Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu 4043449 (Trang 28 - 34)

Chương 3 : GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

4.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn

Phân tích tổng qt tình hình nguồn vốn

Bảng 1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005Chênh lệch2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I. Vốn chủ sở hữu 40 3.25 15 1.39 25 1.77 -25 -62.50 10 66.67 II.Vốn huy động 106 8.61 313 29.06 462 32.77 207 195.28 149 47.60 III.Vay VCB – TW 1,070 86.92 709 65.83 864 61.28 -361 -33.74 155 21.86 IV.Vốn khác 15 1.22 40 3.71 59 4.18 25 166.67 19 47.50 Tổng nguồn vốn 1,231 100.00 1,077 100.00 1,410 100.00 -154 -12.51 333 30.92

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)

Trong hoạt động ngân hàng, công tác nguồn vốn giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng cần phải tạo được nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.

Qua 3 năm hoạt động ta thấy tình hình nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng khơng ổn định. Năm 2006, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn đặc biệt là cơng tác tín dụng vì nhu cầu tín dụng của khách hàng giảm nên nhu cầu nguồn vốn cũng giảm, tổng nguồn vốn có sụt giảm 12,51 (%) so với năm 2005. Đến năm 2007,

nguồn vốn tăng trưởng mạnh mẽ đạt tỷ lệ tăng đến 30.92 (%) cho thấy sự nỗ lực đáng kể của chi nhánh trong công tác nguồn vốn. Diễn biến cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh cụ thể như sau:

Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007

+ Vốn chủ sở hữu: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (chưa đến 5%) và có sự biến động qua các năm. Từ năm 2005 đến năm 2006, vốn chủ sở hữu giảm 25 (tỷ đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm 62.5 (%); từ năm 2006 đến năm 2007, vốn chủ sở hữu tăng 10 (tỷ đồng) tương ứng tỷ lệ tăng là 66.7 (%).

+ Nguồn vốn vay VCB-TW là nguồn vốn chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sự hỗ trợ của VCB-TW giúp cho nguồn tiền mặt luôn được giải ngân là một trong những nhân tố giúp uy tín của VCB-TW. Tuy nhiên, khi vay từ VCB-TW thì chi phí nguồn vốn trở nên cao hơn so với huy động từ khách hàng và tạo sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ VCB-TW cũng như chi nhánh chưa thể chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình. Do đó việc hạn chế vay vốn VCB-TW là một trong những mục tiêu trong công tác nguôn vốn của chi nhánh. Nếu như năm 2005, vốn vay VCB-TW chiếm đến 86.92 (%) trong tổng nguồn vốn thì đến năm 2006, tỷ trọng này giảm đáng kể, chiếm 65.83 (%) và sang năm 2007 tỷ trọng này tiếp tục giảm còn 61.28 (%). Điều này cho thấy VCB-TW đã thực hiện được đáng kể mục

tiêu của mình nhưng chiếm trên 60 (%) trong tổng nguồn vốn là quá lớn. Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa công tác huy động vốn khách hàng nhằm làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Kế đến là nguồn vốn huy động từ khách hàng, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và tỷ trọng này ngày càng tăng.

+ Vốn huy động: Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng nguồn vốn, vốn huy động tăng mạnh qua các năm và ngày càng tăng dần tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Ở năm 2005, vốn huy động chỉ chiếm 8.61 (%) tổng nguồn vốn, đến năm 2006 tỷ trọng này là 29.06 (%) và năm 2007 là 32.77 (%). Điều này cho thấy Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau đang cơ cấu lại nguồn vốn của mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay từ VCB – TW, ngày càng tự chủ hơn trong cơng tác huy động vốn.

Năm 2006, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối toàn diện. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 19.15(%), thu nhập bình quân đầu người đầu người đạt gần 11 triệu đồng/năm. Các thành phần kinh tế phát triển khá góp phần tăng thu nhập cho người lao động, các hoạt động khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu cũng tăng. Tất cả các yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi để chi nhánh khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng, cùng với sự tích cực trong cơng tác huy động vốn làm cho nguồn vốn huy động có bước phát triển đáng kể. Chi tiết như sau:

từ năm 2005 đến năm 2007

Từ năm 2005 đến năm 2006, vốn huy động tăng 207 (tỷ đồng) tương ứng tỷ lệ tăng là 195.28 (%) tức gần gấp 2 lần năm 2005, thể hiện sự nỗ lực đáng kể cũng như hiệu quả trong chính sách huy động vốn của ngân hàng. Từ năm 2006 đến năm 2007, vốn huy động tiếp tục tăng 149 (tỷ đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 47.6 (%). Với những cố gắng trong công tác huy động, năm 2007 chi nhánh đã đạt thị phần 14.03 (%) so với tổng mức huy động của toàn tỉnh.

+ Vốn khác: tăng dần qua các năm, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng

nguồn vốn.

Phân tích chi tiết tình hình huy động vốn

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) I. Vốn huy động từ khách hàng 98 92.45 292 93.29 442 95.67 194 197.96 150 51.37 . Tiền gửi các tổ chức kinh tế 62 63.27 235 80.48 388 87.78 173 279.03 153 65.11 . Tiền gửi tiết kiệm

và kỳ phiếu 36 36.73 57 19.52 54 12.22 21 58.33 -3 -5.26 II. Huy động từ NSNN và TCTD 8 7.55 21 6.71 20 4.33 13 162.50 -1 -4.76 . NSNN 7 87.50 7 33.33 7 35.00 0 0.00 0 0.00 . TCTD 1 12.50 14 66.67 13 65.00 13 1,300.00 -1 -7.14 Tổng vốn huy động 106 100.00 313 100.00 462 100.00 207 195.28 149 47.60

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)

+ Vốn huy động từ khách hàng: giữ vai trị chủ yếu, tỷ trọng ln chiếm

hơn 90 (%) trong tổng vốn huy động. Sự tăng trưởng của vốn huy động từ khách hàng qua các năm rất cao. Cụ thể, từ năm 2005 đến năm 2006 nguồn vốn này tăng 194 (tỷ đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 197.96 (%), gần gấp 2 lần. Từ năm 2006 đến năm 2007, nguồn vốn này tăng 150 (tỷ đồng) tương ứng tỷ lệ tăng là 51.37 (%).

Có được những thành tích như vậy là do Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau đã tích cực thực hiện cơng tác quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và đa dạng hơn các hình thức huy động như phát hành nhiều đợt trái phiếu huy động vốn với mức lãi suất cao cùng với các chương trình dự thưởng, áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất trong khung lãi suất mà ngân hàng trung ương cho phép. Sự hấp dẫn của lãi suất cũng như việc cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên nghiệp đã thu hút lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, bên cạnh đó tiền gửi thanh tốn của Ban quản lý dự án Khí-Điện-Đạm có giá trị lớn cũng là ngun nhân góp phần tăng số dư huy động. Qua các năm tiền gửi của các tổ chức này ln giữ vai trị chủ yếu và tăng mạnh qua các năm. Bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu biến động không đồng đều, năm 2006, tốc độ tăng là 58.33 (%) so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 giảm 5.26 (%). Tốc độ tăng chậm vì ngày càng có nhiều chi nhánh của các ngân hàng khác được thành lập, điều này tạo sức ép cạnh tranh lớn đối với Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau, dẫn đến thị phần huy động vốn bị chia sẻ. Thế nhưng đây mới thực sự là nguồn vốn giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doạnh cao nhất vì nó có chi phí thấp đồng thời tạo sự chủ động cho ngân hàng. Do vậy chi nhánh phải đẩy mạnh, hoạch định chính sách nhằm tăng số dư tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu hơn nữa.

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ(%) I. Tiền gửi không kỳ hạn 62,803 64.22 236,278 80.89 391,092 88.46 173,47 5 276.22 154,81 4 65.52 II. Tiền gửi có kỳ hạn 29,335 30.00 39,638 13.57 46,888 10.61 10,303 35.12 7,250 18.29 III. VCB phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 4,512 4.61 15,944 5.46 3,900 0.88 11,432 253.37 -12,044 75.54- IV. Tiền gửi ký quỹ 1,139 1.16 235 0.08 222 0.05 -904 -79.37 -13 -5.53

đảm bảo thanh toán

Tổng 97,789 100.00 292,095 100.00 442,102 100.00 194,306 198.70 150,007 51.36

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)

Do huy động vốn từ khách hàng giữ vai trị chủ yếu nhất trong cơng tác huy động vốn. Ta sẽ đi sâu phân tích tình hình huy động vốn từ khách hàng tại chi nhánh.

Hình 5: Tình hình huy động vốn từ khách hàng của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007

o Tiền gửi không kỳ hạn: tăng liên tục cả về số tiền lẫn tỷ trọng, giữ vai trò chủ

yếu trong tổng vốn huy động từ khách hàng. Tiền gửi này tăng chủ yếu là do tiền gửi thanh toán của khách hàng, khuynh hướng hiện nay khách hàng gửi tiền thanh toán để được hưởng các dịch vụ thanh toán, việc giao dịch, kiểm tra tài khoản dễ dàng hơn so với tiền gửi tiết kiệm. Cụ thể, từ năm 2005 đến năm 2006, tiền gửi không kỳ hạn tăng 173,475 (triệu đồng) tương ứng tốc độ tăng 276.22 (%). Từ năm 2006 đến năm 2007, tăng 154,814 (triệu đồng) tốc độ tăng 65.52 (%)

o Tiền gửi có kỳ hạn: cũng tăng liên tục qua các năm. Từ năm 2005 đến năm

2006, tăng 10,303 (triệu đồng), tốc độ tăng 35.12 (%), từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 7,250 (triệu đồng), tốc độ tăng 18.29 (%). Có được những điều này là do sự tăng trưởng của kinh tế địa phương tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người dân

kết hợp với nỗ lực trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Cấu trúc giữa tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng là tương đối phù hợp.

o Phát hành kỳ phiếu: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động từ khách

hàng, là một công cụ huy động vốn rất hữu hiệu của ngân hàng. So với năm 2005, năm 2006 vốn từ phát hành kỳ phiếu tăng 253.37 (%). Đến năm 2007, phát hành kỳ phiếu giảm 75.54 (%)

o Tiền ký quỹ đảm bảo thanh tốn: có xu hướng giảm dần.

+ Vốn huy động từ NSNN, TCTD: chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong vốn huy

động từ khách hàng, có biến động nhỏ qua hàng năm chủ yếu gồm các khoản tiền gửi của các ngân hàng khác nhằm phục vụ cơng tác thanh tốn và của các cơ quan nhà nước trong địa bàn.

Một phần của tài liệu 4043449 (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w