Một số kinh nghiệm trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận cầu giấy, thành phố hà nội hiện nay ” (Trang 81 - 85)

phường ở quận Cầu Giấy

Từ những phân tích, nhận định, đánh giá thực trạng, quản lý đội ngũ CBCC phường ở quận Cầu Giấy trong những năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, để thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý đội ngũ CBCC phường, lãnh đạo quận và cơ sở phải thực hiện tốt các nội dung về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững manh, xây dựng cơ quan là một khối đoàn kết, thống nhất, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ thực tế chứng minh rằng, những nơi nào có tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, nội bộ đồn kết, thống nhất thì ở đó, chất lượng đảng viên, chất lượng cơng chức khá tồn diện về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức cũng như năng lực chuyên môn. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác cây dựng và quản lý đội ngũ công chức.

Thứ hai, công tác quản lý CBCC phường, cần phải nắm vững những quan điểm, các nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơng tác quản lý cơng chức, trên cơ sở đó vận dụng linh hoạt và sáng tạo vào điều kiện cụ thể của quận và của từng phường là yêu cầu quan trọng và quyết định đến kết quả công tác quản lý công chức. Công tác cán bộ và công tác quản lý CBCC phường là những nội dung và nguyên tắc cơ bản nhất, phải coi những nội dung và nguyên tắc đó là khung pháp lý quan trọng, trong q trình thực hiện phải vận dụng vào từng thời điểm để lựa chọn những biện pháp thực hiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhẩ.

Thứ ba, phải thường xuyên thấm nhuần và nắm vững hai nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý cán bộ, công chức, nhất là nguyên tắc tập trung dân

chủ. Cấp ủy và những người lãnh đạo cơ quan, đơn vị là hai chủ thể của công tác quản lý cán bộ, cơng chức, nhưng khơng thể có một đội ngũ cán bộ, công chức tốt cũng như cơng tác quản lý CBCC tốt mà khơng có sự bàn bạc thống nhất giữa cấp ủy và người lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Phải tạo ra một khơng khí thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm của từng đồng chí lãnh đạo, cấp ủy viên trong việc bàn bạc, thảo luận về công tác quản lý cán bộ, công chức. Trên cơ sở thống nhất theo đa số của tập thể cấp ủy và tập thể lãnh đạo, đồng chí Bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện.

Thứ tư, phải thường xuyên coi trọng công thanh tra, kiểm tra của các cơ quan đảng (Uỷ ban kiểm tra), chính quyền (Thanh tra) và cơng tác giám sát của chi bộ, ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường nơi cán bộ, công chức cư trú, sinh hoạt. Sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra phải cử lý kip thời, nghiêm minh các cá nhân có vi phạm để làm gương và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Trong công tác quản lý, nếu khơng kiểm tra thì sẽ dẫn đến bng lỏng quản lý. Thông qua việc kiểm tra, thanh tra của các cơ quan đảng và chính quyền để kịp thời phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm của cơng chức, đồng thời là cơ sở để thẩm định và đánh giá khách quan những ưu, khuyết điểm của CBCC, từ đó kịp thời xem xét, xử lý những sai phạm của công chức. Quận và cơ sở cần hết sức chú trọng và tiếp thu những ý kiến của chi bộ, tổ dân phố, ban công tác mặt trận và của nhân dân nơi cơng chức cư trú, bởi trong q trình sinh sống tại địa phương thì cán bộ tốt hay chưa tốt khó có thể qua mắt được sự thẩm định, đánh giá của nhân dân.

Thứ năm, trong công tác quản lý CBCC phường, chủ thể quản lý có vai trị chủ động tác động tích cực, có mục đích vào khách thể quản lý là CBCC, mặt khác khách thể quản lý của cơng tác quản lý CBCC lại có vai trị chủ

quan quyết định kết quả công tác quản lý. Kết quả của cơng tác quản lý cơng chức có hai yếu tố cấu thành đó là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý công chức. Nếu bản thân đối tượng khách thể là cơng chức có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thì cơng tác quản lý CBCC có nhiều thuận lợi. Ngược lại, nếu cơng chức khơng tự giác học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chun mơn nghiệp vụ và phương pháp cơng tác thì cơng tác quản lý cơng chức sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Một số cán bộ bị xem xét xử lý kỷ luật, cá biệt có trường hợp bị xử lý hình sự là những bài học sâu sắc, bổ ích cho cơng chức trong việc cần phải thường xuyên nâng cao ý thức tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, đó là một yếu tố có vai trị quan trọng đối với cơng tác quản lý CBCC.

Tiểu kết chương 2

Qua gần 30 năm đổi mới, đội ngũ CBCC phường ở quận Cầu Giấy đã có sự chuyển biến rõ rệt về mọi mặt, nhất là sự năng động, nắm bắt, hịa nhập với cơng việc, thích ứng dần với cơ chế mới. Song, so với yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, do nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan mà năng lực trình độ của một bộ phận CBCC vẫn cịn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Biểu hiện là cơ cấu cán bộ chưa hợp lý; số cán bộ là nữ, số cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ thấp; số cán bộ cơng chức có trình độ chun mơn cao ít. Hơn nữa, nhiều cán bộ cịn có biểu hiện quan liêu, thiếu sự học tập, rèn luyện phấn đấu. Trong những năm tới, xây dựng chiến lược cán bộ cần phải nhận thức đúng vị trí, vai trị của cấp phường có phương hướng và giải pháp đúng đắn nhằm xây dựng

đội ngũ này một cách đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, trình độ năng lực của họ, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong quản lý kinh tế - xã hội trong giai đoạn của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận cầu giấy, thành phố hà nội hiện nay ” (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w