CHƯƠNG 5 : HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.3. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù tác giả đã cố gắng để đề tài được hoàn thành với kết quả tốt nhất, tuy nhiên nghiên cứu cũng có một số hạn chế nhất định.
Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ được thực hiện với đối tượng khảo sát là các đại diện doanh nghiệp đã và đang là khách hàng của Daewoo VN. Các đối tượng khách hàng tiềm năng nên được tiếp tục khảo sát trong các nghiên cứu khác nhau để tăng mức độ tổng qt cho mơ hình nghiên cứu. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét đánh giá các yếu tố tác động đến dự định mua của khách hàng đối với sản phẩm thép của Daewoo VN.
Thứ hai là nghiên cứu này thực hiện trên phạm vi cả nước, tuy nhiên với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, với đặc thù kinh doanh nên nghiên cứu chỉ thực hiện phần lớn ở những tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và cỡ mẫu ít (205 mẫu) dẫn đến tính đại diện của mẫu chưa cao. Khả năng tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại với đối tượng khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố hơn. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu lặp lại các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm thép của Daewoo VN với cỡ mẫu lớn hơn 300 và mở rộng khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, kết hợp với hướng nghiên cứu thứ nhất để tiến hành đánh giá các yếu tố tác động đến dự định mua của khách hàng đối với sản phẩm thép của doanh nghiệp Việt Nam. Hướng nghiên cứu này sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí nhưng xứng đáng để thực hiện.
Thứ ba, nghiên cứu này chỉ tập trung vào mặt hàng thép của Daewoo VN, trong khi đó, đây là doanh nghiệp kinh doanh đa dạng về chủng loại mặt hàng, với các thế mạnh khác về hóa chất, ơ tơ và nơng sản. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với các sản phẩm khác.
Thứ tư, do hạn chế về thời gian, tác giả chưa hoàn tất giai đoạn nghiên cứu và khai thác sâu về giá trị cảm nhận của khách hàng đối với một số đối thủ cạnh tranh hiện hữu
cũng như phỏng vấn chuyên gia về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, do đó chưa có cơ sở để so sánh, đánh giá và rút ra hàm ý quản trị dựa trên kết quả phân tích đối thủ cạnh tranh. Đây cũng là hướng nghiên cứu khả thi cần được khai thác.
KẾT LUẬN
Qua đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng
đối với sản phẩm thép của công ty TNHH Posco Daewoo Việt Nam”, tác giả rút ra một
số kết luận như sau:
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống một số cơ sở lý thuyết về giá trị cảm nhận từ các cơng
trình nghiên cứu trong và ngồi nước cùng với các mơ hình nghiên cứu về giá trị cảm nhận. Trên nền tảng các lý thuyết có liên quan và xuất phát từ thực tiễn của mặt hàng thép tại thị trường Việt Nam, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu với thang đo nháp gồm 7 yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn tay đôi với 10 chuyên gia trong ngành, tác giả đúc kết được thang đo chính thức đưa vào nghiên cứu định lượng với 1 biến phụ thuộc là Giá trị cảm nhận (GT) gồm 4 biến quan sát và 7 biến độc lập là Giá cả cảm nhận (GC), Chất lượng cảm nhận (CL), Dịch vụ giao nhận (GN), Giá trị cảm xúc (CX), Nguồn lực con người (CN), Danh tiếng (DT) và Chính sách cơng ty (CS) gồm 28 biến quan sát.
Thứ hai, qua nghiên cứu định lượng, đề tài xác định được các yếu tố ảnh hưởng
đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với mặt hàng thép của Daewoo VN gồm Giá cả cảm nhận, Chất lượng cảm nhận, Dịch vụ giao nhận, Giá trị cảm xúc, Nguồn lực con người và Danh tiếng.
Thứ ba, nghiên cứu định lượng cũng chỉ ra có sự khác biệt về giá trị cảm nhận giữa
các nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xây dựng, cũng như giữa các nhóm có thời gian hợp tác với Daewoo VN dưới 1 năm và trên 5 năm.
Thứ tư, căn cứ vào các kết quả trên, nghiên cứu đưa ra 6 nhóm giải pháp tương ứng
với các yếu tố nhằm nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng: Chú trọng đến cảm xúc của khách hàng, đảm bảo giá cả hợp lí và đẩy mạnh xây dựng giá trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, xây dựng thương hiệu của công ty và gia tăng chất lượng cảm nhận cho khách hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng nếu ra một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Công ty TNHH Posco Daewoo Việt Nam, 2018. Báo cáo Nhân sự quý II/2018.
TP. HCM, tháng 7/2018.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TPHCM: NXB Hồng Đức.
Lý Tố Nga, 2013. Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm
dung môi của công ty Daelim Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP.
HCM.
Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện. TP.HCM: NXB Lao động xã hội.
Phạm Xuân Lan và Bùi Hà Vân Anh, 2013. Giá trị cảm nhận của khách hàng đối với các ngành dịch vụ trong bối cảnh thị trường B2B. Tạp chí Phát triển kinh tế số 272, trang 45-58.
Tiếng Anh
Carlos, R., et al., 2006. Customer perceived value in banking services,
International Journal of Bank Marketing, 24: 266 – 283.
Chahal, H., Kumari, N., Consumer perceived value. International Journal of Pharmaceutical and Healthcare Marketing; 6: 167-190.
Dodds, W.B., Monroe, K.B. & Grewal, D., 1991. Effects of Price, Brand and Store information on Buyers’ Product Evaluation. Journal of Marketing Research,
28(3): 307-319.
Eggert, A., Ulaga, W., 2002. Customer perceived value: A substitute for satisfaction in business markets?, Journal of Business & Industrial Marketing, 17: 107 – 118.
Engel, J.F., Blackwell, R.D. & Miniard, P.W., 1993. Consumer Behavior, 7th
Estrella, R., et al., 2013. A marketing view of the customer value Customer lifetime value and customer equity. South African Journal of Business Management,
44: 47-64.
Helkkula, A., Minna, P., 2009. From Customer Perceived Value (PERVAL) to Value-in-Context Experience (VALCONEX). Cranfield University.
La, Q., et al., An Empirical Investigation of client perceived value for professional B2B Services in an International Context. University of New South
Wales.
Lapierre, J., 2005. Customer-perceived value in industrial contexts. Journal of Business & Industrial Marketing, 15: 122 – 145.
Mencarelli, R., Rivière, A., 2015. Perceived value in B2B and B2C. A comparative approach and cross-fertilization. Marketing Theory, SAGE Publications,
15: 201-220.
Pawłowski, Pastuszak, 2016. B2B Customers Buying Behavior. International Journal of Synergy and Research. August 13, 2018. 19-35.
Petrick, J.F., 2002. Development of a Multi-Dimensional Scale for Measuring the Perceived Value of a Service. Journal of Leisure Research, 34(2).
Posco Daewoo Corporation, 2018. 2017 Annual report. Songdo, RoK, March
2018.
Sara, P., et al., 2012. Customer-perceived value in business-to-business relationships: A study of software customers, Journal of Marketing Management, 28:7- 8, 887-911.
Setijono, D., Dahlgaard, J., 2007.Customer value as a key performance indicator (KPI) and a key improvement indicator (KII). Measuring Business Excellence.
multiple item scale, Journal of Retailing, 77: 203-220.
Zeithaml, A., 1988. Consumer Perceptions of Price, Quality, and Value A Means- End Model and Synthesis of Evidence, Journal of Marketing, 52: 2-22.
Thành phần Biến quan sát Nguồn tham khảo
Giá cả cảm nhận
Giá cả hợp lí
Giá cả ổn định
Giá cả phù hợp với chi phí
Giá cả phù hợp với chất lượng
Giá cả cạnh tranh Sweeney và Soutar (2001) Petrick (2002) Sanchez và cộng sự (2006) Giá trị cảm xúc
Khách hàng cảm thấy thoải mái khi sử dụng sản phẩm
Khách hàng cảm thấy tin tưởng khi giao dịch
Khách hàng cảm thấy được tôn trọng khi giao dịch
Khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Sheth và cộng sự (1991) Sweeney và Soutar (2001) Petrick (2002) Sanchez và cộng sự (2006) Chất lượng cảm nhận Chất lượng đúng cam kết Duy trì chất lượng ổn định
Chất lượng cao hơn những nhà cung cấp khác Sweeney và Soutar (2001) Petrick (2002) Sanchez và cộng sự (2006) Dịch vụ giao nhận
Nhân viên giao hàng có trách nhiệm
Cách thức bốc dỡ hàng an toàn
Giao hàng đúng hạn
Chứng từ giao hàng đầy đủ
Eggert và cộng sự (2006) Lý Tố Nga (2013)
chọn
Nhà cung cấp được đánh giá cao hơn những nhà cung cấp khác
Nhà cung cấp ln hồn thành nghĩa vụ đúng hẹn
Phạm Xuân Lan và Bùi Hà Vân Anh (2013)
Chính sách
cơng ty
Hạn mức tín dụng đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hàng tháng của khách hàng
Chính sách bồi thường thỏa đáng
Bảng giá có hiệu lực trong tuần
Lý Tố Nga (2013)
Nguồn lực
con người
Nhân viên giữ mối quan hệ tốt với khách hàng
Nhân viên cập nhật thơng tin thị trường nhanh chóng cho khách hàng
Nhân viên phản hồi nhanh chóng và chính xác u cầu của khách hàng
Nhân viên nhiệt tình quan tâm đến yêu cầu của khách hàng
Nhân viên am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng mình cung cấp
Nhân viên có tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty tôi
Nhân viên hiểu rõ quy trình làm việc của cơng ty mình
Eggert và cộng sự (2006) Lý Tố Nga (2013)
Phạm Xuân Lan và Bùi Hà Vân Anh (2013)
Sản phẩm của nhà cung cấp đáp ứng được đầy đủ mong muốn của khách hàng
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm làm cơng ty tơi hài lịng
I. Tập đồn Posco Daewoo
Tập đoàn Posco Daewoo của Hàn Quốc được thành lập vào năm 1967 bởi ông Kim Woo Choong, với tên gọi ban đầu là Daewoo Industry Co., Ltd. Những ngày đầu, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và thương mại. Năm 2013, tập đoàn thuộc sở hữu của Posco, một trong những tập đoàn sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc và chính thức đổi tên thành Posco Daewoo vào tháng 3 năm 2016. Trải qua hơn 50 năm hoạt động, đến thời điểm hiện tại, Posco Daewoo hoạt động trên 3 lĩnh vực chính: Thương mại quốc tế, Đầu tư quản lý dự án và Phát triển nguồn tài nguyên.
Theo báo cáo hoạt động của Tổng Cơng ty tại Hàn Quốc (2018), tính đến hết năm 2017, Posco Daewoo có gần 8.800 nhân viên. Trong đó, hơn 1.000 nhân viên làm việc ở trụ sở chính Hàn Quốc, 7.800 nhân viên cơng tác ở các chi nhánh và cơng ty con ở nước ngồi. Mạng lưới của Posco Daewoo gồm có 58 chi nhánh, 14 công ty con thương mại, 37 công ty đầu tư. Doanh số hàng năm đạt trung bình 15 tỷ USD.
Bảng B1. Hoạt động kinh doanh chính của tập đồn Posco Daewoo
Lĩnh vực kinh doanh Hạng mục kinh doanh Thương mại
quốc tế
Thép Thép cán nóng, cán nguội, thép cơng nghiệp năng lượng
Máy móc và cơ sở hạ tầng Cơng nghiệp năng lượng, Ơ tơ và tự động hóa
Hàng hóa thiết yếu Kim loại màu, Nơng sản, Hóa chất
Đầu tư quản lý dự án Bất động sản, nhà máy điện
Phát triển nguồn tài nguyên Thăm dò và khai thác dầu khí, khống vật
hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp phép thành lập vào ngày 24/10/2011 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 411043001760. Daewoo VN chuyên kinh doanh các mặt hàng về thép, máy móc thiết bị, hóa chất, nơng sản. Thông tin về công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH Posco Daewoo Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Posco Daewoo Vietnam Company Limited - Tên viết tắt: Posco Daewoo VN Co., Ltd
- Trụ sở chính: Phịng 1507, lầu 15, tòa nhà MPlaza, Số 39, đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: 028 3821 7740. Fax: 028 3821 7750
- Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Phòng 1105, 1106, tầng 11, Trung tâm thương mại Daeha, số 3, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Mã số thuế: 0311276836
- Vốn điều lệ: 83.200.000.000 đồng (tám mươi ba tỷ hai trăm triệu đồng).
1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
- Chức năng và nhiệm vụ:
Như đã đề cập ở trên, Daewoo VN kinh doanh các mặt hàng về thép, máy móc thiết bị, hóa chất, nơng sản. Cụ thể hơn là các mặt hàng: thép cán nóng, cán nguội, thép mạ, thép không gỉ, động cơ xe, các kim loại khơng chứa sắt (nhơm, đồng,…), xăng dầu và khí ga, phân bón, ngũ cốc, hạt nhựa,…
Bên cạnh đó, Daewoo VN tiếp tục giữ vai trò cầu nối trong việc mở rộng hoạt động của công ty mẹ Hàn Quốc ở Đông Nam Á, kết hợp phát triển nguồn lực của công ty mẹ dựa trên những kinh nghiệm tại nước sở tại cũng như tích lũy được từ các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực thương mại.
phù hợp để cung cấp thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng cho quá trình xây dựng và sản xuất của các đối tác, góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước đồng thời mang lại nguồn lợi kinh tế cho công ty và quốc gia, Daewoo VN cịn có nhiệm vụ thực hiện tốt vai trị cầu nối của mình trong việc mở rộng, phát triển hoạt động của cơng ty mẹ, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty mẹ ở Hàn Quốc và giữ mối liên kết với các công ty con, chi nhánh của Posco Daewoo ở những quốc gia khác.
Trong đó, có thể kể đến sự kiện “Hội nghị chiến lược khu vực Đơng Nam Á của tập đồn Posco Daewoo” được Daewoo VN đăng cai tổ chức ngày 13/08/2018 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, số 88 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM. Đây là hoạt động thường niên quan trọng của tập đoàn nhằm tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức thảo luận chiến lược mới cho một khu vực kinh tế nhất định, cụ thể là khu vực ASEAN vào năm 2018.
- Cơ cấu tổ chức: Tổng giám đốc Phịng Tài chính Phịng Nhân sự Bộ phận kinh doanh (TP. HCM) Bộ phận Kinh doanh (Hà Nội) Phòng kinh doanh -Phòng 1, 2, 3: Thép các loại -Phịng 4: Nơng sản và hóa chất Phịng kinh doanh - Phòng 1: Thép các loại - Phịng 2: Nơng sản và
Phân loại theo trình độ Số người Tỷ trọng (%) Cao học 12 14,81 Đại học 53 65,43 Cao đẳng 3 0,04 Trung cấp 2 0,02 THPT 11 13,58 Tổng 81 100
Kính chào Anh/Chị,
Tơi là học viên Cao học ngành Kinh doanh thương mại, trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Tôi đang nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm thép của công ty TNHH Posco Daewoo Việt Nam”.
Rất mong Anh/Chị dành chút ít thời gian chia sẻ cùng tôi về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm thép cung cấp bởi các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.
Xin lưu ý với Anh/Chị là khơng có quan điểm nào là đúng hay sai, những ý kiến của Anh/Chị đều sẽ rất hữu ích, phục vụ cho mục đích duy nhất trong việc hoàn thành luận văn Cao học.
Xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Anh/Chị vui lịng cho biết một số thơng tin sau:
Họ và tên: ............................................................................................................. Nơi công tác: ........................................................................................................ Chức vụ: ............................................................................................................... Địa chỉ email: .......................................................................................................
Phần 1: Phỏng vấn về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm thép cung cấp bởi các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.
Zeithaml (1988) định nghĩa giá trị cảm nhận là sự đánh giá tổng thể của người tiêu dùng về lợi ích của sản phẩm/dịch vụ dựa trên nhận thức về những gì nhận được
Dựa trên các mơ hình nghiên cứu của Sheth và cộng sự (1991), Sweeney và Soutar (2001), Petrick (2002), Sanchez và cộng sự (2006), Eggert và cộng sự (2006), Lý Tố Nga (2013), Phạm Xuân Lan và Bùi Hà Vân Anh (2013), tôi tổng hợp được một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng như sau:
1. Giá cả cảm nhận 2. Giá trị cảm xúc 3. Chất lượng cảm nhận 4. Dịch vụ giao nhận 5. Danh tiếng