Đánh giá sự phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ mobile internet của khách hàng tại TP HCM (Trang 64)

hình R R

2 R2 điều

chỉnh

Sai số chuẩn của đo lường

1 0,814a 0,663 0,651 0,59043701

b. Kiểm định sự phù hợp :

Kiểm định F là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy

tuyến tính trên tổng thể. Tức là dựa vào giá trị Sig để kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với tồn bộ tập hợp các biến độc lập trên tổng thể hay không.

Bảng 4.14 : Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ANOVA Mơ hình Tổng độ lệch bình phương Bậc tự do df Độ lệch bình

phương bình quân F Sig.

1 Hồi quy 134,671 7 19,239 55,186 0,000b

Phần dư 68,329 196 0,349

Tổng 203,000 203

Dựa vào bảng phân tích ANOVA, ta thấy Sig = 0,000 < 0,05, như vậy có thể kết luận là các biến độc lập hiện có trong mơ hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc trên tổng thể với mức ý nghĩa kiểm định là 5%. Điều này có nghĩa là mơ hình tác giả xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

c. Kiểm định sự phân phối chuẩn và phương sai của sai số không đổi:

Trước khi tiến tới phân tích hồi quy thì sai số hay cịn gọi là phần dư (e) phải

thỏa 2 điều kiện : Phần dư có phân phối chuẩn và phương sai của sai số không đổi. Nếu đạt 2 điều kiện này thì phân tích hồi quy mới chặt chẽ và ít bị sai lệch.

- Kiểm định phương sai của sai số không đổi :

Đối với kiểm định này, yêu cầu Sig của kiểm định phải > 0,05 thì mới thỏa yêu

cầu. Căn cứ vào bảng 4.15, nhận thấy mối tương quan giữa sai số và biến phụ thuộc UB có Sig =0,158 > 0,05, tức là chấp nhận giả thuyết hệ số tương quan hạng của

tổng thể bằng 0, nghĩa là chấp nhận giả thuyết phương sai của sai số không đổi. Và như vậy, kiểm định này đạt yêu cầu.

Bảng 4.15 : Kiểm định phương sai của sai số

Hành vi (UB)

Trị tuyệt đối

của sai số

Hành vi (UB) Pearson Correlation 1 0,099

Sig. (2-tailed) 0,158

Trị tuyệt đối của sai số

Pearson Correlation 0,099 1

Sig. (2-tailed) 0,158 - Kiểm định sự phân phối chuẩn của phần dư :

Đối với kiểm định này, nếu trung bình của phần dư (Mean) bằng 0 và độ lệch

Căn cứ vào biểu đồ 4.6, nhận thấy giá trị trung bình của phần dư bằng 0 và độ

lệch chuẩn bằng 0,983 tức xấp xỉ bằng 1. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng phần dư có phân phối chuẩn và đạt điều kiện để chạy phân tích hồi quy.

4.3.3. Kiểm định giả thuyết và mơ hình hồi quy bội: a. Kiểm định giả thuyết :

- Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập :

Quy tắc là khi hệ số phóng đại phương sai VIF vượt q 10 thì đó là dấu hiệu của

đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) và khi đó, biến độc

lập sẽ khơng được sử dụng vào mơ hình hồi quy bội.

Kết quả phân tích hồi quy được trình bày ở bảng 4.16 cho thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập vì hệ số VIF của các biến đều bằng 1 và

nhỏ hơn 10. Vì vậy, cả 7 biến độc lập đề xuất đều đạt yêu cầu về đa cộng tuyến.

Bảng 4.16: Phân tích hồi quy

Trọng số hồi quy mơ hình

Model Hệ số khơng chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Std. Error Beta Hệ số Tolerance Hệ số phóng đại phương sai VIF 1 Hằng số 2,529E-16 0,041 0,000 1,000 E 0,244 0,041 0,244 5,888 0,000 1,000 1,000 U 0,428 0,041 0,428 10,339 0,000 1,000 1,000 R -0,399 0,041 -0,399 -9,626 0,000 1,000 1,000 SI 0,293 0,041 0,293 7,060 0,000 1,000 1,000 V 0,242 0,041 0,242 5,843 0,000 1,000 1,000 I 0,294 0,041 0,294 7,075 0,000 1,000 1,000 FC 0,176 0,041 0,176 4,251 0,000 1,000 1,000

- Kiểm định giả thuyết :

Kết quả phân tích mơ hình hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của yếu tố nhận thức sự dễ sử dụng (E) : 1 = 0,244 > 0 (là số dương) tức là có quan hệ đồng biến giữa nhận thức sự dễ sử dụng (E) & hành vi sử dụng dịch vụ (UB) và Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy giả thuyết H2 được chấp nhận. Như vậy, khi khách hàng cảm nhận được

Hệ số hồi quy của yếu tố nhận thức sự hữu ích (U) : 2 = 0,428 > 0 (là số dương) tức là có quan hệ đồng biến giữa nhận thức sự hữu ích (U) & hành vi sử dụng dịch vụ (UB) và Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận. Như vậy,

khi khách hàng cảm nhận được lợi ích của dịch vụ Mobile Internet đem lại càng

nhiều thì hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet cũng càng cao.

Hệ số hồi quy của yếu tố các trở ngại (R) : 3 = -0,399 < 0 (là số âm) tức là có quan hệ nghịch biến giữa các trở ngại (R) & hành vi sử dụng dịch vụ (UB) và Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy giả thuyết H7 được chấp nhận. Như vậy, khi khách hàng cảm thấy các trở ngại càng nhiều thì hành vi sử dụng dịch vụ càng giảm.

Hệ số hồi quy của yếu tố sự ảnh hưởng của xã hội (SI) : 4 = 0,293 > 0 (là số

dương) tức là có quan hệ đồng biến giữa sự ảnh hưởng của xã hội (SI) & hành vi sử

dụng dịch vụ (UB) và Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy giả thuyết H3 được chấp nhận.

Như vậy, khi sự tác động của những người ngoài xã hội càng nhiều thì hành vi sử

dụng dịch vụ Mobile Internet của khách hàng cũng càng tăng.

Hệ số hồi quy của yếu tố mức độ phổ biến (V) : 5 = 0,242 > 0 (là số dương) tức là có quan hệ đồng biến giữa mức độ phổ biến (V) & hành vi sử dụng dịch vụ (UB) và Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy giả thuyết H6 được chấp nhận. Như vậy, khi dịch vụ Mobile Internet càng phổ biến thì càng tác động mạnh vào hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Hệ số hồi quy của yếu tố hình ảnh cá nhân (I) : 6 = 0,294 > 0 (là số dương) tức là có quan hệ đồng biến giữa hình ảnh cá nhân (I) & hành vi sử dụng dịch vụ (UB) và Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy giả thuyết H5 được chấp nhận. Như vậy, khi khách hàng càng cảm thấy việc sử dụng dịch vụ Mobile Internet sẽ thể hiện được hình ảnh cá nhân càng nhiều thì càng tăng hành vi sử dụng dịch vụ đó lên.

Hệ số hồi quy của yếu tố điều kiện thuận lợi (FC) : 7 = 0,176 > 0 (là số dương) tức là có quan hệ đồng biến giữa điều kiện thuận lợi (FC) & hành vi sử dụng dịch vụ (UB) và Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy giả thuyết H4 được chấp nhận. Như vậy, khi khách hàng có nhiều điều kiện thuận lợi để sử dụng dịch vụ Mobile Internet thì

Như vậy, kết quả kiểm định các giả thuyết được trình bày trong bảng 4.17:

Bảng 4.17 : Kết quả kiểm định giả thuyết

Giả

thuyết Nội dung

Kết quả kiểm định H1 Nhận thức sự hữu ích tác động đồng biến đến hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet Chấp nhận H2 Nhận thức tính dễ sử dụng tác động đồng biến đến hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet Chấp nhận H3 Sự ảnh hưởng của xã hội tác động đồng biến đến hành

vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet Chấp nhận

H4 Điều kiện thuận lợi tác động đồng biến đến hành vi sử

dụng dịch vụ Mobile Internet Chấp nhận H5 Hình ảnh cá nhân tác động đồng biến đến hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet Chấp nhận H6 Mức độ phổ biến tác động đồng biến đến hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet Chấp nhận H7 Các trở ngại tác động nghịch biến đến hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet Chấp nhận

b. Mơ hình hồi quy :

Dựa vào hệ số hồi quy đã chuẩn hóa i để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố E, U, R, SI, V, I, FC đối với hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet (UB) của khách hàng tại Tp.HCM.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa i đo lường thay đổi trong giá trị trung bình bình của UB khi biến độc lập thứ i thay đổi một đơn vị trong khi các biến khác không đổi.

Từ kết quả hồi quy, ta có phương trình hồi quy của hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet dựa vào hệ số  đã chuẩn hóa như sau :

UB = 0,428*U – 0,399*R + 0,294*I + 0,293*SI + 0,244*E + 0,242*V + 0,176*FC

Như vậy, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi nhận thức sự hữu ích

tăng lên 1 đơn vị thì hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng tăng lên 0,428 đơn vị, các trở ngại tăng 1 đơn vị thì hành vi sử dụng dịch vụ giảm 0,399 đơn vị và tương tự cho các nhân tố khác.

Kết quả cho thấy nhân tố nhận thức sự hữu ích (U) tác động mạnh nhất đến hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng, sau đó đến nhân tố các trở ngại (R), tiếp theo

đến nhân tố hình ảnh cá nhân (I), nhân tố sự ảnh hưởng của xã hội (SI), nhân tố

nhận thức sự dễ sử dụng (E), nhân tố mức độ phổ biến (V) và cuối cùng nhân tố

điều kiện thuận lợi (FC) tác động thấp nhất đến hành vi sử dụng dịch vụ Mobile

Internet của khách hàng tại Tp.HCM.

Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng làm cơ sở cho các nhà cung cấp có thể hoạch định được những chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển theo mức độ ưu tiên từng yếu tố để phù hợp với nguồn lức của mình và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong tương lai.

4.4. Kiểm định sự khác biệt của các yếu tố nhân khẩu học:

Các yếu tố nhân khẩu học trong đề tài là giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập bình quân hàng tháng và nghề nghiệp hiện tại của khách hàng.

Mục đích của phân tích này là nhằm tìm xem có sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê hay khơng giữa các yếu tố nhân khẩu học đến 7 biến độc lập trong mơ hình và 1 biến phụ thuộc là hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet của khách hàng tại Tp.HCM.

4.4.1. Phân loại loại kiểm định: a. Kiểm định T-test: a. Kiểm định T-test:

Nhằm kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm, đó là: giới tính của khách hàng.

Căn cứ vào kiểm định Levene để kiểm tra phương sai của 2 nhóm, nếu Sig của

kiểm định Levene > 0,05, thì kết luận phương sai 2 nhóm khơng bằng nhau và nếu < 0,05 tức phương sai của 2 nhóm bằng nhau.

Sau đó, dựa vào kết quả “phương sai bằng nhau” hoặc “phương sai không bằng

nhau” tiếp tục sang kiểm định T-test, nếu Sig. (2-tailed) của kiểm định T-test < 0,05 tức là có sự khác biệt giữa 2 nhóm và nếu > 0,05 thì khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm trên.

b. Kiểm định ANOVA:

Nhằm kiểm định sự khác biệt từ 3 nhóm trở lên, đó là: độ tuổi, học vấn, thu nhập, nghề nghiệp của khách hàng.

Điều kiện để có thể kiểm định ANOVA đó là các nhóm phải có phương sai bằng nhau, căn cứ vào mức ý nghĩa Sig của kiểm định phương sai, nếu Sig > 0,05 thì tức là phương sai của các nhóm bằng nhau và đạt yêu cầu để kiểm định tiếp, nếu không đạt yêu cầu thì sẽ dừng bài tốn kiểm định ANOVA.

Sau đó, căn cứ vào bảng phân tích ANOVA, nếu mức ý nghĩa Sig của phân tích ANOVA > 0,05 thì kết quả là khơng có sự khác biệt giữa các nhóm và nếu < 0,05 thì kết quả là có sự khác biệt giữa các nhóm. Sau đó, dựa vào giá trị trung bình của các biến cần kiểm định thì xác định được cụ thể sự khác biệt đó như thế nào.

4.4.2. Kết quả kiểm định:

(Chi tiết kiểm định các yếu tố nhân khẩu học xem tại phụ lục 5)

Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học đối với biến phụ thuộc “Hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet”:

Kết quả kiểm định chứng minh khơng có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình

độ học vấn, thu nhập bình quân và nghề nghiệp của khách hàng về hành vi sử dụng

dịch vụ Mobile Internet tại Tp.HCM

Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học đối với biến độc lập “Nhận thức sự dễ sử dụng”:

Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về trình độ học vấn đối với cảm nhận dễ hay khó khi sử dụng dịch vụ Mobile Internet.

- Trình độ học vấn: Căn cứ kết quả thống kê thì khách hàng có trình độ đại

học cảm nhận dịch vụ Mobile Internet dễ sử dụng nhất, sau đó đến trình

độ sau đại học, tiếp sau đó là trình độ cao đẳng/trung cấp và cuối cùng đến đối tượng tốt nghiệp cấp 3 là những người cảm thấy dịch vụ Mobile

Internet khó sử dụng nhất. Đối tượng đại học và sau đại học là những

người có năng lực nên việc tiếp cận cái mới và sử dụng nó dễ dàng hơn so

với đối tượng khác.

Ngoài ra, khơng có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, thu nhập bình quân và nghề nghiệp của khách hàng đối với yếu tố cảm nhận sự dễ sử dụng của dịch vụ.

Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học đối với biến độc lập “Nhận thức sự hữu ích”:

Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về độ tuổi và trình độ học vấn đối với yếu tố cảm nhận sự hữu ích của dịch vụ Mobile Internet

- Độ tuổi: Khách hàng có độ tuổi trên 35 tuổi thấy lợi ích của dịch vụ đem

lại nhiều hơn so với độ tuổi từ 23 đến 35, và độ tuổi từ 23 đến 35 lại thấy lợi ích nhiều hơn độ tuổi dưới 34. Điều đó chứng tỏ khách hàng càng lớn tuổi thì lợi ích dịch vụ đem lại càng nhiều hơn vì họ có nhu cầu phục vụ cho cơng việc nhiều hơn.

- Trình độ học vấn: Đối tượng khách hàng trình độ cao đẳng/trung cấp cảm

nhận lợi ích dịch vụ cao nhất, tiếp đến là khách hàng trình độ sau đại học,

đại học và cuối cùng là tốt nghiệp cấp 3 cảm nhận lợi ích dịch vụ đem lại

thấp nhất.

Khơng có sự khác biệt về giới tính, thu nhập bình qn, nghề nghiệp của khách hàng về cảm nhận sự hữu ích của dịch vụ đem lại.

Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học đối với biến độc lập “Các trở ngại”:

Kết quả kiểm định chứng minh khơng có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình

độ học vấn, thu nhập bình quân và nghề nghiệp của khách hàng về các trở ngại gặp

phải khi muốn sử dụng dịch vụ Mobile Internet.

Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học đối với biến độc lập “Sự ảnh hưởng của xã hội”:

Kết quả kiểm định chứng minh khơng có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình

độ học vấn, thu nhập bình quân và nghề nghiệp của khách hàng về tác động của xã

hội đối với hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Internet.

Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học đối với biến độc lập “Mức độ phổ biến”:

Kết quả kiểm định chứng minh khơng có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình

độ học vấn, thu nhập bình quân và nghề nghiệp của khách hàng đối với sự trông

Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học đối với biến độc lập “Hình ảnh cá nhân”:

Kết quả kiểm định chứng minh khơng có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình

độ học vấn, thu nhập bình quân và nghề nghiệp của khách hàng đối với việc xây

dựng hình ảnh cá nhân khi sử dụng dịch vụ Mobile Internet.

Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học đối với biến độc lập “Điều kiện thuận lợi”:

Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập bình quân và nghề nghiệp đối với yếu tố điều kiện thuận lợi.

- Độ tuổi: Khách hàng trên 35 tuổi có điều kiện thuận lợi để sử dụng dịch

vụ Mobile Internet hơn khách hàng có độ tuổi từ 23 đến 35 tuổi, và đối

tượng từ 23 đến 35 lại có điều kiện thuận lợi hơn đối với khách hàng dưới

23 tuổi. Như vậy, khách hàng càng lớn tuổi thì càng có nhiều điều kiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ mobile internet của khách hàng tại TP HCM (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)