Cải cách tổ chức bộ máy hành chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố Hà Nội (Trang 74 - 79)

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 29 quận, huyện, thị xã. Ứng với mỗi một đơn vị đó là một tổ chức bộ máy hồn chỉnh gồm có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, 29 quận, huyện, thị xã trên lại có một hình thái kinh tế- xã hội, điều kiện tự nhiên cũng như dân cư khác nhau. Vềbộ máy chính quyền, nhìn vào đặc điểm của mỗi quận huyện, thị xã thì chúng ta có thểtạm chia các quận, huyện, thị xã thành hai nhóm chính:

- Nhóm thứ nhất: chính quyền đơ thị. Các chính quyền đơ thị trong nhóm này chủ yếu thuộc vềcác quận nội thành cũ của Thành phố Hà Nội như: quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng, quận Đống Đa, quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân, quận Hồng Mai…Sau khi Thành phốhợp nhất có thêm quận Hà Đơng.

- Nhóm thứhai: chính quyền nơng thơn. Gọi là chính quyền nơng thơn bởi trong nhóm này là các huyện cũ của Hà Nội cộng với các huyện của tỉnh Hà Tây (cũ) và huyện Mê Linh, các huyện này vẫn cịn tồn tại hình thức sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn phát triển các làng nghề công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp.

Thực trạng hiện nay của việc tổ chức bộ máy hành chính trên địa bàn cấp huyện đó là thành phố chưa có sự phân biệt rõ ràng và rạch ròi trong sự chỉ đạo, điều hành đối với từng nhóm chính quyền trên. Có thểnóiđâylà thực trạng chung của các thành phốlớn của nhà nước ta.

Đểcó thểkhắc phục được sựhạn chếtrong tổchức bộmáy cấp huyện của thành phố Hà Nội hiện nay, chúng ta phải thực hiện cải cách sâu sắc và toàn diện trên toàn địa bàn thành phố.

Thành phốHà Nội hiện nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ đơ thị hóa rất nhanh, tuy nhiên song song tồn tại với đơ thịhóa vẫn cịn ít nhất một nửa trong số các huyện thuộc thành phố vẫn cịn hình thức chính quyền nơng thơn. Vì vậy, một trong những giải pháp để có thể thực hiện việc cải cách vềtổchức bộmáy chính quyền cấp huyện của thành phốHà Nội hiện nay là:

Song song tổchức hai loại hình chính quyền theo hai nhóm trên, chính quyền đơ thịvà chính quyền nơng thơn.Để có sựtổchức khoa học và hợp lý đối với mỗi một loại hình chính quyền trên, chúng ra cần phải phân biệt rõ về đặc điểm của chúng. Chính quyền địa phương ở nước ta bao gồm chính quyền ở nơng thơn và chính quyền ở đơ thị. Về bản chất, cả hai đều bắt nguồn từ nhân dân. Nhân dân ở đây được hiểu với nghĩa là công dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đều có quyền và nghĩa vụ pháp lý giống nhau và bình đẳng trước pháp luật; cả chính quyền trên địa bàn nông thôn và trên địa bàn đô thị đều do người dân bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân và đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên cũng như nhân dân địa phương. Trong chính thể nhà nước ta, chính quyền ởnơng thơn hay ở đơ thị đều là chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Có khác nhau chỉ là sựkhác nhau ở chức năng, nhiệm vụcụ thểdo đặc điểm, đặc thù, tính chất và yêu cầu quản lý các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên hai địa bàn dân cư, lãnh thổ đó khác nhau. Hệ quả của sự khác nhau đó dẫn đến phải thiết kếmơ hình quản lý khơng giống nhau. Nhưng, thực tếhiện nay các quy định pháp lý hiện hành vềnhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền ở khu vực nơng thơn và chính quyền đơ thị được quy định cơ bản giống nhau trong các lĩnh vực: kinh tế; giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao; khoa học công nghệ, tài nguyên, môi trường; quốc phòng, an ninh, trật tự an tồn xã hội; thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo; thi hành pháp luật; xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính. Hội đồng nhân

dân thành phố Hà Nội và một số thành phố trực thuộc Trung ương khác Hội đồng nhân dân các tỉnh là có thêm nhiệm vụ, quyền hạn:

Quyết định biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế, xã hội của đô thị lớn trong mối quan hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo phân cấp của Chính phủ; thơng qua kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đơ thị để Chính phủ phê duyệt; quyết định các biện pháp bảo đảm trật tự an tồn cơng cộng, an tồn giao thơng, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị; quyết định biện pháp quản lý dân cư ở thành phốvà tổchức đời sống dân cư đơ thị[25].

Có thể nói các quy định pháp lý trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố cho đến nay vừa khơng sát thực tế, hình thức, vừa thiếu vừa thừa, khơng phù hợp với đặc điểm, đặc thù, tính phức tạp, cường độ, nhịp điệu của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn đơ thị. Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi quản lý trên hai địa bàn nơng thơn và đơ thị hồn tồn khác nhau, trong khi các quy định pháp lý để điều chỉnh giống nhau và mơ hình tổ chức giống nhau là không hợp lý, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền đơ thị không đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương là ởchỗphải nhận thức rõ đặc điểm, đặc thù của đô thị và sự khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trách nhiệm của chính quyền nơng thơn và chính quyền đơ thị đểlựa chọn mơ hình tổchức và cách thức điều hành quản lý cho phù hợp.

Đối với chính quyền đơ thị, do đặc trưng riêng, yêu cầu nhiệm vụ quản lý khác với địa bàn nơng thơn, địi hỏi chính quyền phải được tổ chức hết sức tập trung, thống nhất, điều hành giải quyết cơng việc và các địi hỏi bức xúc của người dân phải rất năng động và nhanh nhạy. Do vậy việc tinh

giản Hội đồng nhân dân quận, phường tại thành phố Hà Nội hiện nay là cần thiết và phải làm trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là yêu cầu cải cách, xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, dân chủ, trong sạch, phục vụ nhân dân mà các nghị quyết của Đảng đã đềra.

Thực tế mỗi người dân trong một thành phố ở nước ta có bốn "người đại diện" cho mình, đó là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân quận, Hội đồng nhân dân phường, nhưng vấn đềbức xúc thì nhân dân thường "kêu" Hội đồng nhân dân thành phốlà chính. Vì việc quyết định cũng như vận dụng các chủ trương, chính sách từ trên đều do Hội đồng nhân dân thành phốthực hiện. Hội đồng nhân dân quận, phường có quyết định vấn đề gì cũng đều phải dựa trên các quyết định của thành phố, quyết định các vấn đề trong khuôn khổ phân cấp của thành phố. Hội đồng nhân dân quận, phường hoạt động cịn mang tính hình thức, mặc dù được thiết kế đầy đủ các phòng, ban nhưng các quyết định của Hội đồng nhân dân quận thường khơng có hiệu lực. Người dân có kiến nghị, phản ánh gì thường lên thẳng Hội đồng nhân dân thành phố, nếu có qua phường, quận thì ở đây cũng khơng có đủ thẩm quyền để giải quyết mà chỉ là "kính chuyển" lên cấp trên. Vì vậy, nên tập trung quyền lực và tăng cường chất lượng cho Hội đồng nhân dân thành phố. Việc thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, phường ở các đô thị là một bước đột phá đúng đắn trong tiến trình cải cách hành chính hiện nay.

Đó là tổ chức bộ máy hành chính của các quận thuộc nhóm chính quyền đơ thị, cịn đối với huyện và thị xã thuộc nhóm chính quyền nơng thơn thì lại có đặc điểm khác. Do các xã vẫn thuộc các huyện thành phố Hà Nội vẫn cịn hình thức sản xuất nơng nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp nhỏlẻ, và hình thái cộng đồng làng xã vẫn còn tồn tại, mối quan hệ của các cá nhân, công dân trong cộng đồng cũng có tính chất khác so với mối quan hệ và đặc điểm của các đơn vị phường thuộc quận nội thành. Vì vậy, đối với tổ chức bộ máy chính quyền của các huyện thuộc thành phố Hà

Nội hiện nay, chúng ta vẫn nên duy trì hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã, riêng đối với Hội đồng nhân dân cấp huyện thì nên khơng tổ chức và theo hình thức chính quyền đơ thị. Bởi lẽ, hoạt động hiện nay của Hội đồng nhân dân cấp huyện là không hiệu quả, và thực tế cũng chỉ là một cấp trung gian, kết nối giữa Hội đồng nhân dân thành phốvà Hội đồng nhân dân xã.

Khi thành phố Hà Nội không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân thành phố nên mạnh dạn phân cấp và ủy quyền nhiều hơn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, cách chức, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giới thiệu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, cách chức. Các Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽchịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ được tăng thẩm quyền, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong tổ chức hoạt động hiện nay.

Đối với tổ chức các phịng, ban chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, số lượng phịng, ban chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hiện nay cơ bản cũng đã hợp lý, tuy nhiên Ủy ban nhân dân thành phố nên rà soát lại về chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, tránh việc chồng chéo dẫn đến khi thực hiện nhiệm vụ, một số phịng, ban có những xung đột nhất định về thẩm quyền, chức năng. Qua kết quả rà soát trên, Ủy ban nhân dân thành phố cần có quyết định quy định lại về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức các phịng, ban chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để cho hoạt động tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và thực hiện quản lý theo ngành dọc được hiệu quảnhất.

Ngoài ra, các quận, huyện, thịxã cần nghiên cứu đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp,

giảm bớt thời gian tổ chức hội họp không cần thiết, giảm bớt một số giấy tờ điều hành không cần thiết, khơng có hiệu quả.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công, các quận, huyện, thị xã tiến hành cải cách theo hướng kiện tồn các đơn vị sựnghiệp cịn thiếu; đảm bảo tách rõ hành chính với sự nghiệp, tiếp tục hoàn thiện cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vịsựnghiệp dịch vụcông trong tổchức và hoạt động.

Một trong những giải pháp không thể thiếu được đó là, chính quyền các quận, huyện, thị xã cần phải công khai minh bạch tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản cá biệt cũng như các văn bản chỉ đạo khác có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân. Qua cơ chế công khai, minh bạch trên, người dân sẽ được tiếp cận gần hơn với các cơ quan hành chính nhà nước, nắm bắt được tinh thần chỉ đạo chung, cũng như tạo điều kiện để nhân dân hiểu biết và chấp hành pháp luật hơn. Cơ chế công khai, minh bạch cũng là tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền dân chủ của mình, được thể hiện quyền giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của nhà nước. Chính nhân dân sẽ là người đầu tiên nhìn nhận và phát hiện được những cái sai, bất cập trong chính sách cũng như chỉ đạo của cơ quan nhà nước, từ đó sẽ có sự góp ý cũng như hiến kế cho nhà nước trong công tác quản lý và điều hành đất nước, từ đó nhân dân sẽ nhận ra được quyền làm chủ của mình, góp phần đi đúng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố Hà Nội (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)