Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm thép của công ty TNHH posco daewoo việt nam (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đánh giá thang đo

4.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến đã đưa ra ban đầu.

Trong phân tích EFA, đối với kích thước mẫu là 205 của nghiên cứu này, tiêu chuẩn để chọn các biến như sau:

- Hệ số KMO ≥ 0,5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05; - Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5;

- Thang đo được chấp nhận khi có tổng phương sai trích ≥ 50% và có hệ số Eigenvalue > 1;

- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue > 1.

4.2.2.1. Kết quả phân tích nhân tố thang đo các thành phần giá trị cảm nhận

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 28 biến quan sát của 7 thành phần giá trị cảm nhận được giữ nguyên. Hệ số KMO = 0,723 > 0,5 nên phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị 1.508,562 với mức ý nghĩa 0,000 < 0,05 (đạt yêu cầu), do đó các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 64,890% thể hiện 7 nhân tố giải thích được khoảng 64,89% biến thiên của dữ liệu, do đó các thang đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng trích các yếu tố tại nhân tố thứ 7 với Eigenvalue = 1,070 > 1. Hệ số tải nhân tố đều

đạt yêu cầu (> 0,5). Kết quả cụ thể được trình bày ở Phụ lục H. Tên gọi của các nhân tố được giữ ngun sau kết quả phân tích nhân tố, được trình bày lại như sau:

Nhân tố thứ nhất là Giá cả cảm nhận, kí hiệu GC, gồm 5 biến quan sát như sau: Bảng 4.8: Các biến quan sát của nhân tố Giá cả cảm nhận

Kí hiệu Phát biểu

GC Giá cả cảm nhận

GC1 Mặt hàng thép do Daewoo VN cung cấp có giá cả hợp lí.

GC4 Mặt hàng thép do Daewoo VN cung cấp có giá cả phù hợp với chất lượng công ty tôi mong muốn.

GC2 Mặt hàng thép do Daewoo VN cung cấp có giá cả ổn định.

GC5 Mặt hàng thép do Daewoo VN cung cấp có giá cả cạnh tranh so với những nhà cung cấp khác.

GC3 Mặt hàng thép do Daewoo VN cung cấp có giá cả phù hợp với chi phí cơng ty tơi bỏ ra.

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu, Phụ lục H) Nhân tố thứ hai là Chất lượng cảm nhận, kí hiệu CL, gồm 4 biến quan sát như sau:

Bảng 4.9: Các biến quan sát của nhân tố Chất lượng cảm nhận

Kí hiệu Phát biểu

CL Chất lượng cảm nhận

CL2 Daewoo VN ln duy trì chất lượng hàng hóa ổn định.

CL1 Chất lượng hàng hóa do Daewoo VN cung cấp đúng theo cam kết với công ty tơi.

CL3 Chất lượng hàng hóa do Daewoo VN cung cấp cao hơn những nhà cung cấp khác.

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu, Phụ lục H) Nhân tố thứ ba là Dịch vụ giao nhận, kí hiệu GN, gồm 3 biến quan sát như sau:

Bảng 4.10: Các biến quan sát của nhân tố Dịch vụ giao nhận

Kí hiệu Phát biểu GN Dịch vụ giao nhận

GN1 Daewoo VN đảm bảo giao hàng đúng hạn.

GN2 Cách thức bốc dỡ hàng của Daewoo VN đảm bảo an toàn. GN4 Chứng từ giao hàng được Daewoo VN cung cấp đầy đủ.

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu, Phụ lục H) Nhân tố thứ tư là Giá trị cảm xúc, kí hiệu CX, gồm 3 biến quan sát như sau:

Bảng 4.11: Các biến quan sát của nhân tố Giá trị cảm xúc

Kí hiệu Phát biểu

CX Giá trị cảm xúc

CX2 Công ty tôi cảm thấy tin tưởng khi lựa chọn mặt hàng thép của Daewoo VN.

CX1 Công ty tôi cảm thấy cảm thấy thoải mái khi lựa chọn mặt hàng thép của Daewoo VN.

CX3 Công ty tôi cảm thấy được tôn trọng khi giao dịch với Daewoo VN.

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu, Phụ lục H) Nhân tố thứ năm: Nguồn lực con người, kí hiệu CN, gồm 4 biến quan sát như sau:

Bảng 4.12: Các biến quan sát của nhân tố Nguồn lực con người

Kí hiệu Phát biểu

CN Nguồn lực con người

CN3 Nhân viên bán hàng của Daewoo VN phản hồi nhanh chóng và

CN4 Nhân viên bán hàng của Daewoo VN am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng họ cung cấp.

CN2 Nhân viên bán hàng của Daewoo VN cập nhật thông tin thị trường nhanh chóng cho cơng ty tơi.

CN1 Nhân viên bán hàng của Daewoo VN giữ mối quan hệ tốt với

công ty tôi.

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu, Phụ lục H) Nhân tố thứ sáu là Danh tiếng, kí hiệu DT, gồm 2 biến quan sát như sau:

Bảng 4.13: Các biến quan sát của nhân tố Danh tiếng

Kí hiệu Phát biểu

DT Danh tiếng

DT2 Daewoo VN là nhà cung cấp có uy tín trên thị trường.

DT1 Daewoo VN được đánh giá cao hơn những nhà cung cấp khác. (Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu, Phụ lục H) Nhân tố thứ bảy là Chính sách cơng ty, kí hiệu CS, gồm 2 biến quan sát như sau:

Bảng 4.14: Các biến quan sát của nhân tố Chính sách cơng ty

Kí hiệu Phát biểu

CS Chính sách cơng ty

CS1 Hạn mức tín dụng do Daewoo VN cung cấp đảm bảo nhu cầu

tiêu thụ hàng tháng của công ty tôi.

CS2 Chính sách bồi thường của Daewoo VN thỏa đáng.

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu, Phụ lục H)

4.2.2.2. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Giá trị cảm nhận

Thang đo Giá trị cảm nhận gồm 4 biến quan sát. Sau khi đạt độ tin cậy với việc kiểm tra bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng nhân tố và giá trị phân biệt của các nhân tố. Tác giả tiến hành phân tích EFA với mong đợi các biến quan sát này sẽ cùng tạo

thành một nhân tố có Eigenvalue > 1. Điều đó có nghĩa là 4 biến quan sát đo lường Giá trị cảm nhận có độ kết dính cao và cùng thể hiện một phạm trù là Giá trị cảm nhận.

Kết quả phân tích nhân tố thang đo Giá trị cảm nhận như sau: Bảng 4.15: Kết quả KMO và kiểm định Bartlett

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. 0,623 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 170,578 df 6 Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu, Phụ lục H)

Theo Bảng 4.15, thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett đạt giá trị 170,578 với mức ý nghĩa 0,000 < 0,05 (đạt yêu cầu), do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Chỉ số KMO = 0,623 > 0,5 nên phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu.

Sau khi phân tích EFA, bốn biến quan sát của thang đo Giá trị cảm nhận được nhóm thành một nhân tố, đồng thời khơng có biến quan sát nào bị loại. Kết quả EFA cho thấy Eigenvalue = 2,133 > 1, phương sai trích = 53,324 cho thấy một nhân tố được rút ra giải thích được 53,324% biến thiên của dữ liệu. Các trọng số nhân tố của thang đo đều đạt yêu cầu (>0,5). Chi tiết xem tại Phụ lục H.

Bảng 4.16: Ma trận xoay các nhân tố thang đo Giá trị cảm nhận Ma trận nhân tốa Biến Nhân tố 1 GT2 0,821 GT1 0,780 GT3 0,680 GT4 0,623

Phương pháp trích: Principal Component Analysis. a. 1 nhân tố được trích.

Eigenvalue: 2,133

Phương sai trích (%): 53,324

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu, Phụ lục H) Như vậy, thơng qua phân tích EFA, các thang đo đều đã đạt yêu cầu.

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH

Theo kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố EFA, từ 7 nhân tố với 28 biến quan sát ban đầu, tác giả rút trích được 7 nhân tố và 23 biến quan sát ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng, các nhân tố này được giữ nguyên như mơ hình đề xuất ban đầu, trong đó có 5 biến quan sát bị loại bỏ là CX4, GN3, CN6, CN5 và CL4. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết được giữ nguyên như hình 4.1, tiếp tục đưa vào phân tích hồi quy:

Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Các giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H1: Giá cả cảm nhận có ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

Giả thuyết H2: Chất lượng cảm nhận có ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

Giá cả cảm nhận Chất lượng cảm nhận

Giá trị cảm xúc

Danh tiếng Nguồn lực con người

Giá trị cảm nhận của khách hàng

Chính sách cơng ty Dịch vụ giao nhận

Giả thuyết H3: Dịch vụ giao nhận có ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

Giả thuyết H4: Giá trị cảm xúc có ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

Giả thuyết H5: Nguồn lực con người có ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

Giả thuyết H6: Danh tiếng có ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

Giả thuyết H7: Chính sách cơng ty có ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm thép của công ty TNHH posco daewoo việt nam (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)