Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường các dịch vụ giáo dục, y tế,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo

3.3.3. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường các dịch vụ giáo dục, y tế,

dục, y tế, văn hóa đáp ứng kịp thời với tốc độ tăng dân số nhanh

Phát triển cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm

Những hạ tầng cơ bản như giao thông, quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp – dịch vụ và đất nông nghiệp cũng cần tập trung giải quyết để tăng mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Đối với hạ tầng giao thơng, quận Bình Tân cần tập trung vào cơng tác hồn thiện bê tơng, nhựa hóa các tuyến đường trên tồn quận. Thực hiện chỉnh trang đơ thị, đặc biệt là vỉa hè. Tuy nhiên, nhìn chung ở khu vực đơ thị, vỉa hè có thể là địa điểm kinh doanh của một số hộ nghèo. Do đó, cần xây dựng một số khu kinh doanh tập trung mà đảm bảo được các lợi thế linh hoạt, thuận tiện để giúp các hộ nghèo có địa điểm kinh doanh thuận lợi, gia tăng thu nhập đồng thời không tác động xấu đến hạ tầng giao thông là vỉa hè, đường xá. Đồng thời khu vực giáp ranh giữa các phường và giữa quận Bình Tân với các quận khác có cơ sở hạ tầng xuống cấp hoặc chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên cần phải nâng cấp đồng bộ các khu vực này.

Về quy hoạch, diện tích đất chuyên dùng và đất ở đô thị đều khoảng hơn 2.000 ha, điều này có thể dẫn đến những tác động xấu đến môi trường sống của người dân khi các khu công nghiệp quá gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường sống, nguồn nước và tác động xấu đến sức khỏe của người dân. Do đó, quận cần chú trọng trong các quy hoạch mới về phát triển công nghiệp, dịch vụ tập trung vào công nghiệp, dịch vụ hiện đại, xanh, sạch và xử lý chất thải tốt. Đồng thời, do dân số gia tăng không ngừng trong khi diện tích đất ở chỉ giới hạn như trên, quận Bình Tân có thể điều chỉnh quy hoạch tiếp tục chuyển đổi một số diện tích đất nơng nghiệp (hiện trên 900 ha) khơng cịn canh tác, sản xuất được để chuyển sang xây dựng các hạ tầng trường học, bệnh viện, giao thông để tăng mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ xã hội cơ bản. Điều này cũng phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế tập trung vào công nghiệp và dịch vụ của quận.

Để xây dựng kết cấu hạ tầng hiệu quả cần:

- Tăng cường sự tham gia của người dân trong thực hiện công tác xây dựng kết cấu hạ tầng: Sự tham gia của người dân sẽ cải thiện đáng kể tính hiệu quả cũng như hiệu lực của hoạt động xây dựng. Để tránh tình trạng sự tham gia mang tính hình thức, cần xác định người dân sẽ tham gia vào những hoạt động nào và tham gia như thế nào. Vì vậy việc đầu tiên cần phải làm đó là xác định các bước tham vấn để người dân sẽ biết mình sẽ tham gia vào những khâu và nội dung nào. Với các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, người dân phải được tham gia ở tất cả các khâu: (i) xác định nhu cầu đầu tư xây dựng, (ii) thực hiện, quản lý và giám sát quá trình thi cơng xây dựng, (iii) nghiệm thu và bàn giao cơng trình, (iv) quản lý khai thác sử dụng. Việc lấy ý kiến tham gia của người dân thường được tổ chức thông qua các cuộc họp tổ dân phố. Với những hạn chế đề cập trên cho thấy cần có sự thay đổi về cách thức thực hiện. Bên cạnh sự tham gia trực tiếp, tham gia gián tiếp thông qua người đại diện (Hội đồng Nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội) cũng cần được củng cố. Bởi vậy, cần tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ phường, tổ trưởng tổ dân phố để họ có thể thu xếp và tổ chức các cuộc họp với người dân để lựa chọn các tiểu dự án phù hợp. Để tham gia khơng cịn là hình thức thì cần phải có những phương pháp cụ thể để khuyến khích sự tham gia của những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo trong các hoạt động của dự án (như việc lựa chọn các cơng trình ở cấp phường) thơng qua lựa chọn bằng cách bỏ phiếu, do các nhóm hộ nghèo tổ chức, và sau đó đưa ra thảo luận chung trên nguyên tắc trước hết là thoả mãn nhu cầu của các nhóm người nghèo.

- Huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách: Thời gian qua nguồn kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương, trong đó chủ yếu từ nguồn của ngân sách Nhà nước. Do nguồn này hạn hẹp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện cũng như suất đầu tư của các cơng trình. Đa dạng hố nguồn kinh phí là việc cần thiết, do đó ngồi nguồn kinh phí từ ngân sách cấp cần huy động có hiệu quả nguồn lực xã hội

hóa. Trước hết, các khu vực có có điều kiện phát triển kinh tế như doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nên huy động sự đóng góp về tài chính để giảm bớt nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Bởi vậy cần thay đổi hình thức phân bổ kinh phí hiện nay, khơng nên phân bổ bình quân cho mỗi phường một lượng tài chính như nhau mà phải căn cứ vào điều kiện của từng phường và loại cơ sở hạ tầng cần đáp ứng, tránh trình trạng cấp kinh phí khơng đủ để hồn thành cơng trình. Cần thiết giảm bớt gánh nặng về đóng góp tiền cho người nghèo trong việc xây dựng các cơng trình hạ tầng ở địa phương. Khi thực hiện các hoạt động tham vấn cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, ngay từ đầu cần chú trọng việc tham vấn về khả năng đóng góp và tham gia của người nghèo để chính quyền địa phương có thể đề ra những biện pháp cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của họ (ví dụ như: đóng góp bằng sức lao động, đóng góp dần trong thời gian hợp lý). Đối với cơng trình xây dựng phục vụ cho nhóm dân hưởng lợi việc huy động đóng góp của các hộ phải để các hộ tự bàn bạc và quyết định, cán bộ phường hoặc tổ khu phố phải thông báo cho các hộ biết về yêu cầu kỹ thuật của cơng trình, về tổng dự tốn cơng trình và phần vốn được tài trợ, cịn đóng góp như thế nào, bằng cách nào là phải do các hộ hưởng lợi quyết định. Đối với các cơng trình phục vụ chung liên quan nhiều phường, phần huy động đóng góp của dân phải tham khảo ý kiến nhân dân thơng qua ý kiến đóng góp của dân trên các cuộc họp tổ, khu phố hoặc thông qua thảo luận ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân, các tổ trưởng khu phố, các đại diện người hưởng lợi và các tổ chức đoàn thể từ các phường. Chỉ tiến hành phân bổ đóng góp cho các thơn khi có sự đồng thuận ý kiến của đại diện dân hoặc các hộ ở các phường. Việc quyết định đóng góp như thế nào (bằng cơng lao động, bằng hiện vật hay bằng tiền), những ai sẽ tham gia đóng góp (theo lao động, theo hộ hoặc những đối tượng nào đựơc miễn) phải để cho các hộ dân trực tiếp bàn bạc và quyết định. Việc quyết định phương án đóng góp phải được ít nhất 2/3 số người tham gia cuộc họp đồng ý bằng biểu quyết mới được coi là có hiệu lực và được ghi vào biên bản cuộc họp để báo cáo các cấp, tránh tình trạng chính quyền quyết định phân bổ theo hộ hoặc theo lao động và người dân chỉ có trách nhiệm thực hiện như hiện nay.

Lựa chọn đối tượng hưởng lợi cũng như cơ chế phân bổ nguồn lực đảm bảo vươn đến các tổ khu phố và vươn tới được những nhóm xã hội và những hộ gia đình nghèo nhất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực cũng như mức độ phù hợp của chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng trong thời gian tới. Sang giai đoạn 3, 4, chính sách giảm nghèo đa chiều đã chú trọng đến hỗ trợ các hoạt động đầu tư quy mơ nhỏ ở cấp khu phố. Mặc dù có ưu điểm về tiêu chí minh bạch trong việc phân bổ vốn cho các phường tuy nhiên cần có cơ chế đặc thù hơn trong việc xác định mục tiêu và phân bổ lợi ích cho các nhóm xã hội và cộng đồng nghèo nhất ở các phường của quận Bình Tân, bao gồm: (i) các khu vực giáp ranh; (ii) các nhóm dân tộc thiểu số; (iii) khu vực khó phát triển công nghiệp dịch vụ. Trong đó xác định các khu phố khó khăn theo các tiêu chí sau: (i) điều kiện sinh hoạt thấp và tỉ lệ nghèo cao; (ii) sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; (iii) ít các cơng trình cơ sở hạ tầng xã hội .

Áp dụng giải pháp phân cấp phường làm chủ đầu tư các cơng trình cơ sở hạ tầng. Cấp cơ sở là cấp nắm rõ nhất thực trạng địa phương và sự hỗ trợ nào là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất và cũng là rào cản khiến cho việc phân cấp đầu tư cho phường chính là hạn chế về năng lực của cán bộ. Phường có thể làm chủ đầu tư nếu như cấp trên hoàn toàn tin tưởng và tạo điều kiện hỗ trợ cũng như hướng dẫn nhiệt tình. Vậy cần có các biện pháp để xây dựng năng lực làm chủ đầu tư cho các phường có sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng một cách bền vững và hiệu quả. Do đó, cần xây dựng lộ trình về các cấp độ quản lý và làm chủ đầu tư. Bằng cách đi từng bước một như từ các cơng trình có qui mơ nhỏ tới các cơng trình có qui mơ lớn, từ những đầu tư qui mơ nhỏ đến những đầu tư có qui mơ lớn hơn và từ những qui trình, thủ tục giản đơn sau đó là tới những qui trình thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng các phường không bị quá tải trong giai đoạn đầu, cần phải có khối lượng đầu tư và hoạt động phù hợp với khả năng quản lý của phường. Kinh nghiệm một số địa phương khác cho thấy nếu được nâng cao năng lực cộng với việc được thực hành tại chỗ việc trao quyền thì kết quả rất bền vững. Một thực tế khơng thể phủ nhận đó là khơng phải tất cả các loại hình cơ sở hạ tầng đều phù hợp để phân cấp quản lý

xuống cho phường. Các cơng trình liên quan đến nhiều phường thường phức tạp đòi hỏi phải có trình độ cao trong kỹ thuật thiết kế, xây dựng cũng như sự tham gia của các cơ quan chức năng chuyên ngành trong việc vận hành bảo dưỡng, sẽ là không phù hợp khi giao hết cho phường. Do vậy trường hợp này cần duy trì cấp quận làm chủ đầu tư. Đồng thời, thiết lập các tổ chức quản lý, theo dõi và giám sát ở cấp phường. Các hoạt động đầu tư cần thực hiện và theo dõi, giám sát liên tục. Vì vậy việc tồn tại các tổ chức thực hiện chức năng riêng là cần thiết. Các tổ chức này nên được phác họa một cách rõ ràng về các chức năng và nhiệm vụ về quản lý và giám sát; phải đóng vai trị phối hợp và lồng ghép các nguồn lực từ các dự án và chương trình phát triển cơ sở hạ tầng. Để cải thiện năng lực quản lý xây dựng và năng lực kĩ thuật đối với các cơng trình hạ tầng, cần thực hiện các khóa đào tạo kỹ thuật và quản lý chuyên sâu và có chất lượng cao cho cán bộ quận, phường.

Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội

Tăng cường quản lý nhà nước về công tác Bảo hiểm xã hội nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, mở rộng đối tượng thực hiện các chính sách Bảo hiểm xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các nhóm đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội theo lộ trình quy định, trong đó, chú trọng đối tượng thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc; tăng cường công tác tuyên truyền về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, phổ biến chính sách pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế nhằm nâng cao nhận thức Nhân dân về trách nhiệm và quyền lợi trong thực hiện chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo động lực thúc đẩy tồn dân tích cực tham gia.

Qua khảo sát, hộ có nam từ 15 - 60 tuổi và nữ từ 15 - 55 tuổi hiện đang làm việc, nhưng khơng đóng tiền Bảo hiểm xã hội để có lương hưu là 872 hộ và hộ cận nghèo là 464 hộ. Vì vậy, có thể thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Khối doanh nghiệp đang tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Cơ quan Bảo hiểm xã hội phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao

động quận thường xun kiểm tra, rà sốt, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp đơn vị nợ Bảo hiểm xã hội hoặc chưa thực hiện đầy đủ cho người lao động đã ký hợp đồng lao động. Đồng thời, xử lý khối doanh nghiệp chưa tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhất là những doanh nghiệp, cơng ty có người lao động nghèo đang làm việc.

- Tăng cường tuyên truyền giải thích quyền và lợi ích lâu dài khi tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, các trường hợp chưa đủ năm tham gia bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí nhưng có số năm cịn thiếu (dưới 10 năm) có thể đóng một lần theo quy định mới để được hưởng chế độ.

- Đối chiếu dữ liệu với Chi cục Thuế quận, Chi cục Thống kê quận kết hợp rà roát tại địa bàn 10 phường trong quận để phân loại và phát triển thêm đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo luật định.

Tăng cường cơng tác chăm sóc sức khỏe

Quận cần triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ theo hướng dẫn của Thành phố để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho người nghèo như: chính sách hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế, chi phí khám chữa bệnh, tiền ăn khi điều trị bệnh nội trú cho người nghèo thuộc nhóm hộ nghèo 1, 2 và hộ cận nghèo quận; đồng thời, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về khám chữa bệnh cho người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo; về nâng cao chất lượng dân số; về cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em nghèo; hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, tiền ăn, tiền đi lại cho trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh,...

Tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong, ưu tiên cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; tập trung triển khai thực hiện lồng ghép các Chương trình Quốc gia về y tế với Chương trình Giảm nghèo bền vững của quận. Qua khảo sát, trên địa bàn quận có 2.015 hộ nghèo, với 9.014 nhân khẩu và 1.896 hộ cận nghèo, với 8.171 nhân khẩu, có nhu cầu cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Cần đảm bảo 100% người nghèo và số người cận nghèo có thẻ Bảo hiểm y tế trên cơ sở nguồn ngân sách Thành phố hỗ trợ ngay từ đầu năm.

Để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người nghèo thì việc tổ chức khám chữa bệnh BHYT ở tuyến quận (bệnh viện quận Bình Tân) là rất thích hợp đối với người nghèo, giảm các chi phí gián tiếp khi đi khám chữa bệnh (chi phí đi lại, ăn ở, thời gian…), tăng khả năng tiếp cận của người có thẻ đến dịch vụ y tế cơ bản. Từ sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương và nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước có thể quyết định mức hỗ trợ người nghèo 100% giá trị thẻ BHYT và hỗ trợ một phần chi phí gián tiếp. Với đối tượng cận nghèo thì sẽ hỗ trợ tồn phần hoặc một phần chi phí trực tiếp khám chữa bệnh.

Đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và cận nghèo cần huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực. Có thể huy động từ chính cộng đồng. Nguồn kinh phí huy động được từ cộng đồng sẽ góp phần khắc phục tình trạng thiếu tài chính cho y tế đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh. Cần đặc biệt chú trọng đến huy động sự tham gia của các cơ sở y tế ngồi cơng lập vào khám chữa bệnh cho người

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 108)