7. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương
1.3.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh
Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo tăng hộ khá đến hết năm 2015 của huyện Củ Chi, một số kết quả đạt được và các hạn chế gặp phải như sau:
Thành công: kết thúc bước 1 chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai
đoạn 3 (2009 – 2015), tồn huyện có 9.253 hộ vượt chuẩn nghèo 12 triệu đồng/người/năm, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 28,4% đầu năm 2009 xuống còn 19,58% vào cuối năm 2010; khơng cịn hộ có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm. Năm 2011, huyện đã trợ giúp 6.422 hộ vượt nghèo, nâng thu nhập cho 9.940 hộ, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,58% xuống còn 13,3% với 12.589 hộ so với tổng số hộ dân vào cuối năm 2011. Tiếp tục nỗ lực thoát nghèo, trong năm 2012, huyện đã trợ giúp 5.096 hộ vượt nghèo, nâng thu nhập cho 5.504 hộ, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 13,3% xuống còn 7,95% với 7.504 hộ. Tính đến ngày 31/12/2013, tồn huyện cịn 1.572 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,66% tổng số hộ dân, cơ bản khơng cịn hộ thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/người/năm, hoàn thành trước kế hoạch đã đề ra, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ trong chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 3 (2009 – 2015).
Hạn chế: Tuy nhiên, xét về các chiều tiếp cận dịch vụ xã hội, Củ Chi còn
gặp nhiều khó khăn. Tuyến đường Tỉnh lộ 15 là trục chính của huyện dài 33km nhưng có mặt đường hẹp, khơng có cống thốt nước trong khi lượng xe lưu thông đông nên không đảm bảo an tồn giao thơng và gây ơ nhiễm môi trường. Tỉnh lộ 8 đã có chủ trương nâng cấp nhưng hiện vẫn chưa được triển khai. Trong khi đó, nhiều khu cơng nghiệp tại huyện khơng được lấp đầy, khó thu hút đầu tư là do ách tắc giao thơng, khơng có giao thơng kết nối các khu công nghiệp. Về sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp của Củ Chi thấp do khoảng 10.000ha đất nông nghiệp dọc sông Sài Gịn, kênh Đơng hiệu quả khai thác rất thấp, kéo giá trị sản xuất nơng nghiệp của Củ Chi xuống. Huyện có 32 hợp tác xã, trong đó có 27 hợp tác xã nơng nghiệp. Trên thực tế, số đơn vị hoạt động ở mức tốt trở lên có khoảng 50%, số cịn lại hoạt động cầm chừng.
Nguyên nhân: Đối với các thành công đạt được, huyện đã chỉ đạo thực hiện
công tác giảm nghèo theo phương châm cuốn chiếu, tập trung rà sốt thực trạng hộ nghèo, phân nhóm thu nhập hộ nghèo trong danh sách. Một mặt rà soát lập danh
sách hộ nghèo đặc biệt khó khăn khơng khả năng nâng thu nhập để theo dõi riêng, thực hiện các giải pháp phù hợp, không để giảm sút mức sống hiện tại của các hộ, nâng đời sống hộ dân ngày càng cao hơn nữa. Trên cơ sở đó, huyện chủ trương phát huy việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, chú trọng đến công tác giải quyết việc làm kết hợp với phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, ngun liệu tại chỗ, có chính sách đầu tư các đơn vị sản xuất công nghiệp nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Các khu công nghiệp tập trung cũng đã thu hút nhiều đơn vị đến đầu tư giải quyết việc làm ổn định cho số lao động trẻ. Thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội gắn liền với việc xây dựng mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo – hộ nghèo cũng như thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động nghèo sử dụng xe 3 – 4 bánh tự chế. Đặc biệt, đã kịp thời hỗ trợ vốn cho các hộ từ nguồn quỹ giảm nghèo, nguồn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nguồn tín dụng của các đồn thể. Ngồi ra huyện cịn hỗ trợ miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế, xây dựng nhà ở cho dân nghèo thơng qua các chương trình xây dựng nhà tình thương, cho vay vốn trả góp để xóa nhà tranh tre. Các đoàn thể xã hội như Hội Cựu Chiến Binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên tạo mọi điều kiện, huy động mọi tiềm lực trong hội viên, đoàn viên của mình để chăm lo cho nhau bằng các phong trào như: “liên kết vốn”, “người có giúp người khó”, “vì người nghèo”, “giúp nhau làm kinh tế gia đình”; phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phân công cán bộ theo dõi, nhắc nhở giúp đỡ bà con làm ăn có hiệu quả.
Huyện Củ Chi cũng thực hiện các giải pháp thường xuyên nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói cho các cấp, các ngành và mọi người dân đặc biệt là người nghèo và xã nghèo; công tác xã hội hóa hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là xã hội hóa về nguồn lực, nhân lực và vật lực ngày càng được đẩy mạnh; cơ chế phân bổ ngân sách cơng bằng, minh bạch và có tính khuyến khích cao đã tạo điều
kiện cho các xã chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn khác, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình; sự tham gia giám sát của mặt trận, các đoàn thể ở cơ sở, người dân, đặc biệt là người nghèo, phụ nữ cũng chính là các yếu tố tạo nên thành tựu giảm nghèo trên địa bàn huyện Củ Chi.
Đối với các hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân chủ yếu là yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, lại gặp phải sự chồng chéo trong quy hoạch, kinh phí giải tỏa, đền bù cao trong khi ngân sách địa phương và hỗ trợ không đủ đáp ứng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các chủ nhiệm hợp tác xã hầu hết xuất thân từ nông dân khi làm ăn với doanh nghiệp không bắt nhịp được. Các hợp tác xã hoạt động manh mún, nông dân chưa yên tâm.