Một là, xây dựng, ban hành chiến lược, hệ thống chính sách, pháp luật về cán bộ, cơng chức cấp xã
Để quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, chủ thể quản lý phải sưu dụng tổng hợp các biện pháp, công cụ khác nhau. Trước hết phải xây dựng và ban hành chiến lược, chính sách đối với đội ngũ CB, CC phường nhằm đưa ra định hướng chủ đạo, xác định các mục tiêu, giải pháp để quản lý có hiệu quả đối với đội ngũ CBCC này. Xây dựng pháp luật về CB,CC là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân được nhà nước trao quyền theo trình tự, thủ tục quy định nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về CBCC phường, đồng thời thể hiện ý chí chung của xã hội thành các quy định của pháp luật. Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật là khâu quan trọng trong quản lý cán bộ, công chức là phương tiện không thể thiếu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hai là, thực hiện việc tuyển dụng cán bộ, công chức phường.
Tuyển dụng CBCC là hoạt động của tổ chức nhằm tìm kiếm những người có đủ phẩm chất, trình độ năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định để bố trí, phân cơng, sử dụng hoặc dự nguồn sử dụng cho một tổ chức nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức đó, cũng như để củng cố, xây dựng tổ chức vững mạnh, tồn diện. Tuyển dụng cán bộ, cơng chức phát triển ổn định và làm cho cơng tác cán bộ có tính chủ động và tính kế hoạch cao.
Tuyển dụng cán bộ phường hiện nay được tiến hành thơng qua hình thức bầu cử cán bộ:
+ Việc bầu cử cán bộ phường của Hội đồng nhân dân-Uỷ ban nhân dân được thực hiện theo Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
+ Việc bầu cử cán bộ phường trong tổ chức, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo Điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.
Việc tuyển dụng công chức phường: Theo Nghị định số 112/2011/NĐ- CP của Chính phủ: Về cơng chức xã, phường, thị trấn thì việc tuyển dụng cơng chức phường phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh và số lượng công chức phường theo từng chức danh được Ủỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao. Uỷ ban nhân dân phường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức phường hàng năm theo từng chức danh báo cáo Uỷ ban nhân dân Quận để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định.
Có 2 phương thức tuyển dụng:
1. Đối với các chức danh Văn phịng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đơ thị và mơi trường, Tài chính - kế tốn, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội: Thực hiện việc tuyển dụng thông qua thi tuyển.
2. Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã;
Thực hiện việc xét tuyển và bổ nhiệm đối với người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự phường và Trưởng Công an phường thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và pháp lệnh công an phường.
Ba là, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức phường
Đánh giá cán bộ, công chức phường là việc hệ trọng, là khâu có ý nghĩa quyết định trong cơng tác CBCC là cơ sở để thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy tiềm năng của từng cán bộ và cả đội ngũ CBCC. Đánh giá không đúng sẽ dẫn đến việc lựa chọn cán bộ không đủ phẩm chất và năng lực bố trí vào những cương vị có trọng trách, dẫn đến hỏng người, hỏng việc, gây tổn thất cho địa phương và ảnh hưởng trong phạm vi cả nước.
Đánh giá CBCC là cơng việc hết sức khó khăn và nhạy cảm. Sau đánh giá có thể xảy ra hai khuynh hướng khác nhau: một mặt nó làm cho cán bộ yên tâm phấn khởi, năng động, sáng tạo trong cơng tác, mặt khác nó gây ra
những hành vi vi phạm pháp luật, bị các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá Đảng và Nhà nước. Vì vậy, khi đánh giá CBCC phường phải đảm bảo căn cứ, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm. Việc đánh giá CBCC phải được thực hiện tại 3 thời điểm: đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiễm, luân chuyển công tác, khen thưởng, kỷ luật.
Bốn là, quy hoạch, tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường
Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện các chủ trương, biện pháp tạo nguồn cán bộ, công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ, công chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong một thời gian. Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Trong đó quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [16, 57].
Quy hoạch cán bộ, công chức phường là một nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ là cơ sở, nó là cơ sở thực hiện một số khâu khác trong công tác cán bộ như xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp…đồng thời nó là phương hướng, mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của từng cán bộ nằm trong quy hoạch và những cán bộ khác phấn đấu để đưa vào quy hoạch chức danh chủ chốt.
Quy hoạch cán bộ, công chức phường phải đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy quận, phường, bảo đảm dân chủ, phải gắn với tình hình kinh tế - xã hội địa phương, đảm bảo đúng quy trình, phương châm “động” và “mở”.
Trên cơ sở quy hoạch cán bộ cần xây dựng các kế hoạch sau đây:
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, nhất
là đối với các đồng chí cịn chưa đủ các tiêu chuẩn cần thiết để giữ các chức danh được quy hoạch.
- Kế hoạch luân chuyển để đào tạo, rèn luyện cán bộ nguồn quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25-01-2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Kế hoạch sắp xếp, bố trí, điều chuyển cán bộ nguồn quy hoạch vào các vị trí phù hợp, để qua cơng tác thực tế các đồng chí đó được rèn luyện, thử thách, tạo uy tín và vị thế cần thiết, chuẩn bị cho việc giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm vào các chức danh quy hoạch.
Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng cần căn cứ vào quy hoạch cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực chất là cung cấp thông tin cho cán bộ, công chức. Nhiều cán bộ đã tự làm giàu tri thức của mình bằng con đường tự học(tự cung cấp thơng tin). Tuy nhiên, để có một đội ngũ CBCC phường đông đảo, trưởng thành nhanh, rút ngắn được quá trình đào tạo, trang bị được kiến thức cập nhật thì cần phải tổ chức chặt chẽ có kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC.
Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực, phẩm chất. Bồi dưỡng CBCC thường chỉ sự bổ túc thêm những kiến thức mới, cần thiết để nâng cao kiến thức, kĩ năng nào đó sau khi đã được đào tạo, hoặc nói về sự giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho CBCC.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức phường muốn có chất lượng phải có nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp phù hợp với đối tượng.
Năm là, thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức phường.
Bổ nhiệm CBCC là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo trong bộ máy tổ chức, thực chất là giao trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộ lãnh đạo một cơ quan, đơn vị…Đây là khâu quyết định trong công tác cán bộ.
Công tác bổ nhiệm là một khâu của công tác cán bộ, do vậy nó có vai trị hết sức quan trọng được thể hiện trên các mặt:
Thứ nhất, công tác bổ nhiệm cán bộ kế hợp với các khâu khác tạo cho công tác cán bộ trở thành một hệ thống hoàn chỉnh và hợp lý.
Thứ hai, cơng tác bổ nhiệm cán bộ có vai trị gắn liền với vai trị của công tác cán bộ cùng tạo một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cuầ của nhiệm vụ cách mạng.
Bổ nhiệm đúng cán bộ khơng chỉ có tác động tới tinh thần, tâm lý của bản thân người được bổ nhiệm, mà còn tác động tới cả đội ngũ cán bộ nơi có người được bổ nhiệm. Có những nơi do bổ nhiệm khơng đúng CBCC được bổ nhiệm không đúng với năng lực, sở trường, khơng đúng với cống hiến, uy tín trước quần chúng đã gây tình trạng hoang mang, dao động, chán nản trong đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng sẽ khơng cịn niềm tin vào tổ chức, vào người lãnh đạo, động lực phấn đấu từ đó cũng khơng cịn, nhiệm vụ được giao cũng sẽ bê trễ, khó hồn thành.
Như vậy, có thể nói bổ nhiệm cán bộ có vai trị hết sức to lớn đối với công tác cán bộ, đối với từng cán bộ và cử đội ngũ cán bộ, nó là sợi dây thăt chặt tình đồn kết trong cơ quan, tổ chức và đặc biệt đó cịn là điều kiện để đảm bảo cho việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của tổ chức, đơn vị, địa phương, của mỗi cán bộ nói chung và của cả đội ngũ cán bộ, cơng chức, nói riêng.
Mỗi cấp ủy, mỗi tổ chức và người đứng đầu có hiểu đúng về khái niệm bổ nhiệm CBCC và xác định đúng vai trị của cơng tác bổ nhiệm CBCC trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ mới mong thực hiện đúng công tác nay.
Miễn nhiệm CBCC là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thơi giữ chức vụ lãnh đạo đối với CBCC khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm CBCC phường phải đảm bảo việc tuân thủ nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; tập thể lãnh đạo ở các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một
cách dân chỉ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực và sở trường của cán bộ; đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm CBCC phường phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng và Nhà nước.
- Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phường. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tơn vinh cơng trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Việc khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đúng lúc, công bằng, minh bạch. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng khơng những góp phần tạo ra động lực cho phong trào hành động cách mạng của quần chúng mà qua phong trào đó, những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời sẽ tác động khơng nhỏ động viên tinh thần trách nhiệm, lịng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của quần chúng đến việc hồn thành nhiêm vụ cơng tác đạt chất lượng cao.
Để việc khen thưởng thật sự là động lực, lơi cuốn, khuyến khích đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ CBCC nói riêng phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh thì trước hết và quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, nhận thức trong mỗi người, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cần phải cơng minh trong việc bình xét khen thưởng để chọn đúng người xứng đáng, người được khen thật sự phải là điển hình nổi bật, là tấm gương để người khác học hỏi. Ngoài ra bản thân người được đề nghị khen thưởng phải có lịng tự trọng, phải thực sự biết mình có thực sự có thành tích được khen hay khơng.
Bên cạnh việc thực hiện tốt cơng tác khen thưởng thì cấp ủy các cấp cũng phải thực hiện nghiêm túc việc kỷ luật đối với đội ngũ CBCC. Việc kỷ luật cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc, thủ tục, trình tự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước và đảm bảo phương châm cơng minh, chính xác, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng nội dung vi phạm.
Sáu là, thực hiện chế độ chính sách đối với CBCC phường.
Chế độ, chính sách đối với CBCC phường là những quy định cụ thể về nhiều mặt trong công tác cán bộ nhằm đãi ngộ đối với CBCC sao cho đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng, điều kiện thực tế của từng địa phương.
Chế độ, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho CBCC phường yên tâm, phấn khởi, nhiệt tình, trách nhiệm trong cơng tác; ngược lại, chế độ, chính sách khơng phù hợp nó sẽ kìm hãm, thậm chí gây ra sự hời hợt, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, khi đã có chế độ, chính sách đúng đắn chưa chắc sẽ mang lại hiệu quả hoạt động của cán bộ mà nó địi hỏi người thực hiện chế độ, chính sách phải nắm chắc chế độ, chính sách liên quan đến cán bộ, công chức phường; thực hiện công bằng, thống nhất, cơng khai, kịp thời, chính xác, khoa học. Có như vậy, chế độ, chính sách đối với CBCC phường mới có tác dụng.
Bảy là, thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với CBCC phường.
Cấp ủy, Ban tổ chức và Uỷ ban kiểm tra Huyện ủy, phòng Nội vụ và Thanh tra nhà nước huyện và cấp ủy, chính quyền cơ sở phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đối với đội ngũ CBCC ở cơ sở; thông qua kiểm tra chỉ ra những ưu điểm, đồng thời phát hiện, chấn chỉnh những khuyết điểm hạn chế đối với cán bộ, công chức. Trong công tác thành tra, kiểm tra, giám sát cán bộ, cơng chức phải tính đến tính tồn diện, tính kịp thời cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và về kết quả hoạt động chuyên môn. Kết hợp chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên, đều đặn với việc kiểm tra, giám sát định kỳ với việc kiểm tra đột suất.
Đặc biệt là phải kiểm tra một cách nghiêm túc, triệt để, cơ chế kiểm tra hai chiều, từ trên xuống và từ dưới lên đối với CBCC phường. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Kiểm sốt có hai cách: một là làm từ trên xuống. Tức là người lãnh đạo kiểm kết quả những cơng việc của cán bộ mình. Một cách từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bảy tỏ cách sửa chữa sự sai lầm đó. Cách này là một cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên”.[24,tr 250]. Sau khi kiểm tra đúng CBCC cấp ủy có thẩm quyền phải có chính sách khen thưởng và kỷ luật đối với CBCC đó.
Cùng với việc quy định những nội dung quản lý cán bộ, công chức, pháp luật cũng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan,