CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Xây dựng thang đo:
3.3.5. Thang đo Ý định mua hàng trực tuyến (OPI):
Có rất nhiều thang đo về ý định mua hàng trực tuyến được đề xuất bởi các nghiên cứu trước đây. Nhưng, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo ý định mua hàng trực tuyến (OPI) được điều chỉnh từ Jalilvand, M.R. and Samiei (2012), Koo (2015).
Bảng 3.5 Thang đo Ý định mua hàng trực tuyến
Mã hóa Biến quan sát
OPI1 Tôi dự định mua sản phẩm nông sản trực tuyến trong tương lai.
OPI2 Tôi sẵn sàng mua sản phẩm nông sản trực tuyến khi tôi cần.
OPI3 Tôi sẵn sàng giới thiệu những người khác mua sản phẩm nông sản trực tuyến.
Nguồn: tác giả tự tổng hợp (2018)
3.4. Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức:
Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất từ việc tiếp cận các đối tượng khảo sát bằng phương pháp thuận tiện.
Lý do tác giả chọn phương pháp lấy mẫu này vì lấy mẫu thuận tiện có ưu điểm dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu, không mất quá nhiều thời gian và chi phí; thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Việc lấy mẫu này được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm. Chính vì tầm quan trọng của cơng trình nghiên cứu, thời gian tiến hành nghiên cứu, kinh phí dành cho nghiên cứu đối với nghiên cứu cụ thể này đều bị giới hạn nên tác giả đã quyết định chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Kích cỡ mẫu nghiên cứu được phỏng đốn theo cơng thức của Tabachnick N≥50 +8p, (p số biến độc lập) theo sách của Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499. Mơ hình nghiên cứu hiện tại có 4 biến độc lập nên kích thước mẫu tối thiểu là 82 mẫu hợp lệ. Tác giả đã thực hiện khảo sát trực tuyến với tổng số 174 bảng câu hỏi đã được thu thập, và 23 bảng câu hỏi không hợp lệ đã bị loại bỏ. Trong cuộc khảo sát trực tiếp, tổng cộng 75 bảng câu hỏi đã được phát ra khảo sát, thu được 63 bảng câu hỏi hợp lệ, với tỷ lệ phản hồi hợp lệ là 84%. Tổng cộng, 214 mẫu hợp lệ đã
được thu thập – đây cũng chính là kích thước mẫu chính thức được xử lý trong nghiên cứu này.
Tóm tắt chương:
Các nội dung chính của chương lần lượt đã được tác giả trình bày:
- Phương pháp nghiên cứu
- Quy trình nghiên cứu
- Các thang đo các biến liên quan
- Mẫu, kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu.
Sau chương 3, tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quan về trình tự thực hiện của bài nghiên cứu cũng như tóm tắt sơ lược về mẫu chính thức được thu thập và xử lý.