3.1.1. Định hướng phát triển đến năm 2025 của VRG
VRG là Tập đoàn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đang hoạt động theo mơ hình Cơng ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. VRG sở hữu 123 thành viên gồm 75 doanh nghiệp cấp II và 48 doanh nghiệp cấp III. Sau cổ phần, Tập đồn sẽ sắp xếp lại 26 cơng ty do mẹ và con cùng tham gia góp vốn, thối vốn tại 25 cơng ty do đầu tư ngoài ngành.
Theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm 2016-2020 của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VRG đặt ra các mục tiêu cơ bản như sau:
- Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Tập đồn là duy trì phát triển là một Tập đồn kinh tế cơng nơng nghiệp có quy mơ lớn, đa dạng các sản phẩm nông công nghiệp để nâng cao hiệu quả toàn diện của Tập đoàn; Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật trong việc sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm; Tăng dần giá trị sản phẩm công nghiệp, dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm Tập đoàn; Tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu, đa dạng hóa sở hữu trong Tập đồn thơng qua cổ phần hóa để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hiệu quả doanh nghiệp và tạo nguồn vốn để phát triển Tập đoàn;
- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trung bình 18%/năm với tổng doanh thu đạt trên 40.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 9.000 tỷ đồng vào năm 2020;
- Duy trì tổng diện tích trồng cao su đến năm 2020 khoảng 400.000 ha, trong đó trong nước khoảng 285.000 ha và nước ngoài 115.000 ha. Sản lượng cao su gia tăng bình quân 15%/năm, đến 2020 khoảng 414.000 tấn; Tăng cường công tác thu mua mủ cao su tiểu điền, tăng sản lượng từ 60.000 tấn hiện nay lên
105.000 tấn vào năm 2020; Sản lượng tiêu thụ xấp xỉ 520.000 tấn năm 2020. VRG sẽ gia tăng mạnh diện tích khai thác và năng suất các vườn cây tại Campuchia và Lào nhờ vào đầu tư giống mới và thay đổi quy trình kỹ thuật, giảm chi phí giá thành sản xuất;
- Tăng gấp đôi các sản phẩm như chỉ thun, găng tay, nệm, cao su kỹ thuật (với công suất chế biến từ 23.000 tấn/năm hiện nay lên 45.000 tấn vào năm 2020); tiếp tục tìm kiếm đối tác phù hợp để phát triển các sản phẩm chế biến từ mủ cao su, các loại linh phụ kiện phụ trợ cho các ngành sản xuất khác trong nước; - Về chế biến gỗ, tăng công suất gỗ tinh chế và ghép tấm trung bình 10%/năm, sản lượng gỗ MDF tăng gấp đôi hiện nay, đạt khoảng 900.000 m3/năm vào năm 2020; nếu thị trường thuận lợi sẽ tiếp tục đầu tư ở khu vực có vùng nguyên liệu dồi dào như Tây Nguyên, Miền Trung, để nâng cao công suất sau năm 2020; - Mảng khu công nghiệp được xem là lợi thế trong dài hạn do chuyển đổi từ đất trồng cao su. VRG có chi phí th đất rẻ hơn và việc chặt rừng cao su, triển khai giao đất nhanh hơn so với lấy đất và đền bù cho dân. VRG có kế hoạch mở rộng diện tích đất khu cơng nghiệp chuyển đổi từ cao su. Trong giai đoạn 2016- 2020, Tập đoàn phấn đấu khai thác hiệu quả các khu cơng nghiệp hiện có, mở rộng giai đoạn 2 một số khu vực thuận lợi và đã có quy hoạch; chuyển 5.000 ha đất phù hợp, thuận tiện giao thông, gần nguồn nước sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao với doanh thu đến năm 2020 đạt trên 1.000 tỷ đồng; - Do giá gỗ cao su tăng cao, nên lợi nhuận từ hoạt động này đóng góp lớn cho kết quả kinh doanh của tập đồn. Vì thế, VRG dự kiến diện tích thanh lý cây già khoảng trên 10.000 ha/năm giai đoạn 2018-2020;
- VRG đang có lợi thế lớn về phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch nhờ vào quỹ đất tập trung, diện tích lớn, phù hợp chuyển đổi giảm dần cây cao su sang trồng nông nghiệp. Tuy là lĩnh vực mới và thực hiện ban đầu với diện tích chưa cao, nhưng với nguồn vốn và nguồn thặng dư vốn sau cổ phần hóa vào giữa năm 2018 sẽ là lợi thế riêng biệt của tập đồn.
hướng phát triển cho mình, trong đó có định hướng về năng lực cạnh tranh.
3.1.2. Định hướng phát triển đến năm 2025 của Công ty
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX (nhiệm kỳ 2015 – 2020) của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, mục tiêu tổng quát của Công ty là phấn đấu tiếp tục duy trì vị trí Top doanh nghiệp dẫn đầu của Tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể như sau:
- Phát triển quy mô và nâng cao năng suất vườn cây; - Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước;
- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ canh tác cơ sở, chế biến mủ và chế biến sản phẩm từ mủ cao su; - Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực chế biến, các ngành phụ trợ cho canh tác cao su và chế biến sản phẩm cao su;
- Tăng doanh số hàng năm khoảng 10%, để đến năm 2025 đạt doanh số bán hàng tăng gấp 2 lần so với năm 2015;
- Nâng cao chất lượng: sản xuất các loại sản phẩm cao su theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3769:2016 và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Thực hiện tốt Chính sách chất lượng “sản lượng cao - chất lượng tốt - hướng tới khách hàng”; - Phát triển thị trường, đưa sản phẩm đến tất cả các thị trường lớn trên cơ sở phát triển quan hệ đối ngoại, tăng cường hoạt động marketing. Khai thác sức mạnh của công nghệ thông tin để quảng bá thương hiệu;
- Giải pháp cơ bản để phát triển là: Hiện đại hóa cơng nghệ trồng, chế biến; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiến hành đa dạng hóa sản phẩm.
Định hướng phát triển trên đây của Công ty là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty những năm tới.
Định hướng các chiến lược cạnh tranh của Công ty
- Chiến lược thâm nhập vào các thị trường có các nhà sản xuất sản phẩm cao su hàng đầu thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu và Bắc Mỹ và trở thành nhà cung cấp chính thức cho các Cơng ty thuộc các thị trường này.
mối quan hệ giao dịch với các khách hàng truyền thống (dựa trên sự uy tín và đảm bảo các điều khoản đã cam kết).
- Chiến lược phát triển sản phẩm mới: với yêu cầu cho ra được các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong tương lai, có chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh.
- Chiến lược tăng năng suất vườn cây khai thác để tăng được công suất vận hành của nhà máy chế biến, giảm giá thành sản xuất mủ.
- Chiến lược nâng cao chất lượng mủ nguyên liệu thu mua một yếu tố góp phần ổn định chất lượng sản phẩm sản xuất.