2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cao su Phú Riềng
2.3.2.1. Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty
Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh đã trình bày trong chương 1, một
danh mục sơ bộ 36 tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh được cân nhắc, lựa chọn.
Danh mục tiêu chí được đưa ra thảo luận với nhóm chun gia 8 người của Cơng ty Cao su Phú Riềng (Thiết kế thảo luận chuyên gia được trình bày trong Phụ lục 1). Các chuyên gia đã phân tích, đánh giá mức độ quan trọng của từng tiêu chí và gút lại 14 tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của Cơng ty Cao su Phú Riềng với các doanh nghiệp cùng ngành như sau:
1. Năng lực quản lý kinh doanh 2. Chất lượng sản phẩm
3. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao 4. Quy mô sản xuất
5. Thương hiệu 6. Năng lực tiếp thị
7. Năng lực thương mại điện tử 8. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 9. Hệ thống phân phối
10. Cơ sở chế biến gần thị trường lớn
11. Năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới 12. Trình độ cơng nghệ chế biến
13. Giá thành so với các đối thủ chính
14. Khả năng về tài chính cho các dự án SXKD
Trên cơ sở các tiêu chí được chọn, 2 bảng phỏng vấn được xây dựng để khảo sát ý kiến chuyên gia ngành cao su làm rõ 2 vấn đề:
Thứ nhất, mức độ quan trọng của các tiêu chí (được đo bằng thang đo 5 bậc):
- Mức độ rất quan trọng: 5 điểm - Mức độ quan trọng: 4 điểm
- Mức độ bình thường: 3 điểm - Mức độ ít quan trọng: 2 điểm - Mức độ rất ít quan trọng: 1 điểm
Thứ hai, năng lực của các doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài
theo từng tiêu chí như thế nào (được đo bằng thang đo 4 bậc theo nguyên lý quản trị chiến lược của Fred David):
Năng lực Yếu : 1 điểm
Năng lực Trung bình: 2 điểm
Năng lực Mạnh : 3 điểm
Năng lực Rất mạnh: 4 điểm
2 bảng hỏi về 2 vấn đề trên được chuyển đến các đối tượng khảo sát (thuộc 4 công ty cao su đã chọn) để lấy ý kiến đóng góp. Trên cơ sở đó, các bảng hỏi được điều chỉnh phù hợp với mục đích cần đo lường và thực tế của các Công ty cao su.