Phân tích lợi nhuận

Một phần của tài liệu 4043449 (Trang 54 - 57)

Chương 3 : GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU

4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

4.2.2 Phân tích lợi nhuận

Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Lợi nhuận ròng 13,692 33,615 52,976 Tổng tài sản 1,231,400 1,076,810 1,410,577 Vốn chủ sở hữu 40,347 14,564 24,883 Tổng thu nhập 85,955 100,287 111,154 Tổng chi phí 72,263 66,672 58,178 ROA 1.11% 3.12% 3.76% ROE 33.94% 230.81% 212.90%

Tổng chi phí/ tổng thu nhập 84.07% 66.48% 52.34% - Chỉ số ROA: chỉ số này tăng liên tục qua các năm cho thấy hiệu quả tạo ra thu nhập từ tài sản ngày càng được nâng cao. Năm 2005, cứ đầu tư 100 (đồng) tài sản thì tạo ra được 1.11 (đồng) lợi nhuận rịng, năm 2006 thì 100 (đồng) tài sản tạo ra 3.12 (đồng) lợi nhuận ròng và năm 2007 tạo ra 3.76 (đồng) lợi nhuận rịng.

Hình 16: Chỉ số ROA của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007

Mặc dù tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng đã biết gia tăng thu nhập thông qua việc mở rộng cung cấp các dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ. Cùng với việc quản lý tốt chi phí, ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm. Tình hình tổng đầu tư tăng trưởng chậm. Chính những điều này làm cho chỉ số ROA tăng liên tục. Tuy vậy, mức gia tăng vẫn còn tương đối chậm. Ngân hàng cần hoạch định chính sách nhằm tăng hơn nữa lợi nhuận rịng qua việc giảm chi phí đầu vào và tăng thu nhập từ hoạt động đầu tư tín dụng (vì đây là hoạt động chủ yếu nhất chiếm hơn 90 (%) trong tổng đầu tư) kết hợp với tăng thu từ cung cấp các dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ.

- Chỉ số ROE: có biến động mạnh qua các năm, năm 2005 cứ 100 (đồng) vốn chủ sở hữu thì đem lại 33.94 (đồng) lợi nhuận ròng, hệ số này là khá cao. Đến năm 2006, hệ số này tăng đột biến, 100 (đồng) vốn chủ sở hữu mang lại 230.81 (đồng) lợi nhuận ròng. Nguyên nhân là do, lợi nhuận ròng của chi nhánh tăng mạnh đến

145.5 (%) cùng với việc vốn chủ sở hữu của chi nhánh giảm mạnh chủ yếu do lợi nhuận chưa phân phối giảm. Năm 2007, hệ số còn ở mức rất cao là 212.90 (%). Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là đáng kể. Tuy nhiện hệ số quá cao cho thấy rủi ro cho vốn chủ sở hữu là rất lớn. Hệ số ROE lớn hơn ROA chứng tỏ vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Nếu xem xét chi nhánh hoạt động như một ngân hàng độc lập thì việc suy giảm vốn chủ sở hữu làm gia tăng rủi ro phá sản cho ngân hàng. Mặt khác, vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến khách hàng của ngân hàng chỉ là những doanh nghiệp quy mơ nhỏ, nghĩa là ngân hàng có nhiều khách hàng dễ bị phá sản. Do vậy, việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng cần phải quan tâm đến việc duy trì vốn chủ sở hữu ở mức ổn định hơn.

Hình 17: Chỉ số ROE của Ngân

hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007

- Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập: cho thấy ngân hàng kinh doanh

đạt hiệu quả cao, sử dụng vốn có hiệu quả để gia tăng thu nhập đồng thời quản lý tốt chi phí để nâng cao lợi nhuận rịng. Cụ thể, năm 2005, cứ 100 (đồng) thu nhập thì đem đến 15.93 (đồng) lợi nhuận rịng, hệ số này nhìn chung vẫn chưa cao so với các ngân hàng khác. Nhưng đến năm 2006 hệ số này đạt đến 33.52 (%) và năm 2007 lên

đến 47.66 (%) tức cứ 100

(đồng) thu nhập tạo ra 47.66

Hình 18: Chỉ số lợi nhuận rịng trên tổng thu nhập của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007

- Tổng chi phí trên tổng thu nhập: qua các năm, chỉ số này luôn nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm dần, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng bù đắp chi phí của thu nhập tạo ra là rất lớn giúp chi nhánh gia tăng lợi nhuận.

Hình 19: Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007

Một phần của tài liệu 4043449 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w