc4).

Thêm vào đó, giảng viên đứng lớp chưa thực sự quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức của sinh viên. Giảng viên thường dạy mang tính một chiều, có nghĩa là giảng vên chỉ truyền đạt kiến thức cho sinh viên và ít đưa ra các tình huống, câu hỏi để lấy thông tin phản hồi từ việc tiếp thu kiến thức. Làm cho sinh viên cảm thấy thiếu đi sự quan tâm của giảng viên trong việc học tập của mình (Camthog3, Nangluc3).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại học viện hàng không việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)