Tăng cường huy động nguồn lực, xã hội hóa hoạt động xóa đói giảm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 103 - 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo

3.3.2. Tăng cường huy động nguồn lực, xã hội hóa hoạt động xóa đói giảm

giảm nghèo, đặc biệt là sự hỗ trợ từ khu vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Bình Tân

Tăng cường cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ được tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn để tổ chức sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, nâng thu nhập và cải thiện cuộc sống, vượt mức chuẩn nghèo và chuẩn cận nghèo theo tiêu chí thu nhập.

Với đặc thù có nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dịch vụ trên địa bàn quận, quận Bình Tân có thể tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động sự đóng góp nguồn lực của các doanh nghiệp này. Có thể xem đây như là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, cùng đóng góp để phát triển hạ tầng, xã hội của quận. Gia tăng nguồn quỹ Xóa đói giảm nghèo quận đạt khoảng 30 tỷ đồng để đảm bảo

đáp ứng 100% nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa vượt chuẩn cận nghèo có nhu cầu vay vốn để sản xuất làm ăn không để tái nghèo. Tiếp tục thực hiện chương trình cho vay của Quỹ 156 và quỹ Quốc gia về việc làm.

Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ giảm nghèo ủy thác qua Phịng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội quận hiện có 27.011.255.800 đồng; Quỹ Quốc gia việc làm 30.179.300.000 đồng; Chương trình học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn 21.193.540.000 đồng. Các nguồn Quỹ này sẽ tăng hàng năm trên cơ sở chỉ tiêu Thành phố phân bổ, từ nguồn ngân sách quận hỗ trợ và từ nguồn vận động trong Nhân dân. Vì vậy, các nguồn Quỹ trên có thể sử dụng hiệu quả hơn theo hướng:

- Rà soát và cho vay vốn giảm nghèo đảm bảo đúng đối tượng, có hạn mức, yêu cầu và thời hạn cho vay hợp lý cho từng mục đích sử dụng vốn khác nhau; gắn nhu cầu vay vốn của người nghèo với hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ về cách làm ăn (dạy nghề, hướng nghiệp,…) phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế, ngành nghề lao động của từng phường; kết nối được sản xuất với thị trường; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; xây dựng lộ trình hợp lý cho các chu kỳ vay vốn, giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát huy tối đa được hiệu quả vốn vay.

- Cần có cơ chế phối hợp và phân công hợp lý các nguồn vốn cho vay giảm nghèo trên địa bàn để vừa tập trung huy động được tối đa các nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vừa đảm bảo cho vay đúng đối tượng; phát huy được hiệu quả đồng vốn cho từng nhóm đối tượng; hạn chế trùng lắp hoặc bỏ sót đối tượng có nhu cầu vay vốn:

+ Các nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi tập trung chủ yếu vào hộ nghèo và hộ cận nghèo (mở rộng mục đích vay vốn cho vay mua thẻ Bảo hiểm y tế, đóng Bảo hiểm xã hội, hỗ trợ sửa chữa nhà ở…). Mỗi năm có thể có từ 300 - 350 hộ vay (kể cả dự án vay mở rộng phát triển, thu nhận lao động nghèo), số tiền khoảng 10 tỷ đồng.

+ Các nguồn vốn tín dụng nhỏ như: Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (CWED), Quỹ tương trợ của Hội Cựu chiến binh, Quỹ của Hội Nông dân… tập trung cho vay các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vượt chuẩn cận nghèo; ưu tiên cho hộ hoặc thành viên hộ là đoàn viên, hội viên của tổ chức đồn thể mình quản lý. Mỗi năm có thể có khoảng 140 lượt hộ vay với số tiền 1.300.000.000 đồng.

+ Quỹ cho vay giải quyết việc làm tập trung cho vay các đối tượng hộ cận nghèo, mở rộng ra cho các hộ cận nghèo đã vượt chuẩn để giải quyết việc làm, không tái nghèo; ưu tiên cho vay vốn để thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, khuyến khích đầu tư nguồn vốn này vào các dự án sản xuất kinh doanh thu hút lao động vào làm việc trên địa bàn quận, phường. Mỗi năm có thể có 300 hộ vay với số tiền khoảng 9 tỷ đồng.

+ Mỗi năm có thể cho vay Chương trình học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn với 250 hộ vay, số tiền 3 tỷ đồng (số tiền vay 12 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm).

Với cách huy động và phân bổ nguồn lực như trên, để đảm bảo giảm nghèo bền vững thì việc cho vay khơng chỉ dừng lại ở các hộ nghèo mà bao gồm cả các hộ cận nghèo. Mở rộng đối tượng khơng những tăng diện bao phủ chính sách mà cịn là nền tảng vững chắc để huy động nguồn lực từ người vay. Tuy nhiên, khi mở rộng đối tượng sẽ gây áp lực lớn cho nguồn lực thực hiện. Vì vậy, để giải quyết mẫu thuẫn này cần có qui định khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Có thể chia ra làm hai nhóm trong đối tượng của chính sách cho vay: Nhóm thứ nhất là những người nghèo nhất và có nguy cơ tổn thương cao sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi (có thể với lãi suất hỗ trợ bằng khơng). Nhóm thứ hai gồm hộ nghèo và các hộ cận nghèo tiếp cận với nguồn vốn vay không cần tài sản thế chấp nhưng lãi suất thấp hơn một ít và thậm chí bằng lãi suất của thị trường. Cả hai nhóm đối tượng này sẽ cùng được hưởng hỗ trợ chung từ địa phương đó là các hoạt động hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Kết hợp hoạt động khuyến công, khuyến nông với các dự án xin vay vốn. Để đảm bảo sự phù hợp và bền vững của chính

sách, vấn đề là cần có tiêu chí rõ ràng đối với hai nhóm nghèo trên và các hoạt động hỗ trợ để sử dụng hiệu quả vốn vay cần được cung cấp với chất lượng cao.

- Về lãi suất: Lãi suất cho vay, tương ứng với hai nhóm đối tượng đề xuất trên, lãi suất cho vay sẽ được áp dụng cho hai nhóm. Tuy nhiên với nhóm áp dụng lãi suất theo lãi suất thị trường có thể sẽ có nhiều mức lãi suất khác nhau tương ứng với các khoản vay khác nhau. Lãi suất tiền gửi, để đảm bảo huy động được từ các nguồn lực khác nhau, lãi suất tiền gửi cần được tính đến như là một yếu tố quyết định sự bền vững của chính sách cho vay. Lãi suất tiền gửi được xác định theo nguyên tắc thị trường. Nếu khống chế mức lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ hạn chế mở rộng đối tượng cho vay cũng như huy động tiền gửi từ các nguồn khác nhau. Do đó mức lãi suất cần phải linh động để phản ứng với mức lãi suất bên ngoài. Như vậy, tự do đặt mức lãi suất đối với từng khoản cho vay và từng khoản tiền gửi sẽ giúp cho cơ quan thực hiện chính sách cạnh tranh rất hiệu quả với các ngân hàng khác trong huy động nguồn lực thực hiện cũng như cho vay đến các đối tượng của chính sách. Về lâu dài, lãi suất cho vay khơng nhất thiết phải ưu đãi vì kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương khác cho thấy, vấn đề lớn hiện nay khi thực hiện chính sách là hình thức quản lý vốn. Nếu quản lý không hiệu quả thì khó thu hút nguồn lực hỗ trợ cũng như khơng đạt hiệu quả, mục đích cho vay.

- Về thời hạn và mức cho vay: Tăng cường tín dụng ưu đãi trung hạn và dài hạn. Điều này chỉ có thể giải quyết được khi nguồn vốn cho vay ưu đãi lớn. Bởi vậy nếu như làm tốt cơng tác đa dạng hóa nguồn vốn tín dụng khơng chỉ giải quyết được việc cung cấp tín dụng trung và dài hạn mà cịn tăng được mức cho vay hiện nay. Đối với nhóm đối tượng là những hộ nghèo nhất, trước mắt vẫn cần áp dụng hạn mức cho vay vì với những đối tượng nghèo thực sự, chủ yếu đầu tư vào sản xuất nhỏ như thì mức cho vay hiện nay là phù hợp vì bản thân người nghèo cũng khơng muốn vay khoản vay lớn vì sợ khơng có khả năng thanh tốn và khơng đủ năng lực quản lý vốn. Đối với nhóm đối tượng thứ hai, thì khơng áp dụng hạn mức mà cho vay theo nhu cầu. Từ kinh nghiệm quốc tế và các địa phương khác, nơi nào hạn chế

mức cho vay hoặc cho vay với mức tiền thấp hơn nhiều so với mức tối đa cho phép thì tính bền vững của chính sách cho vay hộ nghèo là rất thấp. Nơi nào không giới hạn các khoản vay thì ngày càng phục vụ được nhiều người nghèo vay vốn hơn và quan trọng hơn là huy động ngày càng nhiều thành viên khác có thu nhập tích lũy tham gia. Như vậy, nếu áp dụng lãi suất linh hoạt cùng với không khống chế mức vay sẽ cho phép huy động được nhiều tiền gửi hơn và khi đó sẽ có nhiều nguồn lực để cho vay đến nhiều người nghèo hơn. Quan trọng là khi huy động được nhiều tiền gửi thì những khách hàng gửi tiền (chính là người nghèo) ln chịu sức ép phải duy trì giá trị tài sản để đảm bảo các khoản tiền gửi của mình. Và chính điều này cũng hỗ trợ bảo vệ những người vay. Bên cạnh đó, cơ quan thực hiện chính sách ln phải tổ chức hoạt động có hiệu quả vì họ ln chịu sự giám sát của các cá nhân, tổ chức gửi tiền vì nếu hoạt động khơng tốt họ sẽ rút tiền hàng loạt. Do vây người gửi giữ một vai trò to lớn trong đảm bảo tính bền vững của chính sách. Nếu thời gian tới quận Bình Tân giải quyết tốt vấn đề này thì việc tập trung các khoản tín dụng của các tổ chức khác về một đầu mối sẽ thực hiện được và khi đó bài tốn về lồng ghép nguồn lực sẽ được giải quyết. Đồng thời Ngân hàng chính sách xã hội quận cần bố trí thời điểm cho vay và thu hồi vốn phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh theo ngành nghề của hộ nghèo từ đó sẽ làm giảm thiểu những ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của họ. Cán bộ tín dụng ngân hàng cần giám sát các khoản vốn vay của hộ nghèo đồng thời bản thân các hộ nghèo cũng nên có cơ chế giám sát lẫn nhau xem có thực hiện đúng nguồn vốn vay hay khơng để kịp thời tư vấn đơn đốc nhắc nhở từ đó sẽ giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

Để đảm bảo tình minh bạch, hiệu quả trong việc sử dụng vốn cần tăng cường công tác kiểm tra. Uỷ ban nhân dân quận cần thường xuyên kiểm tra các hoạt động giảm nghèo ở các phường, các khu phố, các Tổ tự quản giảm nghèo; đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng và người dân trong hoạt động giám sát, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chương trình giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Cần liên tục kiểm tra, rà soát hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay; việc triển khai các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, cận nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 103 - 108)