Kết quả phân tích phân rã phương sai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

5. Nội dung và các kết quả nghiên cứu

5.1 Kết quả mơ hình cơ bản (mơ hình gồm 6 biến nội sinh: Y, P,M, R, CR,

5.1.4 Kết quả phân tích phân rã phương sai

Trong khi các hàm phản ứng xung thể hiện tác động của một cú sốc của một biến nội sinh lên các biến khác thì việc phân tích phân rã phương sai lại tách

sự thay đổi của một biến nội sinh thành các cú sốc thành phần. Do đó, việc

phân tích phân rã phương sai cung cấp thông tin về tầm quan trọng của các cú sốc đối với sự dao động của các biến nghiên cứu. Sau đây lần lượt là kết quả

41

phân tích phân rã phương sai của biến sản lượng (DLY) và kết quả phân tích phân rã phương sai biến lạm phát (DLP):

Hình 5.5: Phân rã phương sai biến sản lượng (DLY) Nguồn : Tác giả tự tính tốn

Kết quả phân rã phương sai biến sản lượng (Hình 5.5) cho thấy rằng : Sự biến

động của sản lượng chủ yếu do các cú sốc của chính nó gây ra (chiếm trên 98 % trong hai tháng đầu và dao động xung quanh mức 90% trong các tháng tiếp

theo), kể từ tháng thứ 3 trở đi thì cú sốc cung tiền có tác động đến sự biến động của sản lượng ( đóng góp khoảng 5% sự biến động của sản lượng), các

cú sốc khác như lãi suất, tín dụng, tỷ giá, cung tiền đóng góp khơng đáng kể

đến sự biến động của sản lượng. Kết quả này cũng cố cho kết quả đạt được từ

phân tích hàm phản ứng xung, đó là chính sách tiền tệ không tác động đến sản

lượng trong giai đoạn khủng hoảng. Sự dao động của biến sản lượng (DLY)

chủ yếu do cú sốc của chính nó gây ra cho thấy kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp được hình thành dựa vào sản lượng của nền kinh tế trong quá khứ. Do đó, để thay đổi kỳ vọng thì chính phủ cần tạo ra sự tăng trưởng sản lượng trong một khoảng thời gian nhất định, cịn chính sách tiền tệ chỉ nên

84 86 88 90 92 94 96 98 100 102 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 DLE DLCR DR DLM DLP DLY

42

đóng vai trị trong việc điều chỉnh cung tiền theo mức sản lượng của nền kinh

tế nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát mà thơi.

Hình 5.6: Phân rã phương sai biến lạm phát (DLP) Nguồn: Tác giả tự tính tốn

Kết quả phân rã phương sai biến lạm phát (Hình 5.6) cho thấy rằng: Sự biến

động của lạm phát chủ yếu do các cú sốc của chính nó ( chiếm trên 95 % trong hai tháng đầu và khoảng 60% trong các tháng tiếp theo). Các biến lãi suất, tín

dụng, tỷ giá có tác động đáng kể từ tháng thứ 3 trở đi, trong đó biến lãi suất có

tác động lớn nhất (chiếm gần 20% sự biến động của lạm phát kể từ tháng thứ

4). Kết quả này cho thấy cung tiền có tác động khơng đáng kể đến lạm phát

nhưng sự tác động của lãi suất đến lạm phát là đáng kể. Kết quả này cho thấy

nguồn gốc của lạm phát của Việt Nam chịu ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường lạm phát trong quá khứ. Do đó, để kiềm chế lạm phát thì ngân hàng nhà nước phải thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát một thời gian dài để thay đổi kỳ

vọng. Trên thực tế, việc sử dụng nhiều công cụ lãi suất khác nhau để thắt chặt

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 DLE DLCR DR DLM DLP DLY

43

tiền tệ đã mang lại kết quả chống lạm phát rất tích cực.Trong giai đoạn nghiên cứu, lạm phát của Việt Nam đã giảm từ 22% năm 2008 xuống còn 6,81% năm 2012. Thành công cắt giảm lạm phát này có đóng góp rất lớn của chính sách lãi suất.Như vậy, đến đây bài nghiên cứu đã có câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất.Đó là, chính sách tiền tệ không ảnh hưởng đến sản lượng trong

thời kỳ nghiên cứu. Sự thay đổi cung tiền cũng không ảnh hưởng đến lạm phát

nhưng công cụ lãi suất lại rất hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát. Nói cách

khác, khơng có hiệu ứng truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến sản lượng nhưng có tồn tại hiệu ứng truyền dẫn của lãi suất đến lạm phát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)