Các đặc trưng và khía cạnh tạo lập Bản sắc địa phương

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Biểu hiện tính bản địa trong kiến trúc đương đại Việt Nam (Trang 77 - 81)

BSĐP là những giá trị cốt lõi, những đặc trưng nổi trội và đặc sắc của mơi cảnh, có thể cảm nhận được rõ ràng, giúp phân biệt nơi này với nơi khác. Các đặc trưng VC và VH-XH có thể quan sát được, cịn đặc trưng tinh thần thuộc về cơ chế trải nghiệm và cảm nhận của con người nên thường khó nắm bắt và xác định. Trong đó các cấu trúc VC là độc lập với con người, cịn hoạt động và ý nghĩa thì phụ thuộc vào con người và nhận thức của họ. Hình ảnh có thể gây ấn tượng thị giác, nhưng thiếu sự hiện diện và hoạt động của con người thì cũng chỉ là những cảnh vật, hình khối vơ hồn. Hoạt động và ý nghĩa có vai trị quan trọng tạo nên BS - song phải cộng hưởng với cấu

trúc khơng gian của cơng trình, của địa điểm, của ĐP.

Sự cảm nhận là cơ chế của trải nghiệm tâm lý. Cảm nhận của mỗi người mang tính cá nhân và có thể khác nhau, nhưng BS là những đặc điểm chung, được đồng cảm và ghi nhận bởi số đơng. Vì thế BSĐP là sự tương đồng và thống nhất trong cảm nhận của mọi người về một địa bàn xác định.

Hiện tượng học chỉ ra mối quan hệ giữa cảm xúc và nhận thức của con người (thuộc lĩnh vực tinh thần) với những BH vật chất - hình thể của khơng gian xung quanh. Địa điểm gắn với sinh hoạt của con người thì khơng cịn là một vị trí địa lý thuần túy, mà có cả ý nghĩa và giá trị về tinh thần - đó chính là “hồn nơi chốn” làm nên “tinh thần BĐ”. Kiến trúc khơng phải là hình khối nguyên mẫu BĐ tồn tại - mà hịa hợp với mơi cảnh xung quanh; không phải là không gian trống rỗng - mà là những “nơi chốn” có ý nghĩa, có hoạt động thường xuyên của con người và cộng đồng, tạo ra sự liên tục trong ngữ cảnh của khu vực.

Hình 2. 8 Mức độ của BSĐĐ [95]

Hình 2. 9. Thành phần của BSĐĐ [109]

Khái niệm này được xem là đại diện cho tinh thần, cảm xúc của con người với địa điểm, phản ánh mức độ gắn bó với nơi chốn, là tổng hợp của giá trị VC và những gì mang tính biểu tượng trong TN và XH. Norberg-Schulz (hình 2.8) nhấn mạnh các đặc trưng của địa điểm và ý nghĩa của chúng. Địa điểm có ý nghĩa là một "tinh thần" không thể mô tả bằng phương pháp khoa học. Dựa trên ý tưởng của M.Heidegger xem kiến trúc là một tính năng thiết yếu của sự tồn tại người (hình 2.9), ơng dùng phương pháp hiện tượng học để hiểu tinh thần của địa điểm thông qua đặc trưng VC của nó và giải thích ý nghĩa bằng những trải nghiệm của con người ở đó. VD hình bóng kiến trúc (Silhouette) trải dài theo chiều ngang tạo nên hình ảnh của nơi chốn; các hình thức

kiến trúc truyền thống là cơ sở để hiểu biết sâu sắc hơn về tính biểu tượng của địa điểm.

Các khía cạnh BH “hồn nơi chốn” hay tinh thần của địa điểm gồm: - Địa hình và địa mạo (mặt đất);

- Điều kiện khí hậu, ánh sáng (bầu trời); - Diện mạo kiến trúc các cơng trình; - Ý nghĩa hiện sinh trong cảnh quan VH.

Con người giải thích ý nghĩa của địa điểm và các đối tượng gắn với nó trên cơ sở mối quan hệ với TN. Tinh thần TN của địa điểm là các đặc tính của địa hình và cảnh quan, bao gồm cả sự thay đổi của ánh sáng và cây cối (lặp lại theo chu kỳ ngày - đêm / mùa vụ). Những biến động đó tương phản với sự ổn định của hình thức vật chất - được kết hợp với quan điểm về vũ trụ và thời gian.

Hình 2. 10. Bản sắc của địa điểm [133]

Các yếu tố nhân tạo (kiến trúc, ý nghĩa, biểu tượng, cảnh quan VH) cũng rất quan trọng. Norberg-Schulz [95] sắp xếp những ấn tượng thị giác từ cuộc sống theo 4 giai

đoạn trải nghiệm MT (hình ảnh à khơng gian à đặc trưng à tinh thần Đương đại),

lấy thế giới cuộc sống của con người là cơ sở để định hướng BS.

2.2.2.3.Lý luận của Phương Đông về mối liên hệ giữa kiến trúc và địa điểm

Cách thức con người xử lý các yếu tố của địa điểm XD thể hiện triết lý sống (nhân sinh quan và thế giới quan), biểu hiện VH ứng xử với MTTN. Trong triết lý Á

Đông [57] , giữa con người và thiên nhiên có một mối liên thơng bền chặt, khơng thể chia cắt. TN quy định lối sống và thế ứng xử của con người trong kiến trúc. Con người và cộng đồng, VH và kiến trúc xuất hiện một cách tất yếu và khách quan trong quá trình phát triển của địa điểm, và cùng với TN ở đó trở thành những thành phần đặc thù của MT và cảnh quan, thống nhất với nhau theo nguyên tắc của một hệ thống - như là một chỉnh thể tồn vẹn. Tư tưởng Á Đơng nói chung và quan niệm của người Việt nói riêng chủ trương kiến trúc phải được tạo dựng hợp cách với địa điểm - không chỉ là phù hợp về hình thể mà là hịa hợp một cách hữu cơ trên nhiều phương diện.

Phong thủy là những nguyên tắc lựa chọn địa điểm và tạo dựng khơng gian cư

trú lý tưởng, hài hịa với thế giới xung quanh. Người Á Đông luôn quan tâm đến địa hình, địa thế, điều kiện MT và cảnh quan khi tạo dựng nơi ăn chốn ở cho mình. Việc tìm kiếm địa điểm thích hợp để định canh định cư và tổ chức không gian để cư trú lâu dài đã xuất hiện từ rất sớm trong nền văn minh nông nghiệp trổng lúa nước - bắt đầu từ phương thức SX nông nghiệp phụ thuộc vào TN và cần sự thích ứng với MT, đến chỗ được hoàn thiện theo sự nhận thức của con người về cấu trúc và cơ chế vận hành của thế giới. Từ những kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này (được tích lũy đời này qua đời khác) đã hình thành thuật Phong thủy - từ việc chọn đất để sinh sống, chọn hướng để làm nhà cho đến bố trí phịng ốc, đồ đạc,.. - và ngày càng phổ biến với tư cách là cẩm nang về việc ứng xử với địa điểm XD.

Bennett (1978) cho rằng: “Phong thủy là một loại sinh thái học vũ trụ (Astro- ecology)” [89] theo ông, khái niệm “phong thủy” nhấn mạnh mối quan hệ triết học giữa con người và MT; cơ sở lý luận của phong thủy là mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa con người với trời đất và vũ trụ. Lip (1979, 1986) cũng có quan điểm tương tự. Nếu gạt sang một bên các yếu tố thần bí, mê tín, cực đoan trong cấu trúc bề mặt của Phong thủy (được thêm thắt vào sau này) thì có thể thấy bản chất, hay cấu trúc chiều sâu của nó là tư duy tổng hợp và biện chứng của phương Đông, dựa trên nền tảng các triết lý Âm - Dương (về bản thể chung của thế giới), Tam tài (về trật tự chung của vũ trụ) và đặc biệt là Ngũ hành (về cơ chế vận hành chung của các sự vật và hiện tượng - trong cả lý luận và thực tiễn). [49] , [56] .

thể có tính VC, sự vật nào trong vũ trụ cũng đều dựa vào những quy tắc cơ bản, đối lập nhưng thống nhất, chuyển hóa và tiêu trưởng. Bản thể của vũ trụ là Âm - Dương đối kháng về chất nhưng ln có sự phối hợp tương tác (tương giao) và chuyển hóa lẫn nhau (tiêu trưởng) để tạo thế cân bằng động và tương đối ổn định (hình 2.11). Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, từ Bát qi hình thành 64 quẻ có thể bao qt mọi quan hệ và mọi khía cạnh của thế giới. Triết lý Âm - Dương thể hiện sự cân bằng và thống nhất của các mặt đối lập trong vũ trụ cũng như trong bản thân con người. Với bản chất là sự tổng hòa của các mặt đối lập - nên kiến trúc cũng bao gồm những thành phần và chi tiết đối lập mà bổ sung cho nhau, tạo thành từng cặp lưỡng phân và lưỡng hợp (trên - dưới, trước - sau, trong - ngoài, cao - thấp, động - tĩnh, đóng - mở,..), kể cả trong khơng gian, hình thức và cảnh quan (mái đình - hồ nước, cây đa - giếng nước,..).

+ “Tam tài” là học thuyết về sự thống nhất giữa con người và thế giới, xem Con

người hòa đồng với Trời và Đất về bản thể (Thiên - Địa - Nhân) (hình 2.12) cũng như trong sự vận động (Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa). Kiến trúc - như một thế giới nhân tạo - cũng hòa đồng với TN theo những cách thức khác nhau, tùy theo tâm thế của con người, phản ánh sự cảm nhận và nhận thức của con người về thế giới về vũ trụ. Ngôi nhà được xem như một tiểu vũ trụ, nên cũng có 3 phần: phần Mái (ứng với ngơi Thiên - ở trên cao, nhẹ nhàng, thanh thốt, che chở); phần Nền đế (ứng với ngôi Địa - ở dưới thấp, chắc chắn, theo phương ngang, gắn liền với đất); phần Thân (ứng với ngôi Nhân - ở giữa, kết nối, tạo thành không gian giữa Trời và Đất, đa dạng và linh hoạt như cuộc sống). Trong kiến trúc truyền thống, sự hòa nhập với địa điểm được BH ở chỗ hầu hết các cơng trình đều thấp tầng và bố trí dàn trải bám lấy mặt đất, đan xen với sân vườn - là các không gian trung gian kết nối kiến trúc với cảnh quan và MT.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Biểu hiện tính bản địa trong kiến trúc đương đại Việt Nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)