7. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương
1.3.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Quận 11, Tp Hồ Chí Minh
Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo tăng hộ khá đến hết năm 2016 của quận 11, một số kết quả đạt được và các hạn chế gặp phải như sau:
Thành công: Đến cuối năm 2016, tồn quận đã có 625 hộ vượt chuẩn nghèo,
471 hộ vượt chuẩn cận nghèo, 9 hộ chính sách vượt chuẩn cận nghèo, quận khơng cịn hộ nghèo diện gia đình chính sách; 3 phường (7, 9, 15) khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố giai đoạn 2016-2020.
Hạn chế: một số hộ nghèo tuy đã vượt chuẩn nhưng mức thu nhập và việc
làm chưa ổn định, rơi vào tình trạng tái nghèo. Hộ nghèo có chiều thiếu hụt giáo dục và đào tạo, bảo hiểm xã hội, việc làm chiếm tỷ lệ cao.
Nguyên nhân: Đối với các thành công đạt được: Quận 11 đã tăng cường vai
trò điều hành, tập trung huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ các hộ này có điều kiện vươn lên, thốt nghèo như: trao học bổng, trợ vốn làm ăn, trợ cấp hàng tháng, giới thiệu việc làm…Quận 11 đã triển khai thực hiện giải pháp “3 nắm, 3 giúp”. 3 nắm là nắm được hoàn cảnh sống của từng hộ nghèo, nắm được thu nhập của từng người trong hộ, nắm được nhu cầu hợp pháp, chính đáng của họ; từ đó, triển khai “3 giúp”, đó là giúp vốn để làm ăn, giúp giới thiệu học nghề hoặc tìm việc làm phù hợp với sức khỏe, điều kiện làm việc của người nghèo, giúp kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh hay kinh nghiệm ni dạy, giáo dục con cái. Bên cạnh đó, các phường cũng đã triển khai thực hiện giải pháp “Tổ chức, cá nhân giúp hộ nghèo” với sự tham gia tích cực, thể hiện trách nhiệm quan tâm đến đời sống hộ nghèo của các ngành, đoàn thể hay các mạnh thường quân. Thông qua giải pháp này, đã có nhiều hộ nghèo nhận được sự giúp đỡ kịp thời, cụ thể như: con em đang đi học được tặng học bổng, phương tiện đi học với quan điểm “Không để bất cứ con em hộ nghèo nào phải nghỉ, bỏ học vì hồn cảnh kinh tế của gia đình gặp khó khăn”; nhiều hộ nghèo được
nhận trợ cấp hàng tháng để có thêm nguồn kinh phí trang trải cuộc sống gia đình, được sửa chữa, nâng cấp nhà ở, được trao tặng hiện vật nhằm từng bước nâng cao mức sống, điều kiện sống của gia đình. Từ đó, quận đã chỉ đạo 16 phường khảo sát, phân loại, nắm chắc mức sống, điều kiện sống, lao động việc làm của hộ nghèo để có biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực.
Quận ủy – Ủy ban nhân dân quận 11 đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhiều trường học, Trạm Y tế, Bệnh viện và Trung tâm Dạy nghề quận với tổng kinh phí đầu tư lên đến hàng trăm tỉ đồng. Huy động các nguồn lực thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, hội, đoàn thể các cấp đã đẩy mạnh công tác vận động các tập thể, cá nhân ủng hộ “Quỹ Vì người nghèo” để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, trao học bổng cho các em có hồn cảnh khó khăn, trợ cấp khó khăn cho các hộ nghèo bị bệnh nan y… Tổng kinh phí chăm lo bình qn hàng năm trên 11 tỷ đồng. Hội Liên hiệp Phụ nữ quận phối hợp với các ngành tổ chức phong trào phụ nữ giảm nghèo, tạo việc làm mới, ổn định cuộc sống, tiếp tục thực hiện khai thác các nguồn vốn, nhất là vốn ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội, vốn tín dụng tiết kiệm, vốn xoay vòng trong cán bộ, hội viên. Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã xây dựng phong trào giúp nhau làm ăn bằng nhiều hình thức thiết thực. Liên đồn Lao động tiếp tục thực hiện Chương trình “Cùng cơng nhân vượt khó”… bình qn hàng năm trợ vốn cho trên 850 lượt người với số tiền trên 19 tỷ đồng.
Đối với các hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ phát triển nhanh của tình hình kinh tế xã hội và tình hình dân nhập cư đơng. Vì tốc độ phát triển nhanh của kinh tế xã hội, các hoạt động dạy nghề có thể khơng theo kịp mức độ hiện đại và sự địi hỏi nhu cầu nhân lực chun mơn cao của xã hội. Dẫn đến các việc làm khơng cịn phù hợp với năng lực bản thân của người nghèo. Mặt khác do tỷ lệ dân nhập cư cao, các khó khăn trong quản lý dân cư dẫn đến việc tiếp cận giáo dục bị hạn chế.