Biểu hiện của tính BĐ trong kiến trúc được nhận biết trước hết thơng qua các dấu hiệu nhìn thấy được của khía cạnh hình thức. Xét theo trình tự thời gian, có các kiểu hình thức BĐ gốc (là các nguyên mẫu / hình mẫu BĐ của kiến trúc dân gian), hình thức BĐ hóa (là các biến thể nội sinh trong kiến trúc BĐ truyền thống tại địa phương) và hình thức BĐ mới (do tiếp nhận các yếu tố ngoại sinh hay yếu tố hiện đại trong q trình giao lưu và tiếp biến VH). Từ đó có thể xác lập các phương thức tương ứng để biểu hiện tính BĐ trong kiến trúc.
Đây là phương thức Tự thân (thường gặp trong kiến trúc dân gian), theo logic thơng thường: hình thức BĐ là sự phản ánh trực tiếp nội dung BĐ, bằng phương tiện vật chất BĐ. Trong trường hợp này, Nội dung BĐ là những chức năng cơ bản nhất của kiến trúc - gồm đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết yếu và thích ứng với MTTN. Cịn vật chất BĐ là làm bằng vật liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương và sử dụng các kỹ thuật được lưu truyền trong dân gian. Gọi là “tự thân” bởi dựa trên bản chất của sự kiến tạo tự nhiên (kết cấu chịu lực tương ứng với tính chất của vật liệu sẵn có trong tự nhiên) - trong khi cơng cụ chế tác và kỹ thuật ban đầu cịn thơ sơ nên hình thức cũng đơn giản, mộc mạc, phản ánh đúng bản chất đó.
Phương thức này đã tạo nên các nguyên mẫu BĐ đầu tiên ở thời kỳ sơ sử mà đến ngày nay đã khơng cịn dấu vết - ngồi những hình nhà trên trống đồng thời Đơng Sơn và một số kiểu nhà tương tự ở khu vực Đông Nam Á (VD: nhà Tongkonan của tộc Toraja, nhà Jabu của tộc Batak Toba). Chỉ có thể nhận định sơ bộ là với sự phát triển của công cụ kim loại thì nguyên mẫu BĐ đã được nâng cấp nhiều về hình thức, và nội dung BĐ đã có thêm chức năng biểu trưng hóa những khát vọng của con người (ở phần mái nhà - nơi khơng có nhu cầu sử dụng). Nhưng sau đó, trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài gần 1.000 năm, các nguyên mẫu BĐ gốc có thể đã bị hủy diệt (do chính sách đồng hóa VH) và được thay thế bằng các nguyên mẫu mới. Các nguyên mẫu này được người Việt thực hiện bằng vật liệu và kỹ thuật của mình để làm thành các hình thức BĐ, và cũng đã trải qua một q trình hồn thiện lâu dài để trở thành các kiểu mẫu truyền thống của kiến trúc Việt Nam.
- (2) Hình thức BĐ + Vật chất BĐ mới à Hình thức BĐ hóa
Cách làm này được gọi là phương thức Cải biên do mang tính chất cải lương (Reformism) Tiếp biến BĐH - lấy xuất phát điểm là các kiểu mẫu BĐ đã có, nhưng thay đổi VL tốt hơn, sử dụng kỹ thuật mới hơn để cải thiện hiệu quả và tạo thành các hình thức BĐ hóa. Trong tiến trình lịch sử, yếu tố VC-KT thường đóng vai trị thúc đẩy sự phát triển - trong đó các VL có nguồn gốc TN thì tương đối ổn định, cịn kỹ thuật chế tác và XD thì được con người cải tiến dần theo thời gian.
Nếu vẫn sử dụng VL gốc và chỉ thay đổi về kỹ thuật - thì sẽ tạo ra những biến thể hợp lý của kiểu mẫu BĐ, rồi kiểu mẫu hoàn thiện được lưu truyền thống nhất trong
cộng đồng và trở thành các mô thức truyền thống. Nhưng nếu thay đổi cả VL và kỹ thuật mà vẫn giữ nguyên hình thức gốc - thì chỉ là sự sao chép, mô phỏng giả tạo. Cách làm này có thể chấp nhận được với liều lượng tiết chế và chỉ nên áp dụng với một số chi tiết đặc trưng - làm dấu hiệu thị giác để nhận diện nguồn gốc BĐ (VD như Kenzo Tange dùng BTCT để mô phỏng chi tiết đầu dư của kết cấu gỗ truyền thống Nhật Bản). Một số kiến trúc thời Pháp thuộc tại Hà Nội mang phong cách Đông Dương cũng đã vận dụng phương thức này để tạo ra hình thức BĐ hóa. Trong khi đó nhiều đình, chùa ở Việt Nam hiện nay lại làm mái dốc bằng BTCT dán ngói mà vẫn giữ ngun hình thức như là kết cấu gỗ - thì khơng đúng về bản chất (và phản ánh tâm lý nệ cổ / hồi cổ có phần bảo thủ và bế tắc đang phổ biến trong XH).
- (3) Tinh thần BĐ + VC đương đại à Hình thức BĐ mới
Vấn đề đặt ra trong thời hiện đại là các khía cạnh nội dung BĐ thường bị lai tạp, biến động (do cuộc sống thay đổi nhanh hơn và nhu cầu ngày càng đa dạng phức tạp hơn, có cả sự du nhập những yếu tố mới tân tiến hơn, tạo nên tâm lý hướng ngoại) - khiến cho các hình thức BĐ đã có sẽ khơng cịn phù hợp. Từ đó dẫn đến phương thức Tổng hợp Thích ứng BĐM của thời kỳ đương đại, theo tinh thần của Phương pháp luận kiến trúc và nguyên lý Kiến tạo kiến trúc.
Theo đó, kiến trúc được quan niệm là “sự kiến tạo cấu trúc VC biểu đạt một ND tinh thần”. Bộ ba [Vật liệu + Cấu trúc + Hình thể] thống nhất với nhau để kiến tạo nên Khơng gian đáp ứng ND hoạt động, cịn Hình thức thì phù hợp với mục đích biểu đạt. Như vậy, kiến trúc đương đại sẽ BH tính BĐ khi các yếu tố hình thức và cấu trúc VC của nó phản ánh ND tinh thần BĐ. Yếu tố tinh thần thì có thể được cụ thể hóa và vật thể hóa bằng những phương tiện VC khác nhau, nên sẽ có nhiều khả năng để hiện thực hóa và hiện đại hóa (với kỹ thuật và vật liệu của thời đại). Tinh thần BĐ biểu hiện bằng các khía cạnh VC đương đại sẽ tạo nên những liên hệ nhất định với nguồn gốc BĐ trên phương diện cảm nhận thị giác. Vì vậy, phương thức Tổng hợp cho phép BH tính BĐ phong phú hơn về hình thức, theo nhiều cách và ở nhiều mức độ khác nhau.
Đặt trong quá trình phát triển chung của lịch sử để xem xét, có thể thấy rõ hơn mối liên hệ giữa các phương thức nói trên (hình 3.2).