Chương 3 : GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
4.2.1 Phân tích thu nhập và chi phí
Phân tích cơ cấu thu nhập
Bảng 9: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ(%) I. Thu nhập lãi 78,893 91.78 91,353 91.09 100,310 90.24 12,460 15.79 8,957 9.80 II. Thu ngoài lãi 7,062 8.22 8,934 8.91 10,844 9.76 1,872 26.51 1,910 21.38 Tổng thu nhập 85,955 100.00 100,287 100.00 111,154 100.00 14,332 16.67 10,867 10.84
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)
Hình 12: Tình hình thu nhập của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007
Qua các năm hoạt động, kết quả kinh doanh của ngân hàng luôn đạt hiệu quả và ngày càng nâng cao biểu hiện qua tốc độ tăng của tổng thu nhập. Năm 2006, tổng thu nhập tăng 16.67 so với năm 2005 và đến 2007 tỷ lệ tăng là 10.84 (%). Qua biểu đồ ta thấy nhìn chung cơ cấu thu nhập của chi nhánh là hợp lý và được giữ vững qua các năm với hoạt động sinh lãi luôn tạo ra hơn 90 (%) tổng thu nhập, còn hoạt động cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác đem lại khoản gần 10 (%) tổng thu nhập. Trong đó, sự tăng trưởng đi đơi với an tồn trong hoạt động đầu tư tín dụng đã đem đến cho ngân hàng thu nhập lãi đáng kể, còn nghiệp vụ gửi tiền chủ yếu phục vụ cho cơng tác giao dịch thanh tốn nên tỷ trọng trong thu nhập lãi ở mức thấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự xuất hiện nhiều ngân hàng và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt, cơng tác tín dụng gặp nhiều khó khăn thì để đảm bảo hiệu quả kinh doanh các ngân hàng phải biết đa dạng hóa, nâng cao nguồn thu nhập của mình từ hoạt động khác để vừa hạn chế rủi ro, giảm bớt sức ép phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Chính vì lẽ đó, chi nhánh cũng đã khơng ngừng nâng cao tính chun nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, cơng tác chăm sóc khách hàng cũng được quan tâm nhiều hơn đi kèm với hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nguồn thu nhập ngồi lãi khơng ngừng tăng qua các năm với tốc độ khá nhanh. Năm 2006, tốc độ tăng đạt 26.51 (%) so năm 2005 và đến 2007 tỷ lệ tăng là 21.38 (%) so với năm 2006. Và nếu tốc độ tăng này được giữ vững thì tỷ trọng của nó sẽ tăng nhiều hơn trong tổng thu nhập góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn, ta sẽ đi vào phân tích các hoạt động tạo nguồn thu ngồi lãi cho chi nhánh qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 10: TÌNH HÌNH THU NHẬP NGỒI LÃI CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu từ nghiệp vụ 0.7 0.01 1 0.01 2.4 0.02 0.3 42.86 1.4 140.00
bảo lãnh Thu phí dịch vụ thanh tốn 1,378 19.51 1,250 13.99 1,617 14.91 -128 -9.29 367 29.36 Thu phí dịch vụ ngân quỹ 49 0.69 168 1.88 239 2.20 119 242.86 71 42.26 Lãi từ kinh
doanh ngoại hối 2,328 32.97 3,257 36.46 1,694 15.62 929 39.91 -1563 -47.99
Thu từ dịch vụ
khác 3,244 45.94 3,693 41.34 3,024 27.89 449 13.84 -669 -18.12
Các khoản thu
nhập bất thường 62.3 0.88 565 6.32 4,267.6 39.35 502.7 806.90 3,702.6 655.33
Thu ngoài lãi 7,062 100.00 8,934 100.00 10,844 100.00 1,872 26.51 1910 21.38
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)
Hình 13: Tình hình thu nhập ngồi lãi của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007
Qua biểu đồ ta thấy các hoạt động đem lại thu ngoài lãi cho chi nhánh chủ yếu gồm: thu nhập bất thường, thu dịch vụ khác, lãi từ kinh doanh ngoại hối, thu dịch vụ ngân quỹ và thu từ dịch vụ thanh toán.
- Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh: chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng nhanh và mạnh qua các năm, cao nhất là năm 2007, tỷ lệ tăng đến 140 (%). Điều này cho thấy nhu cầu cần cung cấp dịch vụ bảo lãnh của khách hàng đang tăng, với sức mạnh tài chính và uy tín trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng ngoại thương tin chắc rằng chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau sẽ là sự lựa chọn của khách hàng. Do đó đây là một nghiệp vụ còn nhiều tiềm năng phát triển.
- Thu dịch vụ thanh toán: giảm nhẹ vào năm 2006, tỷ lệ giảm là 9.29 (%) nhưng đến năm 2007, tăng với tốc độ là 29.36 (%). Đây là hoạt động chủ yếu thứ hai trong các hoạt động tạo thu ngoài lãi cho ngân hàng. Việc chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng thanh tốn về các mặt như: phí hạ, nhanh chóng, đảm bảo an tồn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng đã thực sự có hiệu quả. Ngày nay với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tỉnh thì các hoạt động thanh toán trong giao dịch kinh doanh sẽ tăng theo. Vì vậy, ngân hàng cần chủ động tìm kiếm mở rộng và đặt mối quan hệ với khách hàng, thực hiện tốt cơng tác chăm sóc khách hàng thì khả năng tăng thu từ dịch vụ thanh toán là rất cao.
- Thu từ dịch vụ ngân quỹ: chiếm tỷ trọng thấp và nguồn thu không ổn định. - Lãi từ kinh doanh ngoại hối: đây là lĩnh vực kinh doanh thế mạnh của Chi nhánh, qua các năm hoạt động nguồn thu này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập lãi. Lãi kinh doanh ngoại hối chiếm 32.97 (%) và 36.46 (%) trong năm 2005 và năm 2006, đến năm 2007 tỷ trọng này giảm còn 15.62 (%) là do khoản thu nhập bất thường của ngân hàng tăng đột biến và chiếm đến gần 40 (%) trong tổng thu nhập ngoài lãi. Trong tình hình tỷ giá biến động, để phịng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng và ngân hàng thì tương lai các nghiệp vụ trong kinh doanh ngoại hối như: nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ tương lai, nghiệp vụ Swap…sẽ được áp dụng. Do đó, việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên sâu để đào tạo nhân viên cho lĩnh vực này là cần thiết.
- Thu dịch vụ khác: giữ vai trị quan trọng tổng thu ngồi lãi, ngân hàng cần tiếp tục duy trì.
- Thu nhập bất thường: vì đây là những khoản thu nhập phát sinh do chủ quan hoặc khách quan đưa tới mà ngân hàng có khi khơng dự tính trước hoặc dự tính trước nhưng ít có khả năng thực hiện và mang tính chất khơng thường xun như: thu về thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ đã xóa…nên nguồn thu này biến động khơng ổn định qua các năm. Năm 2005, nó chỉ đem lại 0.88 (%) , năm 2006 là 6.32 (%) nhưng năm 2007 tăng đột biến đạt gần 40 (%) trong tổng thu ngoài lãi.
Bảng 11: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) Chi trả lãi 56,856 78.68 59,469 89.20 50,102 86.12 2,613 4.60 -9367 -15.75 Chi ngoài lãi 15,407 21.32 7,203 10.80 8,076 13.88 -8,204 -53.25 873 12.12 Tổng chi phí 72,263 100.00 66,672 100.00 58,178 100.00 -5,591 -7.74 -8494 -12.74
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)
Thường thì khi tổng thu nhập tăng thì dù nhanh hay chậm tổng chi phí của ngân hàng cũng sẽ tăng theo, nhưng đối với chi nhánh thu nhập tăng lại đồng thời với việc chi phí giảm. Điều này cho thấy ngân hàng đã quản lý chi phí tốt hơn qua các thời kì bằng cách như tối thiểu hóa chi phí đầu vào, hạn chế chi phí khơng cần thiết và gia tăng những khoản chi đem lại nhiều lợi nhuận. Cụ thể, năm 2006 tổng chi phí giảm 7.74 (%) so với năm 2005; năm 2007 tiếp tục giảm 12.74 (%) so với năm 2006. Để hiểu rõ hơn về cách mà ngân hàng đã giảm thiểu chi phí của mình, ta sẽ xem xét về tình hình chi phí trả lãi và chi phí ngồi lãi
Hình 14: Tình hình chi phí của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007
- Chi phí trả lãi: có sự thay đổi qua các năm theo xu hướng tích cực và ngày
càng có chuyển biến tốt. Năm 2006, tổng vốn huy động của ngân hàng tăng gần gấp 3 (lần) so với năm 2005 mà chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn điều này đã làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng, bên cạnh đó ngân hàng cũng đã hạn chế vay vốn từ ngân hàng trung ương nên tổng chi phí lãi tuy có tăng nhưng khơng nhiều, tỷ lệ này là 4.6 (%). Đến năm 2007 tỷ lệ giảm của chi phí lãi là 15. 75 (%) so với năm 2006 do tổng vốn huy động giảm. Kết cấu của chi phí trả lãi qua các năm như sau:
Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ TRẢ LÃI CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí trả lãi tiền gửi 2,339 4.11 3,210 5.40 11,205 22.36 871 37.24 7995 249.07 Chi phí trả lãi tiền vay 54,392 95.67 55,204 92.83 38,192 76.23 812 1.49 -17012 -30.82 Chi trả lãi phát hành GTCG 125 0.22 1,055 1.77 705 1.41 930 744.00 -350 -33.18 Tổng chi phí trả lãi 56,856 100.00 59,469 100.00 50,102 100.00 2,613 4.60 -9367 -15.75
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)
Hình 15: Cơ cấu chi phí lãi của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007
Sự hiệu quả trong cơng tác huy động vốn đã góp phần giúp ngân hàng dần thay đổi kết cấu chi phí trả lãi của mình. Qua hình ta thấy, chi phí trả lãi tiền vay chiếm tỷ trọng rất lớn, nhưng đang giảm dần và đến năm 2007, tỷ trọng này đã có sự giảm sút nhiều nhưng vẫn tỏ rõ ưu thế trong tổng chi phí trả lãi. Điều này nói lên sự phụ thuộc vào vốn vay của chi nhánh là rất lớn. Cịn chi phí trả lãi tiền gửi chỉ chiếm trên dưới 5 (%) từ năm 2005 đến 2006, đến năm 2007 có chuyển biến tích cực tỷ trọng này là 22.36 (%). Như vậy, nhìn chung chi phí trả lãi vay của ngân hàng vẫn cịn rất cao. Từ đó cho thấy cơ hội nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên điều này đòi hỏi ngân hàng phải đẩy mạnh và tích cực hơn nữa cơng tác huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và phát hành kỳ phiếu để tối thiểu hóa chi phí đầu vào, hạn chế hơn nữa việc vay vốn từ ngân hàng trung ương.
- Chi phí ngồi lãi:
Tỷ trọng của từng khoản mục chi phí ngồi lãi khơng có sự biến động lớn và ở mức hợp lý. Năm 2006, chi phí ngồi lãi giảm 53.25 (%) so với năm 2005 và sang năm 2007, tăng với tỷ lệ 12.11 (%).