Phân tích kênh truyền dẫn tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 59)

5. Nội dung và các kết quả nghiên cứu

5.3 Phân tích kênh truyền dẫn tín dụng

5.3.1 Kiểm định độ trễ cho mơ hình điều chỉnh biến tín dụng

Để nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn của chính sách tiền tệ thơng qua kênh tín

dụng thì bài nghiên cứu tiến hành thiết lập mơ hình SVAR điều chỉnh. Trong

đó, biến tín dụng từ biến nội sinh được chuyển thành biến ngoại sinh. Mơ hình điều chỉnh bao gồm 5 biến nội sinh (Y, P, M, R, E) và 5 biến ngoại sinh (FO,

FR, PE, US, CR). Đầu tiên, để chạy mơ hình điều chỉnh biến tín dụng, bài

nghiên cứu tiến hành kiểm định độ trễ cho mơ hình điều chỉnh. Bài nghiên cứu tiến hành tìm độ trễ tối ưu cho mơ hình điều chỉnh biến tín dụng thông qua

xem xét giá trị của các tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ bao gồm các tiêu chí lựa chọn: LR (Sequential modified LR test statistic), FPE (Final prediction error), AIC (Akaike information criterion), SC (Schwarz information criterion), HQ (Hannan-Quinn information criterion). Kết quả kiểm định độ trễ cho mơ hình

cơ bản được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 5.5: Kết quả kiểm định độ trễ mơ hình điều chỉnh biến tín dụng

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

Kết quả kiểm định độ trễ cho cho thấy có 3 tiêu thức lựa chọn độ trễ bằng 2 bao gồm: AIC (Akaike information criterion), FPE (Final prediction error), LR ( Sequential modified LR test statistic). Trong khi đó, tiêu thức SC (Schwarz information criterion) lựa chọn độ trễ bằng 0 và tiêu thức HQ (Hannan-Quinn information criterion) lựa chọn độ trễ bằng 1. Đa số các tiêu

47

thức lựa chọn độ trễ đều lựa chọn độ trễ tối ưu cho mơ hình cơ bản là 2. Do đó, bài nghiên cứu quyết định lựa chọn độ trễ cho mơ hình là 2 tháng.

5.3.2 Phân tích các hàm phản ứng xung (mơ hình điều chỉnh biến tín dụng)

Kết quả phân tích các hàm phản ứng xung được thể hiện như hình dưới đây:

(a) Mơ hình cơ bản (b) Mơ hình điều chỉnh biến tín dụng Hình 5.9 Phản ứng của sản lượng đối với cú sốc cung tiền (mơ hình cơ bản và mơ hình điều chỉnh biến tín dụng )

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

(a)Mơ hình cơ bản (b) Mơ hình điều chỉnh biến tín dụng Hình 5.10 Phản ứng của lạm phát đối với cú sốc cung tiền (mơ hình cơ bản và mơ hình điều chỉnh biến tín dụng)

48

(a) Mơ hình cơ bản (b) Mơ hình điều chỉnh biến tín dụng

Hình 5.11 Phản ứng của sản lượng đối với cú sốc lãi suất ( mơ hình cơ bản và mơ hình điều chỉnh biến tín dụng).

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

(a) Mơ hình cơ bản (b) Mơ hình điều chỉnh biến tín dụng Hình 5.12 Phản ứng của lạm phát đối với cú sốc lãi suất (mơ hình cơ bản và mơ hình điều chỉnh biến tín dụng)

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

Kết quả phân tích các hàm phản ứng xung của mơ hình điều chỉnh biến tín

dụng (Hình 5.9b, 5.10b, 5.11b, 5.12b) cho thấy: Sản lượng không bị tác động bởi các cú sốc lãi suất và cung tiền (khoảng tin cậy 95% của các hàm phản

ứng xung chứa điểm 0, đây là dấu hiệu cho thấy sự tác động của cú sốc lãi

49

5%) trong cả mơ hình cơ bản và mơ hình điều chỉnh biến tín dụng. Điều này cho thấy khơng có sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến sản lượng nói

chung và thơng qua kênh tín dụng nói riêng. Kết quả phân tích hàm phản ứng xung cũng cho thấy: Khi khơng có sự hiện diện của biến tín dụng thì lạm phát phản ứng mạnh hơn trước cú sốc lãi suất. Hay nói cách khác, sự hiện diện của biến tín dụng làm giảm độ nhạy cảm của lạm phát trước cú sốc lãi suất. Điều này cho thấy có sự hiện diện của kênh truyền dẫn tín dụng trong việc truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát. Điều này phù hợp với thực tế khi mà trong thời gian qua ngân hàng nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp

để can thiệp trực tiếp vào tín dụng như khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng

của các ngân hàng thương mại và chỉ ưu tiên tín dụng cho một số khu vực nhất

định. Chính những biện pháp này đã làm giảm tốc độ lưu thông của tiền tệ

trong nền kinh tế và góp phần khống chế lạm phát và đưa lạm phát về một con số (6.81% trong năm 2012).

Tóm lại, cung tiền và lãi suất không tác động đến sản lượng cho dù có xét đến

tác động của biến tín dụng hay không.Cung tiền cũng không tác động đến lạm

phát trong cả hai mơ hình có xét đến biến tín dụng và khơng xét đến biến tín

dụng.Trong khi đó, lãi suất có tác động đến lạm phát trong mơ hình có xét đến biến tín dụng và không tác động đến lạm phát trong mơ hình khơng xét đến biến tín dụng.Điều này cho thấy có sự hiện diện của kênh truyền dẫn tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)