Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV cao su phú riềng giai đoạn 2017 2022 (Trang 41 - 45)

2.1. Tổng quan về ngành Cao su

2.1.2.1. Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam

Từ năm 1897, cây cao su đã hiện diện ở Việt Nam và được xem là cây công nghiệp chiến lược của thực dân Pháp trong khai thác thuộc địa. Pháp liên tục mở rộng diện tích

vườn cây cao su tại Việt Nam, chủ yếu ở khu vực miền Đơng Nam Bộ.

Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước, ngành cao su còn lại là số diện tích cao su ít ỏi và già cỗi, hầu hết cơ sở vật chất kỹ thuật bị hư hỏng, không đồng bộ và công nghệ lạc hậu, đời sống công nhân thiếu thốn....

Tuy nhiên, với quyết tâm và đầu tư của chính phủ, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm (1975-1984) diện tích vườn cây cao su được mở rộng nhanh chóng với hơn 130 nghìn ha (gấp hơn hai lần diện tích mà người Pháp - Mỹ trồng trong gần 70 năm). Khơng chỉ phủ kín khu vực miền Đơng Nam Bộ, cây cao su còn vươn lên khu vực Tây Nguyên, làm khơi dậy tiềm năng của vùng đất đỏ ba-dan như Chư Prông, Chư Păh, Chư Sê, Mang Yang (tỉnh Gia Lai), Ea H'Leo, Krông Buk (tỉnh Đăk Lăk).

Từ năm 2006 đến nay, ngành cao su tập trung mọi nguồn lực để tăng tốc, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động. Sự phát triển của ngành đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan như: sản xuất phân bón; sản xuất săm, lốp, doăng, đai an tồn phục vụ cho sản xuất ơ tơ, xe máy; sản xuất găng tay y tế, chỉ sợi, thiết bị trong ngành Dược - Y tế; nệm cao su...

Đến năm 2017, Việt Nam là nước có ngành cao su xếp thứ hai thế giới về năng suất vườn cây và xếp thứ ba thế giới về sản lượng (trên 1,3 triệu tấn/năm). Kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên từ năm 2006 đến nay luôn đạt trên một tỷ USD; năm 2011 đạt kỷ lục 3,2 tỷ USD. Đến năm 2017, diện tích trồng cao su cả nước đạt khoảng gần 1 triệu ha, với năng suất lên đến 1,72 tấn/ha (tăng 21% so với năm 2001).

Từ năm 2013 đến nay, giá cao su thiên nhiên liên tục giảm mạnh (giá năm 2017 chỉ bằng 1/3 so với giá cao su năm 2011) do ảnh hưởng từ sự suy giảm nền kinh tế thế giới và giá dầu thô. Tuy vậy, với Việt Nam, cao su luôn nằm trong top những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

Chủ thể sản xuất – chế biến cao su Việt Nam

Sản xuất kinh doanh cao su ở Việt Nam tập trung chủ yếu tại Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam (VRG). VRG kinh doanh đa ngành, trong đó: hoạt động

trồng, chăm sóc, khai thác chế biến các sản phẩm công nghiệp từ mủ cao su; chế biến gỗ và kinh doanh Khu công nghiệp trên đất cao su chuyển đổi là lĩnh vực hoạt động chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với KHCN. VRG là đơn vị chính cung ứng phần lớn sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước, chiếm tỷ trọng quy mơ trên 70% tồn ngành cao su Việt Nam, là hạt nhân phát triển của cao su Việt Nam. Tại thời điểm 2017, Tập đoàn Cao su trực tiếp quản lý khoảng 411.947 ha. Bên cạnh đó, Tập đồn Cao su còn được Chính phủ giao trách nhiệm phát triển 150.000 ha cao su tại Lào và Campuchia. VRG có tổng số cơng nhân lao động khoảng 124.000 người với Tổng doanh thu năm 2017 ước đạt 22.077 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.395 tỷ đồng. Tuy đây là giai đoạn khó khăn của ngành nhưng thu nhập bình qn của người lao động năm 2017 toàn Tập đoàn vẫn ước đạt 7.180.628 đồng/người/tháng. Bên cạnh sản xuất – chế biến cao su, Tập đoàn Cao su còn phát triển các ngành nghề khác nhằm tận dụng và khai thác các lợi thế, tiềm năng sẵn có để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ” sang “công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ”, từ đó hình thành nên một “Tập đồn kinh tế vững mạnh”, góp phần vào cơng cuộc xây dựng cơng nghiệp hóa đất nước.

Bên cạnh các đơn vị thành viên của Tập đoàn Cao su Việt Nam, còn có các Hộ cao su tiểu điền (trang trại cao su của người dân) và một số doanh nghiệp cao su thuộc UBND Tỉnh thành lập. Diện tích cao su do các chủ thể này quản lý chiếm khoảng 40% tổng diện tích cao su cả nước.

Những doanh nghiệp trồng, khai thác và chế biến cao su thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay đang được niêm yết trên Sàn chứng khốn gồm: Cơng ty CP Cao su Đồng Phú (DPR), Cao su Hòa Bình (HRC), Cao su Phước Hịa (PHR), Cao su Thống Nhất (TNC) và Cao su Tây Ninh (TRC); ngồi ra cịn có các doanh nghiệp khác chưa lên sàn như: Cơng ty, Cao su Bình Long, Cao su Đồng Nai… đều là các đơn vị trực thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam (VRG). Vườn cây của các Công ty này trải dài khắp cả nước (tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ) và một số tỉnh của

Campuchia (Kratie, Siemriep, Kampongthom…) và Lào;

Các doanh nghiệp kinh doanh mủ cao su thiên nhiên hiện nay hầu như đều đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2018 thấp do lo ngại giá cao su tiếp tục giảm sâu, trong khi sản lượng tiêu thụ có thể giảm nhẹ. Tuy nhiên, kỳ vọng sẽ có những diễn biến tích cực trong thời gian tới khi một số nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đang có nhu cầu cao hơn nhiều so với mức đáp ứng trong nước. Cụ thể, ở Trung Quốc sau khi Chính phủ nước này đưa ra biện pháp kích thích nền kinh tế, doanh số ô tô năm 2016 và 2017 đã phục hồi trở lại (dự báo sẽ tăng 5% trong năm 2018), do đó có khả năng tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ cao su (mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại và tồn kho cao su còn ở mức cao).

Tình hình thị trường cao su Việt Nam

Trong năm 2017, giá cao su thiên nhiên bình quân đã có tăng lên sau thời gian dài sụt giảm vừa qua, tuy vẫn chưa cao nhưng đây là kết quả của thực tế nguồn cung cao su toàn cầu vẫn khá ổn định trong khi nhu cầu tiêu thụ đang tăng lại so với trước đây do suy thối kinh tế tồn cầu. Đến cuối năm 2017 giá cao su đã có khởi sắc sau khi 3 nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới tuyên bố sẽ cắt giảm xuất khẩu lên tới 350.000 tấn đến tháng 3/2018 nhằm giải quyết vấn đề giá cao su toàn cầu đi xuống, thông tin này đã tạo áp lực làm tăng giá trên thị trường.

Xuất khẩu cao su thiên nhiên cả năm 2017 của Việt Nam đạt 1,39 triệu tấn tăng 11% về lượng và 35,6% về giá trị so với năm 2016, đạt kim ngạch hơn 2,26 tỷ USD (sau một thời gian dài ngành cao su Việt Nam đã quay trở về mốc này kể từ năm 2011). Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn là những thị trường lớn nhất; đặc biệt là Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất tương ứng 64,6% về lượng và 64% tổng giá trị xuất khẩu.

Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), tuy Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên nhưng hàng năm các doanh nghiệp trong nước vẫn phải nhập khẩu một số loại cao su nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế

biến. Phần lớn cao su nguyên liệu được nhập về để kinh doanh tạm nhập tái xuất và một phần đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất săm lốp ở Việt Nam. Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong năm 2017 lên đến 559.000 tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, tăng 28,5% về lượng và 59,1% về giá trị so với năm 2016. Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong năm 2017 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Thái Lan chiếm 54,5% thị phần. Do cơ cấu chủng loại cao su trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên doanh nghiệp phải nhập khẩu để sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu. Ví dụ, lĩnh vực sản xuất vỏ xe, doanh nghiệp cần sử dụng chủng loại cao su SVR 20, RSS3... nhưng trong cơ cấu ngành cao su thiên nhiên Việt Nam thì những chủng loại này rất thấp. Ngược lại, chủng loại cao su SVL 3L trong cơ cấu ngành cao su thiên nhiên Việt Nam chiếm đến gần 50% thì nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước lại khơng có.

Do vậy, ngành cao su vẫn tồn tại một nghịch lý là xuất khẩu nhiều với giá trị thấp, nhưng lại tăng nhập khẩu cao su phục vụ chế biến sâu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV cao su phú riềng giai đoạn 2017 2022 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)