Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (DORUCO)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV cao su phú riềng giai đoạn 2017 2022 (Trang 55)

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cao su Phú Riềng

2.3.1.1. Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (DORUCO)

Tiền thân của Cao su Đồng Phú là đồn điền cao su Thuận Lợi của cơng ty Michelin (Pháp), được hình thành vào tháng 6/1927. Diện tích vườn cây của Cao su Đồng Phú nằm trong vùng cao su truyền thống đã được người Pháp quy hoạch. Công ty CP Cao su Đồng Phú được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước từ ngày 28/12/2006 và được niêm yết trên sàn giao dịch của Sở chứng khoán TP.HCM vào ngày 30/11/2007 với mã chứng khoán là DPR.

Theo Báo cáo tài chính năm 2017 (đã được Kiểm tốn), cơng ty có tổng tài sản là 2.212.375.429.230 đồng, trong đó vốn điều lệ là 430.000.000.000 đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 242 tỷ đồng. Vườn cây cao su của công ty tập trung chủ yếu ở huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) với tổng diện tích khoảng hơn 9.000 ha (vườn

cây đang khai thác khoảng 7.000 ha).

Công ty có hai nhà máy chế biến với công nghệ của Malaysia và tập đoàn Wesftalia (CHLB Đức):

- Nhà máy chế biến Tân Lập: Chuyên sản xuất mủ Latex (kem) công suất 6.000 tấn/năm.

- Nhà máy chế biến Thuận Phú: Chuyên sản xuất mủ khối SVR L, SVR 3 L, SVR 10, SVR 20, SVR CV50, SVR CV60 với công suất 16.000 tấn/năm.

Bảng 2.3 Cơ cấu sản phẩm cao su sơ chế năm 2017 của Cao su Đồng Phú

Sản phẩm mủ SVR 3L SVR L SVR 10 SVR 20 Latex Skim

Sản lượng (tấn) 3.468 3.988 2.965 1.047 5.250 624

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Cơng ty CP Cao su Đồng Phú)

Trong năm 2017, Cao su Đồng Phú đã sản xuất được hơn 17.000 tấn mủ; trong cơ cấu sản phẩm mủ của công ty, các chủng loại của mủ khối SVR và mủ kem (chiếm khoảng 30%) được sản xuất nhiều nhất, chủ yếu được sử dụng để sản xuất hàng tiêu dùng như: nệm, găng tay (y tế, kỹ thuật). Công ty đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, sản phẩm của công ty đã cung cấp được cho các Tập đoàn chế tạo vỏ xe hàng đầu thế giới như Michelin, Mitsubishi… sản phẩm được xuất khẩu trực tiếp đi các nước như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Canada, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc...

Ngoài khai thác và sơ chế mủ cao su thiên nhiên, công ty đã sản xuất ra được những sản phẩm nệm, gối cao su mang thương hiệu Dorufoam theo tiêu chuẩn MS679: 1999 dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Đức, công nghệ sản xuất của Malaysia và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2015; hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001:2007. Với ưu thế về nguồn nguyên liệu cao su, công nghệ sản xuất tiên tiến, chất lượng ổn định, giá cả hợp lý; thương hiệu Dorufoam của công ty đã chinh phục được khách hàng và có mặt tại các cửa hàng và đại lý bán hàng trải dài từ Nam ra Bắc.

Tuy tổng sản lượng sản xuất của Cao su Đồng Phú không lớn bằng Công ty Phú Riềng và Cao su Phước Hòa (có năng suất vườn cây rất cao đạt gần 2,1 tấn/ha), nhưng cơ cấu tổng doanh thu của Cao su Đồng Phú lại khá đa dạng như: thu từ bán sản phẩm sản xuất từ mủ cao su, chăn nuôi bò, cấp nước cho khu dân cư, cho thuê đất khu công nghiệp (quy mô 186 ha) và khu dân cư Cao su Đồng Phú (quy mô 38 ha); đầu tư góp vốn đề thành lập các cơng ty chế biến gỗ... Điều nay góp phần giúp cơng ty giảm sự phụ thuộc vào một lĩnh vực hoạt động và luôn chủ động trước thay đổi của thị trường.

2.3.1.2. Cơng ty Cổ phần Cao su Phước Hịa

Cao su Phước Hòa tiền thân là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày miền Nam giải phóng đổi tên là Nơng trường Cao su Phước Hòa. Năm 1982, Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo Quyết định số 142/NN/QĐ ngày 04/3/1993 của Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn). Công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần vào ngày 03/3/2008 và được niêm yết trên sàn giao dịch của Sở chứng khoán TP.HCM vào ngày 04/8/2009 với mã chứng khoán là PHR.

Theo Báo cáo tài chính đã được Kiểm tốn, năm 2017 cơng ty có tổng tài sản là 2.973.072.749.285 đồng, trong đó vốn điều lệ: 813.000.000.000 đồng, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 418 tỷ đồng.

Cao su Phước Hòa là một trong các đơn vị có diện tích lớn của ngành cao su Việt Nam, vườn cây của công ty chủ yếu nằm ở huyện Phú Giáo và Bến Cát (tỉnh Bình Dương); cơng ty có sản lượng cao su sản xuất hàng năm lớn do ngoài lượng mủ khai thác được, cơng ty cịn tổ chức thu mua mủ nguyên liệu về chế biến rất lớn (chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm sản xuất). Cơng ty có 3 nhà máy chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế khoảng 27.000 tấn/năm, bao gồm:

- Nhà máy chế biến Bố Lá: công suất 6.000 tấn/năm (sơ chế mủ cốm); - Nhà máy chế biến mủ ly tâm: công suất 3.000 tấn/năm;

Trong năm 2017 Cao su Phước Hòa đã sản xuất được 32.247 tấn mủ:

Bảng 2.4 Cơ cấu sản phẩm cao su sơ chế năm 2017 của Cao su Phước Hòa

Sản phẩm mủ SVR CV 50 SVR CV 60 SVR 3L SVR L SVR 5 SVR 10 SVR 20 SVR 5S Latex Ngoại lệ Sản lượng 2.582 14.655 4.426 718 156 4.314 594 1.633 2.469 700

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Cơng ty CP Cao su Phước Hịa)

Trong cơ cấu sản xuất sản phẩm mủ cao su của Công ty, chủ yếu là mủ SVR CV 50 và SVR 60 (chiếm 50% tổng sản phẩm). Loại mủ này chủ yếu được dùng để sản xuất mặt hông lốp xe, mặt vợt bóng bàn… phù hợp với định hướng đến việc cung cấp được sản phẩm cho các công ty sản xuất lốp xe hàng đầu của Cao su Phước Hòa trong tương lai. Sản phẩm của công ty xuất khẩu đi khắp các thị trường trên thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Brazil…

Ngoài ra, Cao su Phước Hòa còn đầu tư góp vốn vào các cơng ty Thủy Điện ở Tây Nguyên và miền Trung; các công ty quản lý cho thuê Khu công nghiệp và các dự án trồng cao su ở Tây Bắc và Campuchia.

Hiện nay bên cạnh trồng cây cao su, Cao su Phước Hịa đang tiến hành trồng thí điểm cây chuối theo tiêu chuẩn nông nghiệp công nghệ cao để xuất khẩu. Dự kiến trong giai đoạn sắp tới Cao su Phước Hịa sẽ bàn giao một phần diện tích cao su về tỉnh Bình Dương để mở các Khu cơng nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cao su của công ty trong tương lai.

2.3.1.3. Cơng ty TNHH MTV Cao su Bình Long

Cao su Bình Long được thành lập vào 7/1975, là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục Cao su; sau chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV theo Quyết định số 176/QĐ-HĐQTCSVN ngày 21/6/2010 của Chủ tịch HĐQT VRG. Cơng ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2010 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do tỉnh Bình Phước cấp. Theo Báo cáo tài chính đã được Kiểm toán năm 2017, Cơng ty có tổng tài sản là 1.961.646.738.253 đồng, trong đó vốn điều lệ là

486.659.306.758 đồng, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 364 tỷ đồng.

Vườn cây của Cao su Bình Long tập trung chủ yếu ở Thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) với tổng diện tích khoảng 15.000 ha (vườn cây khai thác: 12.627 ha). Cơng ty có 1 trạm xử lý nước thải 500 m3/ngày và 2 Nhà máy chế biến với tổng công suất gần 30.000 tấn/năm với thiết bị và quy trình cơng nghệ từ Malaysia:

- Nhà máy chế biến 30/4: có cơng suất 16.000 tấn/năm; - Nhà máy chế biến Quản Lợi: có cơng suất 13.500 tấn/năm.

Bảng 2.5 Cơ cấu sản phẩm cao su sơ chế năm 2017 của Cao su Bình Long Sản Sản phẩm mủ SVR CV 50 SVR CV 60 SVR 3L SVR 5S SVR 5 SVR 10 RSS Crem Khác Sản lượng 29 1.573 10.777 20 153 3.183 388 5.309 578

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Cơng ty TNHH MTV Cao su Bình Long)

Cơ cấu sản phẩm sản xuất của Cao su Bình Long chiếm chủ yếu là mủ SVR 3L (chiếm gần 50% tổng sản phẩm) được dùng để sản xuất các sản phẩm đòi hỏi tính đàn hồi cao, chịu mài mòn cao và có độ bền cao như: lốp xe ơ tơ, dây đai, dây cáp điện… Sản phẩm mủ cao su xuất khẩu của Công ty chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm sản xuất, chủ yếu sang các nước: Pháp, Đức, Anh, Cộng hòa Séc, Slovakia, Liên Bang Nga, Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc… sản phẩm của Công ty được cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và hệ thống quản lý mơi trường ISO 14001:2015.

Ngồi lĩnh vực chính là sản xuất cao su, Cao su Bình Long còn đầu tư, góp vốn vào các Cơng ty về quản lý Khu công nghiệp và xây dựng cầu đường trên địa bàn tỉnh Bình Phước; các Cơng ty chế biến gỗ…

Công ty Cao su Đồng Phú, Phước Hịa và Bình Long đều là các đơn vị thành viên của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam; có trụ sở và vườn cây đứng chân trên địa bàn các huyện của tỉnh Bình Dương và Bình Phước; có thời gian hoạt động lâu đời, quy mô lớn trong ngành, tỷ trọng xuất khẩu cũng khá giống nhau (từ 31-

40% tổng sản phẩm) và cùng lĩnh vực hoạt động với Công ty Cao su Phú Riềng.

2.3.2. Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của Cơng ty và các đối thủ

2.3.2.1. Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty

Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh đã trình bày trong chương 1, một

danh mục sơ bộ 36 tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh được cân nhắc, lựa chọn.

Danh mục tiêu chí được đưa ra thảo luận với nhóm chun gia 8 người của Cơng ty Cao su Phú Riềng (Thiết kế thảo luận chuyên gia được trình bày trong Phụ lục 1). Các chuyên gia đã phân tích, đánh giá mức độ quan trọng của từng tiêu chí và gút lại 14 tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của Công ty Cao su Phú Riềng với các doanh nghiệp cùng ngành như sau:

1. Năng lực quản lý kinh doanh 2. Chất lượng sản phẩm

3. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao 4. Quy mô sản xuất

5. Thương hiệu 6. Năng lực tiếp thị

7. Năng lực thương mại điện tử 8. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 9. Hệ thống phân phối

10. Cơ sở chế biến gần thị trường lớn

11. Năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới 12. Trình độ cơng nghệ chế biến

13. Giá thành so với các đối thủ chính

14. Khả năng về tài chính cho các dự án SXKD

Trên cơ sở các tiêu chí được chọn, 2 bảng phỏng vấn được xây dựng để khảo sát ý kiến chuyên gia ngành cao su làm rõ 2 vấn đề:

Thứ nhất, mức độ quan trọng của các tiêu chí (được đo bằng thang đo 5 bậc):

- Mức độ rất quan trọng: 5 điểm - Mức độ quan trọng: 4 điểm

- Mức độ bình thường: 3 điểm - Mức độ ít quan trọng: 2 điểm - Mức độ rất ít quan trọng: 1 điểm

Thứ hai, năng lực của các doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài

theo từng tiêu chí như thế nào (được đo bằng thang đo 4 bậc theo nguyên lý quản trị chiến lược của Fred David):

 Năng lực Yếu : 1 điểm

 Năng lực Trung bình: 2 điểm

 Năng lực Mạnh : 3 điểm

 Năng lực Rất mạnh: 4 điểm

2 bảng hỏi về 2 vấn đề trên được chuyển đến các đối tượng khảo sát (thuộc 4 công ty cao su đã chọn) để lấy ý kiến đóng góp. Trên cơ sở đó, các bảng hỏi được điều chỉnh phù hợp với mục đích cần đo lường và thực tế của các Công ty cao su.

2.3.2.2. Triển khai khảo sát Năng lực cạnh tranh của Công ty

Trên cơ sở đã xây dựng được 2 bảng phỏng vấn chuyên gia, một cuộc khảo sát về năng lực cạnh tranh của Công ty Cao su Phú Riềng và các công ty cạnh tranh được tiến hành.

Công việc khảo sát được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia theo bảng hỏi. Các chuyên gia được lựa chọn là những người am hiểu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cao su, hiện đang công tác tại Công ty Cao su Phú Riềng, Cao su Đồng Phú, Cao su Bình Long và Cao su Phước Hòa. Trên cơ sở thảo luận với Lãnh đạo phòng Tổ chức của các Cơng ty theo tiêu chí “Những người am

hiểu về năng lực cạnh tranh của 4 công ty là đối tượng khảo sát, 56 chuyên gia đã

được lựa chọn từ danh sách cán bộ chủ chốt của 4 công ty nêu trên. Thành phần chuyên gia có:

- Ban giám đốc

- Các trưởng/ phó phịng

- Các giám đốc xí nghiệp trực thuộc

Trên cơ sở danh sách được chọn, 4 cuộc thảo luận chuyên gia được tiến hành tại văn phòng 4 Cơng ty (các nhóm chun gia được phỏng vấn riêng).

Nội dung thảo luận tập trung làm rõ 2 khía cạnh:

1) Tầm quan trọng của các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh.

2) Năng lực cạnh tranh theo từng tiêu chí, của 4 Cơng ty nghiên cứu (Phú Riềng, Đồng Phú, Bình Long và Phước Hịa)

Sau thảo luận, các chuyên gia đã cho ý kiến vào 2 bảng khảo sát bằng phương pháp cho điểm theo quy định. Số bảng hỏi thu được đáp ứng yêu cầu là 39, trên tổng số 56 bảng phỏng vấn đã phát (cho 4 nhóm chuyên gia của 4 Công ty).

2.3.2.3. Xử lý dữ liệu khảo sát

Dữ liệu thu thập được từ các chuyên gia được sử dụng để tính tốn 2 tham số quan trọng của ma trận hình ảnh cạnh tranh.

a. Tính trọng số của các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh (hệ số quan trọng của các tiêu chí), như sau:

- Tính điểm thể hiện tầm quan trọng của các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cao su Việt Nam bằng cách lấy trung bình điểm số 39 chuyên gia đánh giá từng tiêu chí

- Tính trọng số (hệ số quan trọng của các tiêu chí) theo công thức:

Trọng số của tiêu chí Tn = Điểm quan trọng của tiêu chí

Tổng điểm quan trọng của 14 tiêu chí

(tổng trọng số của 14 tiêu chí đo lường bằng 1)

b. Tính điểm năng lực cạnh tranh theo từng tiêu chí, của 4 Công ty nghiên cứu

Trên cơ sở dữ liệu khảo sát, điểm năng lực cạnh tranh của từng Công ty được tính cho từng tiêu chí bằng phương pháp trung bình (trung bình điểm số của 39 chuyên gia).

Các dữ liệu trên được tích hợp để tính tốn và hình thành ma trận hình ảnh cạnh tranh (gọi tắt là ma trận cạnh tranh) của Công ty Cao su Phú Riềng.

2.3.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Cơng ty và các đối thủ

Dữ liệu thu thập từ phỏng vấn chuyên gia được xử lý thống kê và tính tốn các tham số để xây dựng Ma trận hình ảnh cạnh tranh như sau:

Bảng 2.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Cơng ty và các đối thủ

(Nguồn: Khảo sát của tác giả 5/2017)

Nhận xét: Qua Ma trận hình ảnh cạnh tranh, dựa vào tổng điểm quan trọng chúng ta có thể xếp hạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp như sau:

1) Công ty Cao su Phú Riềng : 3,273 điểm; 2) Cơng ty Cao su Phước Hịa : 3,140 điểm; 3) Cơng ty Cao su Bình Long : 2,998 điểm; 4) Công ty Cao su Đồng Phú : 2,910 điểm.

Các tiêu chí năng lực cạnh tranh

Trọng số

Phú Riềng Đồng Phú Bình Long Phước Hịa Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

1. Giá thành so với đối thủ 0,084 3,6 0,30 2,4 0,20 2,4 0,20 3,1 0,26

2. Thương hiệu 0,082 3,3 0,27 3,1 0,25 2,8 0,23 2,9 0,24 3. Chất lượng sản phẩm 0,081 3,3 0,27 3,1 0,25 3,0 0,24 3,4 0,28 4. Năng lực tiếp thị 0,077 3,4 0,26 2,9 0,22 3,0 0,23 3,9 0,30 5. Trình độ cơng nghệ chế biến 0,077 3,0 0,23 3,6 0,28 3,3 0,25 3,0 0,23 6. Năng lực R-D 0,077 2,7 0,21 2,9 0,22 2,6 0,20 2,7 0,21 7. Năng lực quản lý 0,073 3,8 0,28 3,1 0,23 3,3 0,24 3,6 0,26

8. Năng lực thương mại điện tử 0,070 3,1 0,22 2,7 0,19 3,4 0,24 3,0 0,21

9. DV chăm sóc khách hàng 0,068 3,6 0,25 2,9 0,20 3,4 0,23 3,1 0,21

10. Hệ thống phân phối 0,068 3,1 0,21 2,7 0,18 3,0 0,20 3,0 0,20

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV cao su phú riềng giai đoạn 2017 2022 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)