Phương hướng, mục tiêu chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 96 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Phương hướng, mục tiêu chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận

địa bàn quận Bình Tân

3.2.1. Những phương hướng cơ bản

Thứ nhất, phát triển kinh tế đi đôi với giảm nghèo bền vững:

Tổ chức phối hợp lồng ghép có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững với các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận, của phường, như: chương trình đào tạo nguồn nhân lực, chương trình chăm sóc sức khỏe; chương trình chỉnh trang đơ thị và các chương trình an sinh xã hội. Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư tạo việc làm, giải quyết nhu cầu lao động cho người lao động trong đó có lao động nghèo góp phần phát triển kinh tế. Hỗ trợ phát triển sản

xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề, đẩy mạnh việc xây dựng, nhân rộng các mơ hình giảm nghèo có hiệu quả.

Thứ hai, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận được nguồn vốn sản xuất và dịch vụ xã hội cơ bản

Tạo cơ hội để hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất làm ăn, đi đôi với phát triển kinh tế tự vượt qua chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thơng qua các chính sách, biện pháp hỗ trợ về cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ gắn với tư vấn hướng dẫn phương án sản xuất kinh doanh; đào tạo nghề theo hướng điểu chỉnh chọn lọc các ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng khu vực và theo qui mô điều kiện khả năng của từng hộ nghèo; đồng thời, tổ chức tư vấn, nâng cao kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Thông qua thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội về bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, nâng cao trình độ dân trí, trợ giúp pháp lý đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thứ ba, huy động, bố trí nguồn lực và các hoạt động ưu tiên đặc biệt là cơ sở hạ tầng

Tập trung nguồn lực vào các mục tiêu dự án cơ sở hạ tầng gồm giao thông,

trường học, bệnh viện và nhà ở, ưu tiên đẩy nhanh tốc độ và quy mô của các cơng trình này. Qua đó tăng mức độ tiếp cận của người dân, làm giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều. Xã hội hóa việc huy động các nguồn lực đầu tư cho các dự án này đồng thời tạo thành phong trào sâu rộng thu hút và động viên sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp dân cư, các ngành, các cấp, các tổ chức đồn thể chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội hỗ trợ người nghèo. Ưu tiên phát triển cơ sơ hạ tầng, nâng cao nguồn lực xã hội hóa hoạt động giảm nghèo.

Mục tiêu cụ thể: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,1% trên tổng số dân của quận theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận Bình Tân về cơng tác giảm nghèo trong giai đoạn 2016 – 2020 cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, khả năng đáp ứng của các nguồn lực trên địa bàn cho công tác giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của quận Bình Tân là 0,28% tương ứng 2.015 hộ)

Về thu nhập: Đảm bảo 100% mức thu nhập bình quân của hộ nghèo, hộ cận

nghèo vào năm 2020 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2015 và tăng gấp 3 lần vào năm 2025 (tương ứng là 31.000.000 đồng/người/năm vào năm 2020 và 63.000.000 đồng/người/năm vào năm 2025). Mức tăng này là phù hợp với tình hình chung của lạm phát (trong nỗ lực duy trì lạm phát dưới 10%/năm của Chính phủ) để đảm bảo khơng làm giảm thu nhập thực tế của người dân.

Trình độ giáo dục, trình độ nghề : Bảo đảm 100% trẻ em dưới 6 tuổi trên địa

bàn quận đều được đi học; khơng có tình trạng trẻ nghỉ học, bỏ học vì khơng có tiền đóng học phí.

Đảm bảo thực hiện học bổng cho tất cả các học sinh, sinh viên là thành viên hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn quận. Hiện nay còn 1.711/2.015 hộ nghèo bị thiếu hụt về Giáo dục – Đào tạo, do đó trong thời gian tới cần kéo giảm 300 hộ với số nhân khẩu khoảng 700 người và khơng để xảy ra tình trạng trẻ em khơng được đi học. Trong thời gian tới cần tổ chức lớp đào tạo nghề sơ cấp cho 50 hộ với khoảng 200 học viên; đồng thời vận động người dân tự học nâng cao tay nghề nhằm tăng cơ hội có được việc làm ổn định với mức thu nhập cao hơn hiện tạị.

Về y tế: Đảm bảo hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe cơ bản cho

100% thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong thời gian tới cần kéo giảm 800 hộ khơng có Bảo hiểm y tế.

Về việc làm - BHXH: Đảm bảo thực hiện hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm

đến cần kéo giảm 1.000 hộ trong tình trạng khơng có việc làm ổn định và cần kéo giảm 400 hộ khơng có bảo hiểm xã hội.

Về điều kiện sống: Thực hiện đầy đủ các công tác bảo trợ xã hội cho các hộ

gia đình có hồn cảnh khó khăn theo đúng các chương trình quy định, khơng có tình trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quận phải ở nhà hư hỏng, dột nát. Trong thời gian tới cần kéo giảm 139 hộ thiếu hụt về nhà ở. Quận cần đạt mục tiêu mục tiêu 100% hộ dân của quận có nước sạch để sử dụng. Quận, phường cần thực hiện nhiều giải pháp đưa nước sạch đến từng hộ dân, kéo giảm tồn bộ 305 hộ chưa có nước sạch sinh hoạt.

Về tiếp cận thơng tin: Đảm bảo 100% hộ gia đình có những tài sản sử dụng

vào mục đích tiếp cận thơng tin, viễn thông như ti vi, điện thoại, máy vi tính, internet… Cần tiến hành khảo sát và lắp đặt miễn phí 150 đầu thu truyền hình số mặt đất cho hộ nghèo và hộ cận nghèo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)