Khái quát về ngành cao su thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV cao su phú riềng giai đoạn 2017 2022 (Trang 40 - 41)

2.1. Tổng quan về ngành Cao su

2.1.1. Khái quát về ngành cao su thế giới

Cây cao su tự nhiên có nguồn gốc từ Nam Mỹ và thâm nhập vào Châu Á những năm thuộc thế kỷ 19 rồi phát triển mạnh ở đây, đặc biệt là khu vực Đơng Nam Á rất thích hợp với loại cây này. Chính vì vậy, các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam là các nước có sản lượng khai thác và thị phần xuất khẩu cao su lớn nhất trên thế giới.

Trên thị trường có hai loại cao su chủ yếu: cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo (cao su tổng hợp). Cao su thiên nhiên là nguyên liệu của rất nhiều sản phẩm như: nệm, vỏ xe, các loại vật liệu chống hiện tượng trơn trượt cầu đường, ống cao su, cao su tấm ứng dụng trong ngành đóng tàu và công nghiệp xây dựng… Cao su thiên nhiên có nguồn gốc từ nhựa cây cao su, các giọt mủ tự nhiên liên kết với nhau tạo thành cấu trúc vững chắc, trải qua phương pháp trùng hợp tạo thành isopren, các sản phẩm cao su thiên nhiên có tính an tồn và thân thiện với môi trường nên được nhiều người ưa chuộng. Trong công nghiệp 70% cao su thiên nhiên được dùng làm thành các chất dính, lớp dưới thảm, các đai dây chuyền máy (conveyer belts), các linh kiện tế bào và bột nổi (foam), các ổ quay cầu (bridge gear), bộ phận xe hơi, các đồ thổi phồng được. Sự phát triển của ngành cao su thiên nhiên gắn liền với sự phát triển của những ngành kỹ thuật hiện đại, gắn liền với sự phát triển ngành dầu mỏ hay thực chất là gắn liền với tăng trưởng kinh tế thế giới.

Ngoài cao su thiên nhiên cịn có cao su nhân tạo. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, công nghiệp ô tô phát triển mạnh khiến nhu cầu cao su tăng nhanh, nguồn cung thiếu hụt đặc biệt là trong những năm chiến tranh. Tình hình đó đã thơi thúc các nhà khoa học nghiên cứu chế tạo cao su tổng hợp từ dầu mỏ. Cao su tổng hợp có nhiều thuộc

tính tốt nên được sử dụng để thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều lĩnh vực như sản xuất và đời sống. Những cải tiến công nghệ chế tạo cao su tổng hợp vẫn tiếp diễn sau chiến tranh thế giới thứ II và đến những năm 1960, sản lượng đã bằng cao su thiên nhiên.

Hiện nay, nhu cầu cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp trên thế giới khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên chiếm khoảng 40-45% tổng nhu cầu cao su toàn thế giới. Do được sản xuất từ nguyên liệu chính là dầu mỏ, nên biến động của giá dầu có tác động lớn đến sản lượng cao su nhân tạo, thơng qua đó tác động đến nhu cầu cao su thiên nhiên.

Cao su thiên nhiên có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của hầu hết các quốc gia. Sản phẩm của ngành đã đi sâu vào đời sống dân sinh và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực. Mặc dù ngày nay, cao su nhân tạo được sản xuất từ dầu mỏ đang ngày càng phát triển và mở rộng, nhưng vẫn chưa thể thay thế hết được các đặc tính ưu việt của cao su thiên nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất xe hơi, máy bay…

Thị trường cao su thế giới hiện nay chịu nhiều áp lực bởi tồn kho tại các nước tiêu thụ chính ở mức cao và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc trong giai đoạn gần đây gia tăng; dẫn đến giá cao su trên thị trường thế giới biến động với biên độ hẹp; bên cạnh đó các nước trên thế giới liên tục dựng lên hàng rào thuế quan và áp dụng các biện pháp chống phá giá gây trở ngại đến giao thương hàng hóa; những điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến ngành cao su Việt Nam (tồn kho mủ cao su ở các thị trường lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục lên cao tạo áp lực giảm giá lên thị trường cao su thế giới).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV cao su phú riềng giai đoạn 2017 2022 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)