CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Đề xuất mơ hình nghiên cứu
2.3.1.3. Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng
Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng có vai trị quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của cơng ty. Có đến năm trong sáu nghiên cứu đề cập trong mục 1.2 có xem xét đến sự tác động của yếu tố mối quan hệ của các thành viên trong chuỗi cung ứng đến kết quả thực hiện của chuỗi. Đối với mỗi mắt xích trong chuỗi thì mối quan tâm bao gồm quan hệ với nhà cung cấp phía trên và khách hàng phía dưới. Trong các mối quan hệ tồn tại yếu tố tin tưởng và sự cam kết giữa các bên.
Khi các thành viên đạt được sự cam kết thì các bên có xu hướng chia sẻ mục tiêu và giá trị chung từ đó cho phép họ làm việc gần gũi và phối hợp chặt chẽ hơn (Ramayah và cộng sự, 2008). Ngồi ra, khi có sự tin tưởng của đối tác, nhà cung cấp có xu hướng đáp ứng vượt yêu cầu và hoàn thành đơn hàng sớm hơn đối với đối tác sẵn sàng tiếp tục mối quan hệ với họ. Vì vậy gia tăng cộng tác với nhà cung cấp và khách hàng giúp giảm chi phí xuyên suốt chuỗi cung ứng (Robert và Christian, 2002).
Theo nghiên cứu của Neda (2013) các mối liên kết tồn tại giữa nhà nuôi và nhà chế biến trong chuỗi cung ứng cá tra tạo được lợi thế tăng trưởng kinh tế quy mơ, giảm được chi phí giao dịch, thơng tin bất đối xứng, tính dễ phá vỡ của hợp đồng.
Từ đó tác giả xây dựng các thang đo cho biến Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng như ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Thang đo Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng
Thang đo Tác giả
Mức độ liên kết cao giữa các thành viên Neda (2013)
Mức độ tin cậy cao giữa các thành viên Ramayah và cộng sự (2008), Robert và Christian (2002)
Các thành viên cởi mở và thành thật khi thương lượng
Ramayah và cộng sự (2008)
Giảm sự giám sát trong giao dịch giữa các thành viên
Ramayah và cộng sự (2008)
Các thành viên nỗ lực để xây dựng mối quan hệ Ramayah và cộng sự (2008) Các thành viên tuân thủ cam kết Ramayah và cộng sự (2008),
Sunil và cộng sự (2008)