Một số biện pháp tăng trưởng và đảm bảo chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 4043449 (Trang 67 - 70)

Chương 3 : GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU

5.2 Một số biện pháp tăng trưởng và đảm bảo chất lượng tín dụng

Một số biện pháp tăng trưởng tín dụng

Cho vay là hoạt động chủ chốt nhất của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Bất kỳ yếu tố gây ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động tín dụng cũng đều làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau q trình phân tích, ta thấy tăng trưởng tín dụng của chi nhánh chậm và không ổn định, tổng cho vay và chiết khấu ở cả năm 2006 và năm 2007 đều giảm sút so với năm 2005. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Cơ cấu đầu tư tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thủy sản. Do vậy, khi tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhu cầu tín dụng giảm.

- Chính sách đầu tư tín dụng q thận trọng đơi khi làm cho khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm sút khi các ngân hàng trên địa bàn sẵn sàng cho vay không đảm bảo tài sản.

- Nhiều công ty cổ phần phát hành cổ phiếu huy động vốn nên nhu cầu vay vốn cũng giảm sút.

- Áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn ngày càng gia tăng. - Việc tiếp cận khách hàng cịn hạn chế, kỹ năng chăm sóc khách hàng của chi nhánh chưa mang tính chuyên nghiệp.

- Một số yếu tố khách quan như: điều kiện thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh tràn lan…làm giảm nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Để giải quyết vấn đề này, chi nhánh đã triển khai thực hiện những biện pháp sau:

- Nhằm đa dạng hóa ngành đầu tư cũng như làm tăng dư nợ tín dụng, ngồi việc đầu tư chủ yếu cho lĩnh vực thủy sản, chi nhánh đã chủ động mở rộng tín dụng sang lĩnh vực thương mại dịch vụ.

- Chú trọng hơn đến định hướng đầu tư cho thành phần kinh tế cá thể.

Tuy nhiên, trong thời gian qua hiệu quả của những biện pháp này chưa cao, tình hình tăng dư nợ chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Tơi xin đóng góp một số ý kiến nhằm cải thiện tình hình này bằng các biện pháp sau:

- Hiện nay việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản ngày càng gia tăng và ngày càng căng thẳng hơn khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Chi nhánh phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra khi các doanh nghiệp gặp khó khăn. Cho nên chi nhánh phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động mở rộng đầu tư tín dụng sang các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.

Tuy nhiên, cơng việc này địi hỏi ngân hàng phải lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng thời kì, thường xuyên đánh giá kết quả đạt được đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc. Ngân hàng phải nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu vốn của từng lĩnh vực muốn mở rộng, chủ động tìm kiếm và tạo mối quan hệ với khách hàng, có chế độ khen thưởng cho những nhân viên giới thiệu hoặc hoa hồng cho người trung gian giới thiệu những món vay chất lượng, xác định cụ thể dư nợ cho từng lĩnh vực để phấn đấu…

- Một chính sách tín dụng thận trọng là cần thiết nhưng việc thực hiện nghiêm ngặt có thể dẫn đến một sai lầm lớn trong cơng tác tín dụng đó là: khơng cho vay đối với những khách hàng thực sự có khả năng trả nợ. Ngân hàng cần mạnh dạn hơn trong việc đầu tư cho vay tín chấp nhưng phải được thực hiện với công tác thẩm định về phương án sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, nguồn trả nợ của khách hàng một cách cẩn thận và kết quả cho là khá tốt.

- Đa dạng hơn nữa các sản phẩm cho vay. Hiện nay, nhu cầu mua sắm hỗ trợ tiêu dùng tăng nhanh, ngân hàng cần phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để

phát động chương trình cho vay mua hàng trả góp. Điều này làm cho đơi bên có thể tận dụng ưu thế của nhau và cùng có lợi.

- Mở rộng cho vay trung và dài hạn để có được lãi suất cho vay lớn hơn. Về hình thức cho vay, ngân hàng chuyển từ hình thức cho vay đơn thuần sang cho vay theo dự án, chương trình.

- Tiếp tục đổi mới và hồn thiện chính sách lãi suất tín dụng sao cho vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

- Nâng cao những kĩ năng chăm sóc khách hàng.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Biện pháp đảm bảo chất lượng tín dụng

Nhìn chung, hoạt động tín dụng tại chi nhánh đạt được nhiều thành tích đáng kể. Nổi bật là chất lượng tín dụng được đảm bảo biểu hiện ở tỷ lệ nợ xấu thấp, nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm, tốc độ quay vịng vốn tín dụng nhanh, hiệu quả tín dụng của tài sản cao, các khoản thu nợ được thực hiện tích cực. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích ta thấy chất lượng của các khoản tín dụng trung và dài hạn cịn thấp. Đây chủ yếu là các khoản cho vay khắc phục bão số 5 và các dự án đầu tư của các doanh nghiệp.

Để giải quyết vấn đề trên, chi nhánh cũng đã tích cực tích cực thu hồi nợ, sử dụng dự phịng và có nhiều văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh về xử lý nợ của các cơng ty đang trong giai đoạn hồn thành các thủ tục phá sản nhưng vẫn chưa nhận được ý kiến chỉ đạo. Đây là những biện pháp xử lý thiết thực, về phía ngân hàng cũng đã chủ động trong việc xử lý và thu hồi nợ. Ngân hàng cần tiếp tục thực hiện cơng tác này. Tơi xin có một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương cần tích cực giúp đỡ ngân hàng nhiều hơn trong vấn đề này.

Trong tương lai khi thực hiện tăng trưởng tín dụng đi đơi với chất lượng tín dụng thì để giữ vững và nâng cao hơn nữa những thành quả như trên ngân hàng cần quan tâm hơn nữa những vấn đề sau:

- Việc cho vay các dự án trung và dài hạn vốn có rất nhiều rủi ro, công tác thẩm định các dự án này cũng rất khó khăn, địi hỏi nhân viên tín dụng phải có những kiến thức và kĩ năng thẩm định, am hiểu về ngành, thị trường , khả năng dự báo, kinh nghiệm phân tích… Do vậy, ngân hàng cần phối hợp với ngân hàng Ngoại thương Trung ương để nâng cao cơng tác đào tạo cho cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, bản thân nhân viên tín dụng trong ngân hàng phải tích cực tự học tập và rèn luyện, đúc kết những kinh nghiệm cho bản thân. Đối với các món vay này, nếu nhận thấy nhiều rủi ro nên cho vay hợp vốn để phân tán rủi ro.

- Đối với các khoản tín dụng lớn và quan trọng, ngân hàng cần giao cho những nhân viên giàu kinh nghiệm, có năng lực thẩm định tốt.

- Phân công cán bộ chuyên trách việc nghiên cứu thông tin thị trường đối với những lĩnh vực trọng yếu trong tỉnh nhằm hỗ trợ cho việc thẩm định tín dụng.

Một phần của tài liệu 4043449 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w