Thiết kế nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ mobile internet của khách hàng tại TP HCM (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là bước nghiên cứu sơ bộ và bước

nghiên cứu chính thức.

3.2.1. Bước nghiên cứu sơ bộ:

Đây là bước nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các

giả thuyết của mơ hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả của bước nghiên cứu định tính này là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định

lượng về sau.

Giai đoạn nghiên cứu định tính này được thực hiện ở Tp.HCM thông qua phương

pháp phỏng vấn chuyên gia và sau đó tiến hành phỏng vấn sâu với 10 người khách hàng để hồn thiện mơ hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát.

a. Phỏng vấn chuyên gia:

Các chuyên gia được phỏng vấn là những người quản lý kinh doanh & nghiên

cứu trong lĩnh vực thông tin di động (Danh sách chuyên gia đính kèm ở phụ lục 1). Kết quả sau khi tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia như sau:

Đối với mơ hình nghiên cứu: Các chun gia đã đồng ý cả 6 yếu tố mà tác giả đã

nêu ra có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet của khách hàng.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã có một số hiệu chỉnh trong mơ hình như sau:

- Bổ sung thêm 1 yếu tố vào mơ hình, đó là yếu tố “Các trở ngại”, yếu tố này được các chuyên gia giả định là nghịch biến với hành vi sử dụng dịch

vụ Mobile Internet của khách hàng tại Tp.HCM, thang đo của yếu tố này

đã được được các chuyên gia điều chỉnh lại dựa theo thang đo của Chan &

Lu (2004) (Chỉnh sửa theo chuyên gia: Ông Phạm Đức Kỳ, ông Lê Trọng Quý, ông Dương Thanh Liêm và ông Nguyễn Nhơn Tuấn)

- Các chuyên gia đã điều chỉnh yếu tố “tính tương thích” thành yếu tố “điều

kiện thuận lợi” để yếu tố này bao quát và đầy đủ nội dung hơn theo ứng dụng mơ hình UTAUT (Chỉnh sửa theo chuyên gia: Ông Phạm Đức Kỳ)

- Sửa tên “tầm nhìn” theo giả thuyết ban đầu thành “mức độ phổ biến” để cho phù hợp nghĩa với thực tế (Chỉnh sửa theo chuyên gia: Ông Phạm

Đức Kỳ, Ông Dương Thanh Liêm)

Đối với thang đo: Các chuyên gia đã đồng ý tất cả các biến quan sát mà tác giả

đã xây dựng trong phần thang đo và đã bổ sung thêm 2 biến quan sát vào hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet (Chỉnh sửa theo chuyên gia: Ông Phạm Đức Kỳ, Ông

Lê Trọng Quý), đó là:

- “Tơi dùng dịch vụ Mobile Internet nhiều hơn so với dịch vụ khác: wifi, internet cố định…”

- “Sử dụng dịch vụ Mobile Internet là sự lựa chọn đúng đắn của tôi”

(Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia ở phụ lục 2).

b. Phỏng vấn sâu:

Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố và biến quan sát theo các chuyên gia, đề tài tiến

hành phỏng vấn sâu đối với 10 khách hàng (Danh sách 10 khách hàng đính kèm ở phụ lục 1), bao gồm: 3 người là nhân viên của các công ty di động tại Tp.HCM và 7

người là khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ Mobile Internet.

- Đối tượng là các nhân viên của các Công ty Mobifone, Vinaphone, Viettel

trên địa bàn Tp.HCM: vì họ là những người am hiểu sâu về nội dung, giá cước, lợi ích của dịch vụ Mobile Internet.

- Đối tượng là khách hàng đang sử dụng dịch vụ Mobile Internet: tác giả lựa

chọn là bạn bè, đồng nghiệp, người quen để phỏng vấn trực tiếp.

Sau khi được góp ý, bảng khảo sát đã được điều chỉnh một số từ ngữ để bảo đảm

rằng phần đông đối tượng khảo sát đều hiểu đúng và rõ nghĩa (Bảng câu hỏi 10 khách hàng ở phụ lục 3).

c. Kết quả của bước nghiên cứu định tính & hiệu chỉnh thang đo:

Tất cả các biến quan sát trong các thành phần (hay là biến độc lập) đều sử dụng

biểu cho đến lựa chọn số 5 nghĩa là "Rất đồng ý". Các thang đo được xây dựng từ các nguồn nghiên cứu của các tác giả như sau:

Bảng 3.1: Thang đo các yếu tố

Mã hoá Thang đo Nguồn tác giả

Nhận thức sự hữu ích

U1 Dịch vụ Mobile Internet giúp tôi truy cập thơng tin nhanh chóng, kịp thời.

T.S.H. Teo, Siau Heong Pok, 2003 U2 Dịch vụ Mobile Internet giúp tôi xử lý công

việc hiệu quả & thuận tiện

Dr. Sherah Kurnia &

các đồng sự, 2007

U3 Công việc của tôi rất cần thiết để sử dụng dịch vụ Mobile Internet

Yu-Lung-Wu và đồng sự , 2008

U4 Dịch vụ Mobile Internet giúp tôi tiết kiệm

được thời gian

Dr. Sherah Kurnia &

các đồng sự, 2007

U5 Dịch vụ Mobile Internet giúp tôi giải trí &

thư giãn

N.T.Kiên, 2011 U6 Nói chung, dịch vụ Mobile Internet đáp ứng

được nhu cầu của tôi

T.S.H. Teo, Siau Heong Pok, 2003

Mã hoá Thang đo Nguồn tác giả

Nhận thức sự dễ sử dụng

E1 Tôi cảm thấy dịch vụ Mobile Internet dễ sử dụng

T.S.H. Teo, Siau Heong Pok, 2003 E2 Tôi cảm thấy các thao tác của dịch vụ

Mobile Internet dễ làm

Dr. Sherah Kurnia &

các đồng sự, 2007

E3 Tôi cảm thấy dịch vụ Mobile Internet rất thân thiện

Dr. Sherah Kurnia &

các đồng sự, 2007

E4 Tôi cảm thấy rất dễ thành thạo khi sử dụng dịch vụ Mobile Internet

Dr. Sherah Kurnia & các đồng sự, 2007

Mã hoá Thang đo Nguồn tác giả

Sự ảnh hưởng của xã hội

SI1 Ý kiến của gia đình có ảnh hưởng việc sử

dụng dịch vụ Mobile Internet của tôi

Dr. Sherah Kurnia &

các đồng sự, 2007

SI2 Ý kiến của bạn bè có ảnh hưởng việc sử

dụng dịch vụ Mobile Internet của tôi

Dr. Sherah Kurnia &

các đồng sự, 2007

SI3 Ý kiến của đồng nghiệp có ảnh hưởng việc

sử dụng dịch vụ Mobile Internet của tôi

Dr. Sherah Kurnia &

các đồng sự, 2007

SI4 Ý kiến của những người xung quanh tơi có

ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ Mobile

Internet của tơi.

Dr. Sherah Kurnia &

Mã hố Thang đo Nguồn tác giả

Điều kiện thuận lợi

FC1 Tơi có đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ

Mobile Internet

Venkatesh & các

đồng sự, 2003

FC2 Tơi có kiến thức cần thiết để sử dụng dịch vụ Mobile Internet

Venkatesh & các

đồng sự, 2003

FC3 Dịch vụ Mobile Internet tương thích với các thiết bị tôi đang dùng (điện thoại, máy

tính,..).

Venkatesh & các

đồng sự, 2003

FC4 Cách sử dụng dịch vụ Mobile Internet trên mạng di động cũng giống như cách sử dụng dịch vụ trên mạng internet.

Venkatesh & các

đồng sự, 2003

FC5 Có người sẵn sàng hỗ trợ tôi khi sử dụng

dịch vụ Mobile Internet

Venkatesh & các

đồng sự, 2003

Mã hoá Thang đo Nguồn tác giả

Hình ảnh cá nhân

I1 Những người sử dụng dịch vụ Mobile Internet là những người muốn thể hiện bản thân với những người xung quanh.

T.S.H. Teo, Siau Heong Pok, 2003 I2 Những người dùng dịch vụ Mobile Internet

là những người hợp với xu hướng ngày nay.

T.S.H. Teo, Siau Heong Pok, 2003 I3 Những người dùng dịch vụ Mobile Internet

là những người có hiểu biết về công nghệ thông tin.

T.S.H. Teo, Siau Heong Pok, 2003 I4 Những người dùng dịch vụ Mobile Internet

là những người trẻ tuổi.

T.S.H. Teo, Siau Heong Pok, 2003

Mã hoá Thang đo Nguồn tác giả

Mức độ phổ biến

V1 Tôi thường xuyên bắt gặp các thông tin liên

quan đến dịch vụ Mobile Internet.

Dr. Sherah Kurnia &

các đồng sự, 2007

V2 Tôi thấy dịch vụ Mobile Internet ngày càng phổ biến.

Dr. Sherah Kurnia &

các đồng sự, 2007

V3 Tôi thấy dịch vụ Mobile Internet được sử dụng ở khắp mọi nơi (nơi công cộng, công ty, trường học, trên xe, tàu,…)

Dr. Sherah Kurnia &

các đồng sự, 2007

V4 Tôi thấy nhiều người sử dụng dịch vụ Mobile Internet (bạn bè, đồng nghiệp, gia

đình, người thân,..).

Dr. Sherah Kurnia &

Mã hoá Thang đo Nguồn tác giả

Các trở ngại

R1 Tôi lo chưa hiểu nhiều về dịch vụ Mobile

Internet

Chan & Lu, 2004 R2 Tôi lo ngại chất lượng dịch vụ không đảm

bảo.

Chan & Lu, 2004 R3 Tôi lo ngại tính cước phí dịch vụ Mobile

Internet không đúng

Chan & Lu, 2004 R4 Tơi lo gặp phiền tối nếu muốn sử dụng

dịch vụ (đổi máy điện thoại Smartphone,

thay sim…)

Chan & Lu, 2004

Mã hoá Thang đo Nguồn tác giả

Hành vi sử dụng dịch vụ

UB1 Tôi dùng dịch vụ Mobile Internet được một thời gian dài.

Albarq, A. N. & Alsughayir, A., 2013 UB2 Tôi dùng dịch vụ Mobile Internet một cách

thường xuyên

Albarq, A. N. & Alsughayir, A., 2013 UB3 Tôi dùng dịch vụ Mobile Internet nhiều hơn

so với dịch vụ khác (ví dụ: Internet cố định,

Wi-Fi,..)

Đề xuất của chuyên

gia UB4 Tôi quyết định tin vào dịch vụ Mobile

Internet để dùng.

Albarq, A. N. & Alsughayir, A., 2013 UB5 Sử dụng dịch vụ Mobile Internet là sự lựa

chọn đúng đắn của tôi.

Đề xuất của chuyên

gia

3.2.2. Bước nghiên cứu chính thức:

Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng. Giai đoạn nghiên cứu định lượng này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dùng hoặc gửi e-

mail phỏng vấn các khách hàng đã hoặc đang dùng dịch vụ Mobile Internet tại địa bàn Tp.HCM (Bảng khảo sát chính thức ở phụ lục 4).

Kết quả của nghiên cứu định lượng dùng để kiểm định lại mơ hình lý thuyết và các giả thuyết đã đề xuất ban đầu. Quá trình xử lý các bảng khảo sát đã thu thập

bằng phần mềm SPSS 20.0 theo các bước như sau:

Bước 1: Thống kê mô tả (Descriptive Statistics)

Bước 2: Kiểm định phân phối chuẩn của các biến quan sát nhằm mục đích phân

tích hồi quy, kiểm định ANOVA.

Bước 3: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo

Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha loại các biến rác có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ.

Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

- Kiểm định sự phù hợp của tập dữ liệu khảo sát qua thông số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin).

- Kiểm tra hệ số tải nhân tố (Factor loading) để loại bỏ các nhân tố (tức các biến) không đạt yêu cầu.

- Kiểm định yếu tố trích được qua thơng số Eigenvalue. - Kiểm định tổng phương sai trích được của các nhân tố.

Bước 5: Phân tích hồi quy (Multiple Regression)

- Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình thơng qua hệ số R2 điều chỉnh

(Adjusted coefficient of deterMobile Internetnation)

- Kiểm định về tính phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể

- Kiểm định mức ý nghĩa của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta (Standardized Beta Coefficient).

Từ đó, có thể kiểm tra được độ thích hợp của mơ hình, kiểm định các giả thuyết, xây dựng mơ hình hồi quy bội.

Bước 6: Kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ mobile internet của khách hàng tại TP HCM (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)