7. Kết cấu của luận văn
2.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
Thứ nhất, việc quản lý cư dân, thông tin tuyên truyền, triển khai các hoạt động giảm nghèo trên địa bàn quận Bình Tân cịn lúng túng, gặp khó khăn
Năm 2016, do là năm đầu tiên triển khai chương trình giảm nghèo bền vững theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều nên công tác thông tin tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng. Một bộ phận cán bộ làm công tác giảm nghèo và người dân chưa tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ thông tin về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới. Một số người vẫn còn nghĩ về chuẩn hộ nghèo và cách làm giảm nghèo theo tiêu chí thu nhập đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc triển khai các hoạt động giảm nghèo bền vững theo phương pháp đa chiều của Thành phố còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian đầu. Vai trò của một số thành viên Ban giảm nghèo chưa thể hiện rõ trong nhiệm vụ chủ trì, tham mưu xây dựng kế hoạch chỉ tiêu kép giảm các chiều nghèo về mặt xã hội. Công tác khảo sát, lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo về các chiều thiếu hụt đầu kỳ có nhiều thơng tin chưa chính xác dẫn đến việc xác định sai nhóm đối tượng hộ nghèo; phần mềm xử lý dữ liệu và quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020 được Thành phố xây dựng theo phương pháp đa chiều nên trong q trình vận hành thường xun có sự điều chỉnh, bổ sung và nâng cấp phù hợp nên dẫn đến tiến độ cập nhật, báo cáo còn chậm và chưa đầy đủ.
Thứ hai, việc huy động các nguồn lực giảm nghèo trên địa bàn quận Bình Tân cịn hạn chế.
Đến cuối năm 2016, nguồn vốn xóa đói giảm nghèo quận đang quản lý chỉ khoảng 29 tỉ đồng, trong khi phải giải quyết nhiều chương trình hỗ trợ về giáo dục, bảo hiểm, việc làm, nhà ở, thông tin. Phần lớn nguồn lực đến từ nguồn xã hội hóa như Quỹ Vì người nghèo (chi hơn 5 tỷ đồng trong năm 2016), Qũy Hội cựu chiến
binh (chi hơn 1 tỷ đồng trong năm 2016), các nguồn đến từ doanh nghiệp tài trợ trực tiếp cho hộ nghèo (như công ty TNHHH Pouyen Việt Nam hỗ trợ nhà ở 40 triệu đồng/căn), vận động góp hỗ trợ học bổng, vay vốn từ mạnh thường quân với số tiền hơn 2,1 tỷ đồng (Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Báo cáo Giảm nghèo bền vững 01/2017). Vì phải đảm bảo giảm nghèo ở nhiều chiều khác nhau vì vậy khi nguồn lực tài chính của quận Bình Tân có hạn thì khả năng đáp ứng đầy đủ cho việc cải thiện tình trạng ở các chiều là chậm và dàn trải có thể dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả. Có những chiều địi hỏi kinh phí lớn để cải thiện như y tế, nhà ở nên quận Bình Tân khó có thể giảm thiểu số hộ nghèo nhanh nếu khơng có sự đóng góp từ xã hội hóa hay hỗ trợ ngân sách của cấp trên. Mặt khác, với việc phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn xã hội hóa, địi hỏi các cơ quan, đoàn thể của quận chịu nhiều áp lực trong việc duy trì và thu hút nhiều hơn nguồn lực này để đảm bảo đáp ứng các nguồn chi thực hiện chính sách. Đây là một việc khó do phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, xã hội nói chung và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận. Các nguồn lực để thực hiện chính sách giảm nghèo thực sự không đáp ứng đủ nhu cầu của địa phương cũng như địa phương không thể chủ động trong việc sử dụng ngân sách thực hiện chính sách giảm nghèo. Thực tiễn nêu trên cho thấy các nguồn lực chính thức từ nhà nước chỉ đủ đáp ứng các chương trình cơ bản như trợ cấp thu nhập, cho vay vốn sản xuất, hỗ trợ bảo hiểm và giáo dục. Các hoạt động khác đều dựa trên nguồn kinh phí xã hội hóa. Đây là khó khăn chung do sự có hạn của ngân sách, tuy nhiên cũng sẽ tạo ra những trở ngại khi thực hiện các giải pháp giảm nghèo tại địa phương. Hơn nữa, hoạt động các khoản kinh phí cũng phụ thuộc vào trung ương nên quận Bình Tân không thể chủ động để đáp ứng một cách linh hoạt, nhanh cho các hoạt động giảm nghèo tại địa phương.
Thứ ba, nhân sự thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn quận Bình Tân cịn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ và năng lực
Nhân sự chủ yếu là kiêm nhiệm (gồm Phó chủ tịch và các trưởng phòng, ban liên quan) khơng chun trách, có những thay đổi liên tục do công tác, nhiệm vụ
khác vì vậy khơng thể đảm bảo nguồn nhân lực đầy đủ và chuyên trách cho hoạt động giảm nghèo. Một mặt, do tính khơng chun trách, nên chuyên môn nghiệp vụ về việc thực hiện các hoạt động giảm nghèo của các cán bộ, chuyên viên không đảm bảo. Điều này khiến cho việc triển khai, thực hiện và kiểm tra các chính sách giảm nghèo cũng như việc tiếp cận, đo lường, đánh giá hộ nghèo tại quận Bình Tân chưa đạt hiệu quả mong muốn như trong các kế hoạch đề ra. Mặt khác, vì phải đảm bảo giảm nghèo ở nhiều chiều khác nhau vì vậy khi nguồn lực nhân sự của quận Bình Tân có hạn thì khả năng đáp ứng đầy đủ cho việc cải thiện tình trạng ở các chiều là chậm và không kịp thời theo dõi, kiểm tra, giám sát đầy đủ và chính xác việc thực hiện các chính sách giảm nghèo. Thành viên Ban giảm nghèo phường và cán bộ chuyên trách giảm nghèo có nhiều thay đổi nên ảnh hưởng đến việc tiếp cận, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều ở cấp phường.
Thứ tư, cơ sở vật chất, hạ tầng trên địa bàn quận Bình Tân chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân
Tình trạng cơ sở vật chất cho hệ thống y tế, giáo dục, thông tin, giao thơng cịn nhiều hạn chế. Mặc dù có những chỉnh trang đơ thị song vẫn cịn tình trạng đường sá hư hỏng ngập lụt. Với tốc độ tăng dân số cơ học nhanh (trên 16%/năm) và mật độ dân số cao (trên 14.000 người/km2) thì các cơ sở hạ tầng hiện tại trở nên quá tải. Mặt khác, nguồn kinh phí phát triển hạ tầng như đường sá, trường học, bệnh viện…phụ thuộc vào các quyết định và ngân sách của Ủy ban Tp. Hồ Chí Minh do đó chậm triển khai và thực hiện trên thực tế. Qua đó, cho thấy các vấn đề cơ sở hạ tầng cịn chưa đáp ứng kịp các tiêu chuẩn đơ thị nên hạn chế khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ xã hội cơ bản này nên ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách giảm nghèo tại địa phương. Điều này khiến cho các vấn đề xã hội của chính sách giảm nghèo dễ rơi vào tình trạng khó quản lý và đánh giá hiệu quả. Với số lượng gia tăng dân số nhanh, khó dự báo, đặc biệt là dân nhập cư, quận sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng tương xứng với sự gia tăng
dân số. Đồng thời, do những giới hạn không đổi về diện tích đất đai, diện tích hạ tầng nên chắc chắn sẽ phải chịu sự q tải vì dân số khơng ngừng gia tăng. Điều này khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, thông tin của người dân càng ngày càng hạn chế nên việc xây dựng các kế hoạch nhằm gia tăng mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ xã hội này càng trở nên khó khả thi.
Thứ năm, tình trạng tái nghèo trên địa bàn quận Bình Tân rất dễ xảy ra do những biến động về kinh tế - xã hội
Một mặt, do quận Bình Tân xác định chuyển đổi cơ cấu kinh tế tập trung vào cơng nghiệp và dịch vụ nên có thể dẫn đến những khó khăn cho các hộ có thu nhập sống bằng các ngành nghề từ nơng nghiệp. Diện tích đất nơng nghiệp của quận bị thu hẹp còn 915 ha (1/5 diện tích) để chuyển đổi sang đất ở, đất sản xuất công nghiệp khiến cho một số hộ rơi vào tình trạng khơng có đất sản xuất. Đồng thời, các hộ này vẫn chưa được trang bị các kĩ năng nghề nghiệp, trình độ chun mơn hoặc khơng phù hợp cho các ngành nghề mới phù hợp với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ tại quận. Điều này cũng khiến cho quận Bình Tân gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tự tạo việc làm cho các hộ vì khơng tìm được ngành nghề thật sự phù hợp để giúp các hộ thoát nghèo. Một vấn đề kinh tế xã hội mà quận Bình Tân phải đối mặt là tốc độ gia tăng dân số nhanh (trung bình trên 16%/năm), với dân số hiện tại trên 700.000 người. Không chỉ gia tăng dân số tự nhiên, số lượng dân nhập cư càng ngày càng tăng. Điều này tạo áp lực cơ sở hạ tầng về giao thông, trường học, y tế, nhà ở của quận không đủ đáp ứng gia tăng dân số, dẫn đến sự thiếu hụt của người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản này. Với thành phần dân nhập cư đơng, quận Bình Tân có nhiều khó khăn trong việc quản lý dân cư, tạo việc làm cho các hộ nhập cư thiếu vốn, thiếu kĩ năng làm việc và trình độ chun mơn. Vốn hỗ trợ người nghèo sản xuất kinh doanh phải dàn trải hơn để đáp ứng cho số lượng dân cư ngày càng gia tăng, dẫn đến sự thiếu hiệu quả. Điều này thể hiện qua các thống kê về tình trạng dư nợ của các quỹ hỗ trợ người nghèo. Tính đến năm 2016, có 05 hộ nợ quá hạn, 133 hộ phải khoanh nợ với số tiền lên đến 1 tỷ đồng (Ủy ban nhân
dân quận Bình Tân, Báo cáo Giảm nghèo bền vững 01/2017). Điều này xuất phát từ hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm và vốn sản xuất kinh doanh không đúng mục đích, khơng phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế nên đòi hỏi cơ quản quản lý nhà nước tại quận Bình Tân phải chú trọng hơn cho cơng tác này. Vẫn cịn nhiều hộ dân có tâm lý ỷ lại, thiếu hoặc khơng có tinh thần tự chủ, tự lực thốt nghèo. Điều này gây ra các khó khăn trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo của địa phương. Một mặt tạo ra gánh nặng kinh phí hỗ trợ do các hộ có tâm lý ỷ lại, trục lợi từ chính sách. Mặt khác tạo ra hiệu ứng tâm lý tiêu cực cho các hộ khác có hồn cảnh tương tự. Một số hộ nghèo trong tình trạng nhân khẩu là người cao tuổi, người khơng có khả năng lao động nên chủ yếu phụ thuộc vào nguồn trợ cấp, không thể tạo ra thu nhập để thốt nghèo. chi phí sinh hoạt gia tăng theo độ tuổi nên khơng có khả năng tích lũy thu nhập. Khu vực Tp. Hồ Chí Minh là địa phương tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh, đặc biệt là các khu vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Do đó, trong bối cảnh quận Bình Tân tập trung vào công nghiệp, dịch vụ thì các hộ nghèo thiếu trang bị về nghề nghiệp, trình độ sẽ khơng theo kịp đà phát triển của xã hội cũng như mức sống xã hội tăng quá nhanh khiến thu nhập thực tế của các hộ vừa thoát nghèo khơng đủ đáp ứng sự gia tăng đó. Từ đó thu nhập thực tế bị giảm sút, khơng đủ khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội khác cũng như tạo ra tâm lý chây ỳ, chán nản dẫn đến khơng thể thốt nghèo hoặc thoát nghèo một cách bền vững.
Mặt khác, quận Bình Tân sẽ gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện kéo giảm các chiều thiếu hụt khác của người nghèo như: về nhà ở, bảo hiểm xã hội, đào tạo nghề; trình độ giáo dục của người lớn đây là những chiều nghèo khó thực hiện do tính chất phức tạp địi hỏi cần có sự phối hợp giữa nhiều phịng ban, đồn thể liên quan; sự tập trung quyết liệt của cấp phường; thời gian thực hiện hỗ trợ lâu dài và nhất là phải vận động được sự đồng thuận tự nguyện tham gia của người nghèo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày thực trạng giảm nghèo tại địa bàn quận Bình Tân trong giai đoạn 2009 – 2017. Thực tế cho thấy các cơ quan quản lý địa phương đã có những động thái tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ từ các cấp để thực hiện các chính sách gia tăng thu nhập cho hộ nghèo cũng như mở rộng khả năng thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, tiếp cận thơng tin cho người nghèo. Xét riêng chiều thu nhập, quận Bình Tân khơng cịn hộ nghèo có thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm.
Tuy nhiên, thực tế khảo sát các chiều dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo (5 chiều với 10 chỉ số) cho thấy địa bàn quận còn hơn 2.000 hộ trong diện nghèo. Một số nguyên nhân cũng được chỉ ra và là cơ sở để xây dựng các chính sách, giải pháp phù hợp để giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2018 – 2025. Việc đo lường nghèo theo phương pháp đa chiều dẫn đến số hộ nghèo gia tăng so với đơn chiều là hồn tồn bình thường và phù hợp khi so sánh với các nghiên cứu khác của các tác giả trong và ngoài nước.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN -------