CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
3.5. Dịch vụ sở hữu trí tuệ:
3.5.1. Khái quái về sở hữu trí tuệ và dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ:
- Sở hữu trí tuệ là sản phẩm từ sự lao động sáng tạo của con người tạo ra (là sản phẩm lao động trí óc của con người)
- Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền của chủ thể đối với những tài sản trí tuệ do họ sáng tạo ra, được nhà nước bảo hộ, chống lại sự xâm phạm bất hợp pháp.
- Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ là sự chuyển giao quyền, quyền sở hữu và quyền lợi của chủ sở hữu đối với một số quyền sở hữu trí tuệ. Bên chuyển nhượng chuyển cho bên nhận tài sản của mình bằng quyền sở hữu trí tuệ, như bằng sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền tác giả.
- Nhóm dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng của sở hữu trí tuệ bao gồm: Phí cấp phép nhượng quyền và nhãn hiệu
Giấy phép sử dụng các kết quả của nghiên cứu và phát triển Giấy phép tái xuất, phân phối sản phẩm nghe nhìn và liên quan Giấy phép tái xuất, phân phối phần mềm máy tính
- Việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cần phải được tuân thủ theo điều 45, 47 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
62
sở hữu trí tuệ:
Tỷ USD Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng KNXK chuyển quyền sở hữu trí tuệ
500 400 300 200 100 0
Biểu đồ 22: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu
(Nguồn: UNCTAD )
- Nhìn vào biểu đồ ta thấy, kim ngạch xuất khẩu ngành dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ có xu hướng khơng ổn định. Tổng lượng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng trưởng nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhưng cũng xu hướng giảm ở các năm 2015 và 2020, tuy nhiên độ chênh lệch khơng nhiều, trung bình khoảng 362 tỷ USD, tỷ trọng của ngành đạt mức trung bình đạt 6,78%. Tốc độ tăng trưởng cũng có xu hướng khơng ổn định. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng nhanh qua các năm, nhưng cũng có xu hướng giảm ở các năm 2015 và 2020.
- Năm 2021, KNXK của ngành đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2021 đạt 452 tỷ USD, phục hồi nhanh chóng sau năm 2020 giảm sút đáng kể ở mức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp dường như rơi vào tình trạng suy thối, chủ yếu thực hiện đảm bảo duy trì hoạt động mà hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này, nên tỷ trọng cũng đã giảm đáng kể.
Nguyên nhân:
Trong thời đại hiện nay, công nghệ được coi như là cốt lõi để phát triển của các doanh nghiệp, công ty. Số lượng sáng chế công nghệ ngày càng nhiều. Công nghệ trở
nên có giá trị và có khả năng bị bắt chước. Để giữ được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ theo đó cũng có bước phát triển vượt bậc, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ toàn cầu.
Top 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn nhât:
STT Quốc gia 1 Hoa Kỳ 2 Hà Lan 3 Nhật 4 Đức 5 Thụy Sĩ
Bảng 1: Top 5 quốc gia có doanh thu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở
hữu trí tuệ lớn nhất thế giới giai đoạn 2019 – 2021 (Đơn vị: Tỷ USD) (Nguồn: UNCTAD)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy Hoa Kỳ có kim ngạch nhập khẩu đứng đầu thế giới giai đoạn 2010 – 2021 đạt mức trung bình 28.179 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ có tăng trưởng khơng ổn định qua các năm, có biến động nhỏ do ảnh hưởng mạnh của đại dịch. Theo sau là các quốc gia bao gồm: Hà Lan, Nhật, Đức và Thụy Sĩ. Năm 2020, Anh vượt với mức kim ngạch đạt 6.035 tỷ USD, vượt qua Thụy Sĩ và nằm trong top 5 quốc gia có doanh thu dịch cao nhất trong lĩnh vực.
Sự phát triển đầu tư cho nguồn nhân lực trình độ cao đã giúp cho các nước trên có sự dồi dào trong việc sở hữu các tài sản trí tuệ, những phát minh mới về khoa học cơng nghệ, phần mềm máy tính, thương hiệu kinh doanh,...Do đó việc xuất khẩu các loại hình này đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các quốc gia trên thế giới, tạo ra một xu thế mới thúc đẩy các quốc gia tập trung phát triển nguồn nhân lực trình độ cao. Sự phát triển này sẽ là bước đệm cho sự phát triển của các ngành khác liên quan (giáo dục - đào tạo, thông tin - máy tính,...)
Số lượng đăng ký bằng sáng chế 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2010 Số lượng đăng ký bằng sáng chế
Biểu đồ 23: Số lượng đăng ký bằng sáng chế trên thế giới (2010-2019)
(Nguồn: WIPO )
Sở hữu trí tuệ là cơng cụ cạnh tranh ngày càng có tầm ảnh hưởng, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước và quốc gia. Trong thời đại CMCN 4.0, sở hữu trí tuệ trở thành một trong những công cụ đắc lực được sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Các vấn đề liên quan tới xác lập quyền trong xử lý đơn liên ngành hay ứng dụng ai vào xử lý đơn, sử dụng big data cho hoạt động của cơ quan sở hữu trí tuệ và bảo hộ ai cùng những kết quả tạo ra từ ai… được quan tâm hơn cả. Cuộc CMCN 4.0 tác động mạnh mẽ đến sự phát triển, thay đổi của hệ thống sở hữu trí tuệ.
Những lợi ích to lớn về kinh tế đã thúc đẩy các nước tăng cường, mua bán, chuyển nhượng, gia cơng các đối tượng sở hữu trí tuệ. Các đơn sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ thơng minh gia tăng nhanh chóng cùng với sự ra đời của các vật liệu mới và các sáng chế được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo. Điều này trực tiếp thúc đẩy sự gia tăng doanh thu của dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Số lượng đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ ngày càng lớn đã tạo tiền đề cho thương mại về sở hữu trí tuệ trên thế giới. Việc đăng ký bằng sáng chế trong thế giới iot rất có giá trị. Tuy nhiên, bảo hộ tài sản trí tuệ cũng khó khăn hơn và dễ dẫn tới nhiều vụ kiện xâm hại bằng sáng chế. Bởi thiết bị iot của các nhà sản xuất khác nhau buộc phải tương thích với nhau. Mà mỗi hệ thống iot, dù nhỏ cũng có thể phải tích hợp
hàng nghìn sáng chế. Điều này dẫn tới việc rất nhiều bằng sáng chế bị chồng chéo nhau.
Các quy định quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ trên thế giới ngày càng chặt chẽ đã thúc đẩy thương mại về sở hữu trí tuệ. Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mơi trường số sẽ trở nên khó khăn hơn. Các chính sách cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa không ngăn cản sự phát triển khoa học và công nghệ, vừa đảm bảo được an ninh, bảo mật và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ thỏa đáng. Dưới góc độ doanh nghiệp, cần bảo vệ và sử dụng có chiến lược quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh CMCN 4.0 xây dựng chiến lược tồn cầu hóa về sở hữu trí tuệ và đạt được mức tăng trưởng mạnh nhờ sở hữu trí tuệ.
3.5.4. Dự báo trong tương lai:
Hiện nay, thế giới xuất hiện ngày càng nhiều các loại đối tượng mới của quyền sở hữu trí tuệ và được chuyển nhượng quyền ngày càng tăng lên. Cùng với sự phát triển của việc áp dụng, đổi mới, sáng tạo những tri thức của toàn nhân loại, ngày càng nhiều các kết quả của hoạt động sáng tạo, đầu tư được ghi nhận là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Thêm vào đó, sự phát triển của các công nghệ tiên tiến đã làm xuất hiện nhu cầu bảo hộ quyền lợi cho những người trợ giúp cho sản phẩm trí tuệ của các tác giả được truyền bá và phổ biến tới công chúng thông qua hệ thống quyền liên quan. Bên cạnh đó, dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trở thành hình thức thương mại hóa tài sản trí tuệ phổ biến nhất và ngày càng được phát triển mạnh mẽ.
66
DỊCH VỤ QUỐC TẾ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC
CMCN 4.0 VÀ ĐẠI DỊCH BỆNH COVID-19
Từ những phân tích trên đây, ta nhận thấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động ngày càng mạnh mẽ đến thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, thế giới đã và đang
chứng kiến những biến đổi sâu sắc trong thương mại dịch vụ sau sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Những điều này đã dẫn đến những xu hướng phát triển trong thương