3. Chính sách tiền tệ và các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam
3.2 Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam là trung tâm của chính sách kinh tế vĩ mơ và
nó thực hiện chính sách của nó bằng cách sử dụng các cơng cụ chính sách tiền
tệ để xây dựng hai mục tiêu hằng năm là tỷ giá hối đoái mục tiêu và sự gia
tăng cung tiền mở rộng (M2) cũng như tỷ lệ gia tăng tín dụng trong nền kinh
tế. Chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam được thực hiện thông qua các công cụ sau:
Hoạt động thị trường mở
Công cụ này được sử dụng bắt đầu từ tháng 7 năm 2000.Đây là kênh mà ngân
hàng nhà nước sử dụng để thay đổi cung tiền cơ sở trong nền kinh tế.Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam thực hiện điều này thông qua các nghiệp vụ mua
và bán giấy tờ có giá với các ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng nhà nước muốn thực thi chính sách tiền tệ mở rộng thì họ có thể gia tăng mua vào các giấy tờ có giá trên thị trường mở. Ngược lại, nếu ngân hàng nhà nước muốn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì họ sẽ bán ra các giấy tờ có giá đang nắm giữ nhằm rút bớt tiền khỏi lưu thông.Việc giao dịch thông qua thị trường
mở thường được thực hiện thơng qua hình thức đấu thầu số lượng hoặc đấu
thầu lãi suất. Các giấy tờ có giá thường được giao dịch trên thị trường mở bao gồm trái phiếu chính phủ, tín phiếu do ngân hàng nhà nước phát hành hoặc các giấy tờ có giá khác được lựa chọn bởi ngân hàng nhà nước. Trong giai đoạn đầu thành lập thì thị trường mở chỉ giao dịch các giấy tờ có giá ngắn
hạn. Tuy nhiên , kể từ năm 2003 thì các giấy tờ có giá có thời gian đáo hạn
trên 1 năm cũng được đưa vào đấu thầu. Trong thời gian gần đây, cơng cụ này
đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh tổng phương tiện
21
Chính sách dự trữ bắt buộc
Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều bắt buộc
phải giữ một lượng dự trữ nhất định để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền và phòng tránh nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng.Ngân hàng nhà
nước thông qua việc thay đổi chính sách dự trữ bắt buộc sẽ làm thay đổi
lượng tiền mà các ngân hàng thương mại có thể đưa ra nền kinh tế dưới dạng
tín dụng.Chính sách dự trữ bắt buộc được áp dụng cho tất cả các loại tiền gửi bao gồm tiền gửi bằng nội tệ và tiền gửi bằng ngoại tệ.Công cụ này được sử dụng bắt đầu từ năm 1991 và ngày càng cho thấy tầm quan trọng của nó trong việc phát tín hiệu về lập trường chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước.
Can thiệp thị trường ngoại hối
Theo sự phân loại của IMF thì Việt Nam được cho là theo đuổi cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý. Việc quản lý tỷ giá ở Việt Nam là một bài toán
lớn đối với ngân hàng nhà nước khi mà dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ đủ
để đáp ứng nhu cầu an toàn tối thiểu. Sau cải cách kinh tế năm 1986, nền kinh
tế Việt Nam được chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường .Cùng với sự chuyển đổi đó, tỷ giá hối đối cũng dần từng bước
được định hướng bởi thị trường.Tuy nhiên, do sự khan hiếm nguồn cung dẫn
đến ngân hàng nhà nước phải sử dụng các công cụ hành chính để quản lý
ngoại hối.Điều này gây ra sự méo mó trên thị trường ngoại hối và tác động
xấu đến nền kinh tế. Do đó, việc ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá trở nên rất cần thiết. Việc can thiệp này sẽ giúp
cho giá trị đồng nội tệ được ổn định, tạo tiền đề thuận lợi để hàng hóa Việt
22