THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN HIỆN NAY (5 N ỘI DUNG CHỦYẾU)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố Hà Nội (Trang 48 - 52)

Hà Nội là Thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam vềdiện tích và thứ hai về dân số với 6,472 triệu người. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tơn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi bn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đơ được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữvai trò này cho tới ngày nay.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km², gồm một thịxã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tếcủa cảquốc gia. Năm 2009, sau khi mởrộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và cáctrường đại học lớn.

Song việc tăng dân số q nhanh cùng q trình đơ thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội cịn là thành phố

phát triển khơng đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.

Năm 1954, thành phố có 53.000 dân, diện tích 152km2. Năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584km2, dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng Thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136km2, dân số 2,5 triệu người. Năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924km2, nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đơ thị hóa, dân sốHà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999.

Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, khơng đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành. Trên tồn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km2 nhưng tại quận Đống Đa (trước đây là quận Hoàn Kiếm), mật độ lên tới 35.341 người/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km2.

Về cơ cấu dân số, theo số liệu năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủyếu là người Kinh, chiếm tỷlệ99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Theo số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2009, tồn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân thành thị chiếm 41,2% và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%.

Từ ngày 1/8/2008, cả tỉnh Hà Tây cùng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hịa Bình) hội nhập vào Hà Nội, nên từ đó Hà Nội có thêm 1 quận, 1 thị xã và 13 huyện là: quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, Đan Phượng, Hồi Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Mê Linh.

Như vậy đến nay, Hà Nội có 29 quận, huyện, thị xã với 577 phường, xã, thịtrấn.Trong đó:

- Quận lớn nhất, đơng dân nhất: Đó là quận Đống Đa nằm phía Tây Nam nội thành với diện tích 9,96 km2, dân số 387.400 người, mật độ dân số 38.896 người/km2, có 21 phường.

- Quận nhỏ nhất: Đó là quận Hồn Kiếm, nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Hoàn Kiếm nổi tiếng với nhiều phố cổ, gắn bó với nhiều làng nghề, phốnghềHà Nội. Đây là nơi đất hẹp, mật độ dân đông vào loại thứhai trong sốcác quận (huyện) thành phố. Diện tích: 5,29km2; số dân 180.700 người, trung bình 34.159 người/km2.

- Huyện ngoại thành lớn nhất:Trước ngày 1-8-2008 lớn nhất là huyện Sóc Sơn, nằm ở phía Bắc Thủ đơ cách trung tâm Hà Nội 30km, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, Bắc Giang, có diện tích 306km2. Hiện nay, huyện lớn nhất là Ba Vì với 424,34km2 gồm 31 xã và 1 thịtrấn, dân số trên 26 vạn người gồm các dân tộc Mường, Dao, Kinh. Ba Vì có sơng Đà bọc phía Tây, sơng Hồng bao phía Bắc và Đơng sơng Tích chảy giữa. Khơng chỉ có vậy, trong huyện cũng có những dãy núi Lơi Sơn, Tùng Sơn, Cẩm Sơn, Mộng Sơn, La Phù, núi Chẹ... và cao nhất là đỉnh Tản Viên (trên 280m).Đây là huyện xa trung tâm Thủ đơ nhất, có nhiều tiềm năng du lịch và cũng đang là nghèo nhất.

2.1. Các văn bản chỉ đạo

Như đã nêu ở Chương 1, nhận thức được những mặt còn tồn tại và hạn chế trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác cải cách hành chính. Một trong những văn bản quan trọng trong giai đoạn 2001-2010 là Quyết định số 136/2001/QDD-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thểcải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.

Hà Nội cũng như các địa phương trên cả nước ngay từ đầu đã xác định được cải cách hành chính là nhiệm vụtrọng tâm, trong đó cải cách hành chính và cơng tác cán bộ là hai khâu đột phá. Mục tiêu xuyên suốt của công tác cải

cách hành chính là cải cách toàn diện về thể chế hành chính, bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức và tài chính cơng nhằm làm cho bộ máy hành chính nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thểhiện rõ nét tính chất phục vụ của bộmáy hành chính của dân, do nhân, vì dân theo đúng định hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội.

Thành phố Hà Nội được mở rộng và hợp nhất khi thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội gồm Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã thuộc tỉnh Hịa Bình.

Trước thời điểm hợp nhất từ năm 2001 đến tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây đã ban hành Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình cải cách tổng thểnền hành chính nhà nước trong phạm vi địa phương quản lý.

Căn cứ vào các kế hoạch tổng thể 10 năm đã được ban hành, các cơ quan hành chính từ Thành phố cho đến các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đều xây dựng và tổchức thực hiện kếhoạch cải cách hành chính hàng năm ở ngành mình, cấp mình; trong các kế hoạch đó là việc cụ thể hóa nội dung Chương trình 07/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về cải cách hành chính nâng cao hiệu lực chính quyền giai đoạn 2000-2005; Chương trình 04-CTr/TU ngày 10/5/2006 của Thành ủy về "đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực của chính quyền các cấp"; Kế hoạch cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của thành phốHà Nội, Tỉnh Hà Tây chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010.

Để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Kế hoạch, Chương trình trên, thành phố Hà Nội cũng như tỉnh Hà Tây đã thường xuyên chỉ đạo đôn

đốc việc thực hiện, hàng tháng, hàng quý và hàng năm đều có văn bản chỉ đạo yêu cầu các quận, huyện và các sở, ban, ngành báo cáo kết quả thực hiện. Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức một số hội nghị giao ban công tác cải cách hành chính với tồn bộ các quận, huyện và các xã, phường, thị trấn. Ngoài việc sơ kết rút kinh nghiệm hằng năm, Thành phố đã tổ chức các đợt sơ kết, rút kinh nghiệm ba năm, năm năm và các hội nghị chuyên đềvềcải cách hành chính.

Từ ngày 01 tháng 8 năm 2010, thành phốHà Nội sau khi hợp nhất đã có sự thay đổi về địa giới hành chính cũng như quy mơ và vị thế. Thành phố Hà Nội mở rộng có diện tích khoảng 3344,7km2, dân số khoảng 6,5 triệu người và có 29 đơn vịhành chính cấp huyện trong đó có 10 quận, 01 thị xã và 18 huyện. Sau khi hợp nhất địa giới hành chính, thành phố Hà Nội tiếp tục xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp tập trung triển khai thực hiện thống nhất các nội dung cải cách hành chính trên tồn địa bàn thành phố theo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (trước khi hợp nhất) và Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 24/10/2007 của Thành ủy Hà Nội (trước khi hợp nhất) về"Đẩy mạnh cải cách hành chính góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý của bộ máy Nhà nước".

Các chương trình, kếhoạch cải cách hành chính và sựchỉ đạo tập trung, đồng bộ, quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phốlà yếu tốquan trọng, quyết liệt trong cơng tác cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố Hà Nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)