Thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố Hà Nội (Trang 57 - 61)

Thành phố Hà Nội đã xác định trọng tâm của cải cách thủ tục hành chính là rà sốt nhằm loại bỏnhững thủtục hành chính ban hành khơng đúng thẩm quyền hoặc bất hợp lý, tiến tới đơn giản hóa thủtục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận huyện thực hiện nhiều đợt rà sốt, chuẩn hóa thủ tục hành chính, kết quảcủa các đợt rà sốt là cơng bố bộ danh mục thủ tục hành chính hiện hành để thực hiện thống nhất trên toàn địa bàn Thành phố.

Theo tổng hợp, kết quảrà soát thủtục hành chính của các quận, huyện thuộc Thành phốHà Nội trước khi hợp nhất là:

-Năm 2004: 56 thủtục hành chính -Năm 2005: 56 thủtục hành chính

-Năm2006: 49 thủtục hành chính -Năm 2007: 64 thủtục hành chính

Kết quả của việc rà sốt của tỉnh Hà Tây (cũ) trước khi hợp nhất tại cấp huyện có số lượng rất hạn chế, chỉ có 07 thủtục hành chính.

Sau khi hợp nhất vào tháng 8 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tiếp tục tích cực chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện việc rà soát và thống kê các thủtục hành chính đang thực hiện. Và Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 4493/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2009 về việc công bố Bộ thủ tục hành chính đang thực hiện tại cấp huyện trên địa bàn thành phốHà Nội, Bộthủtục hành chính trên gồm 296 thủtục.

Và để thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã tiến hành rà soát lại và 29/29 quận, huyện, thị xã đã có Quyết định cơng bốBộthủtục hành chính cấp huyện đang thực hiện tại địa phương mình.

Theo sốliệu tổng hợp thống kê, sau khi kết thúc giai đoạn 2rà soát Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, tại cấp huyện thì tỷlệ đơn giản hóa thủ tục hành chính đạt 80,7%.

Một trong những nội dung quan trọng khác của cải cách thủ tục hành chính đó là việc thực hiện cơ chế"một cửa" trong giải quyết thủtục hành chính.

Thành phố Hà Nội trước khi hợp nhất từ rất sớm, năm 1996-1997 đã tiến hành tổ chứcthí điểm Quy chế một cửa, tiến tới một dấu tại Ủy ban nhân dân quận Ba Đình, huyện Giam Lâm. Rút được kinh nghiệm từ việc thí điểm trên, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo thực hiện cơ chếmột cửa đồng bộ tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, tại Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã phường và thị trấn để chấm dứt tình trạng các phịng chun mơn trực tiếp tiếp nhận hồ sơ hành chính.

Sau khi hợp nhất, thành phố đã tiến hành đánh giá thực trạng của việc thực hiện cơ chế một cửa trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị thuộc thành phốnói chung và tại các quận, huyện, thịxã nói riêng. Ngày 01 tháng 7 năm 2009, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết công việc của tổchức, cá nhân tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc thành phốHà Nội.

Đến nay tại tất cả 29 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố đều đã có quyết định thành lập Bộ phận một cửa, đã điều động cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa, cử cán bộ phụ trách bộ phận một cửa. 100% các quận, huyện, thị xã đã xây dựng nội quy, quy chếhoạt động của Bộphận một cửa, tổchức thực hiện việc cơng khai thủtục hành chính tại bộ phận một cửa. Nhiều đơn vị đã cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, một số quận, huyện đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm, nối mạng, mở trang tin điện tử, công khai thủ tục hành chính trên cổng điện tửvà tại bộphận tiếp nhận hồ sơ và trảkết quảgiải quyết thủtục hành chính của quận, huyện mình. Có thểkể đến một số quận, huyện tiêu biểu như: quận Tây Hồ, thị xã Sơn Tây… đã tiến hành triển khai thực hiện rất tốt.

2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bcông chc

Trong việc thực hiện các nội dung của cơng tác cải cách hành chính, cơng tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được thành phố Hà Nội xác định là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của thành phố.

Thành phố đã xác định các nhiệm vụ cơ bản là: Xây dựngcơ cấu chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức; hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý cán bộ, công chức; xây dựng quy chế về tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức,

tinh thần phục vụ nhân dân, có ý thức kỷ luật, có lề lối tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trình độ tổ chức quản lý, có kỹ năng thực thị công vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xửvới công dân, tổchức; đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Trên cơ sở quy định của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành và thực tiễn của địa phương, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật vềthực hiện phân cấp, quy định tuyển dụng, thu hút tài năng, ưu đãi nhân tài, cơ chếchính sách đối với cán bộ, cơng chức.

Tổng biên chếhành chính, sựnghiệp: Năm 2001 thành phố Hà Nội cũ có 43.111 người; tỉnh Hà Tây 8.461 người. Năm 2010 toàn Thành phố có 106.628 người, trong khối hành chính có 9.409 người, trong đó cơng chức hành chính: 7.133 người.

Từ năm 2001 đến tháng 8/2008: Thành phố Hà Nội (gồm Hà Nội cũ và tỉnh Hà Tây) đã tuyển dụng 1.870 công chức và công chức dự bị và đã tuyển dụng 13.078 viên chức.

Từ tháng 8/2008 đến tháng 5/2010: Đã tổ chức 2 đợt tuyển dụng cơng chức, có 3.024 người dự thi, tuyển được 851 cơng chức (trong đó 1 đợt tuyển dụng công chức làm việc tại Thanh tra Xây dựng ở 14 quận, huyện của thành phốHà Nội (cũ) và 4.930 viên chức.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của thành phốnói chung và của cấp huyện nói riêng được quan tâm đổi mới cải tiến nội dung, chương trình và phương thức; chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng thực hành; tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành tổ chức, công chức làm công tác tại Bộphận tiếp nhận hồ sơ và trảkết quảgiải quyết thủtục hành chính của Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã vềcải cách hành chính, văn hóa cơng sở, ứng dụng cơng nghệthông tin trong công tác quản lý, điều hành và phục vụhỗtrợ cho giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã kết hợp giữa lý thuyết với tham quan thực tế, trao đổi kinh nghiệm với một

số đơn vị làm tốt; Kết hợp đào tạo trong nước và ngoài nước. Cụ thể Thành phố đã tổchức cho các quận, huyện tham quan học hỏi mơ hình Bộ phận một cửa của quận Tây Hồ, tổ chức đoàn tham quan học hỏi một số đơn vịbạn như quận Ngơ Quyền - thành phốHải Phịng và Thành phốHồChí Minh.

Kết quả: đào tạo sau đại học 925 người; hỗ trợ trên 7,6 tỷ đồng từ nguồn kinh phí quỹ thu hút nhân tài đối với 296 người (275 người đào tạo trong nước, 21 người đào tạo ở nước ngoài); đã mở 9.446 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, công chức cấp xã với 583.670 lượt người tham dự học. Trường đào tạo cán bộLê Hồng Phong đã triển khai tích cực, có hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Từ năm 2001-2010, đã xây dựng và thực hiện 30 chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và cải cách hành chính đối với gần 10.000 cán bộ, công chức. Thông qua kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng liên tục trong 10 năm qua, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thành phố đã được nâng cao vềý thức trách nhiệm, về trình độ, năng lực và kỹ năng tác nghiệp trong thực thi nhiệm vụ.

Thành phố Hà Nội cũng quantâm đến chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cán bộ, cơng chức cơng nghệ thơng tin đã được được quan tâm thực hiện trước khi Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộphận một cửa.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách hành chính ở cấp huyện tại thành phố Hà Nội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)