1.1 Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh
1.1.4 Lợi thế cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh bền vững
Những lợi thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh thì được gọi là lợi thế cạnh tranh. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mơ (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mơ (ở cấp quốc gia). Lợi thế cạnh tranh còn được hiểu như là các đặc điểm hay các biến số của sản phẩm hoặc nhãn hiệu, mà nhờ có chúng Doanh nghiệp tạo ra một số tính trội hơn, ưu việt hơn so với những người cạnh tranh trực tiếp.
- Lợi thế cạnh tranh được coi là bên ngoài khi chúng dựa trên chiến lược phân biệt sản phẩm, hình thành nên giá trị cho người mua, hoặc bằng cách giảm chi phí sử dụng, hoặc bằng cách tăng khả năng sử dụng. Lợi thế này tạo cho Doanh nghiệp "Quyền lực thị trường".
- Lợi thế cạnh tranh bên trong dựa trên tính ưu việt của Doanh nghiệp trong việc làm chủ chi phí sản xuất. Nó tạo nên giá trị cho người sản xuất bằng cách tạo ra cho Doanh nghiệp một giá thành thấp hơn so với người cạnh tranh chủ yếu.
Lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA):
Theo Michael Porter lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà khơng có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được. Giáo sư Michael Porter, cho rằng, các công ty để tạo ra được lợi thế cạnh tranh bền vững cần tạo ra sự khác biệt với các đối thủ về mặt vị thế trên thị trường và duy trì được điều đó.
Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững khi các đối thủ cạnh tranh thất bại trong các nỗ lực nhân bản các lợi ích chiến lược của cơng ty. Như vậy trong một khoảng thời gian nhất định cơng ty có thể thu được một lợi thế cạnh tranh bởi việc sử dụng các khả năng đáng giá, hiếm và khó bắt chước. Khoảng thời gian đó dài hay ngắn tùy thuộc vào khả năng bắt chước thành công của đối thủ. Lợi thế cạnh tranh bền vững chỉ khi nó thỏa mãn cả bốn tiêu chuẩn, mà theo David A.Aker (1998), có bốn yếu tố then chốt để tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững: cạnh tranh như thế nào, căn bản của cạnh tranh: tài sản và năng lực; cạnh tranh ở đâu và cạnh tranh với ai.
- Căn bản của cạnh tranh: tài sản và năng lực: khơng có sự hỗ trợ của tài sản
và năng lực thì khơng thể có SCA. Chiến lược nào cũng có thể bị bắt chước, cái khó bắt chước là chất lượng cao, nghĩa là cần có tài sản và năng lực chuyên biệt.
- Cạnh tranh ở đâu: Có chiến lược tốt và một cơ sở tài sản – năng lực thích
hợp cũng chữa đủ để thành công, nếu không được dùng vào cái mà thị trường đánh giá cao.
- Cạnh tranh với ai: Cần phải xác định đúng đối thủ mà mình có SCA với họ.
Mục tiêu là nhắm vào những điểm mạnh của mình mà đối thủ cụ thể khơng có.
Ngồi ba đặc điểm chính trên, SCA cịn cần có các đặc điểm bổ sung sau:
- Đủ lớn để tạo ra sự khác biệt. Chỉ nhỉnh hơn một chút thì khơng thể tác động
đến thị trường được.
đối thủ. Nếu một chiến lược gặp phải những đối thủ có khả năng hóa giải hoặc vượt lên về tài sản và năng lực thì chiến lược đó khơng cịn lợi thế bền vững nữa.
- Trội hơn đối thủ trong những thuộc tính kinh doanh hữu hình có ảnh hưởng
đến khách hàng. Phải kết nối SCA với sự xác định vị thế của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
David A.Aaker (1998) từ ý kiến của 248 doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành dịch vụ và công nghệ cao cũng như một số ngành khác, đã xác định một số SCA tiêu biểu như sau:
Bảng 1.1: Các lợi thế cạnh tranh bền vững
STT SCA
1 Nổi tiếng về chất lượng
2 Dịch vụ khách hàng
3 Tên tuổi/hình ảnh doanh nghiệp
4 Đội ngũ quản trị giỏi
5 Giá thành sản xuất thấp
6 Tiềm lực tài chính
7 Hướng đến khách hàng/nghiên cứu thị trường
STT SCA
8 Đa dạng sản phẩm
9 Vượt trội kỹ thuật
10 Có sẵn cơ sở khách hàng
11 Phân khúc/tập trung
12 Đặc điểm sản phẩm/sự khác biệt sản phẩm
13 Không ngừng đổi mới sản phẩm
14 Thị phần
16 Giá hạ/cung ứng giá trị cao
17 Hiểu biết trong kinh doanh
18 Tiên phong/lão làng trong ngành 19 Sản xuất hữu hiệu và linh động
20 Lực lượng bán hàng hữu hiệu
21 Khéo tiếp thị
22 Chung tầm nhìn/chung nền văn hóa
23 Có mục tiêu chiến lược
24 Có cơng ty mẹ nổi tiếng và hùng mạnh
25 Địa điểm
26 Quảng cáo hữu hiệu/hình ảnh tốt
27 Mạnh dạn/có óc kinh doanh
28 Khả năng thanh tốn
29 Nghiên cứu và phát triển công nghệ
30 Có kế hoạch ngắn hạn
31 Quan hệ tốt với nhà phân phối
32 Khác
(Nguồn: David A.aaker, 1998)