Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận cầu giấy, thành phố hà nội hiện nay ” (Trang 58 - 77)

đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận Cầu Giấy

2.2.1. Ưu điểm

Thứ nhất, trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý cán bộ, công chức phường.

Trong những năm qua, việc quán triệt, triển khai thực hiện các nghi quyết của Trung ương, các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác cán bộ và quản lý cán bộ của Thành ủy, Quận ủy đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt và đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức về tư tưởng, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của cán bộ, đảng viên; khắc phục tình trạng bng lỏng cơng tác cán bộ của một số cấp ủy; những yếu kém, khuyết điểm, khó khăn, vướng mắc về cơng tác cán bộ, từng bước được khắc phục, giải quyết. Công tác xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ nói chung và quản lý đội ngũ CBCC phường ở Quận Cầu Giấy nói riêng đã đạt được những kết quả góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và công tác xây dựng Đảng của quận và từng địa phương.

Trong các văn bản chỉ đạo, nội dung liên quan đến quản lý đội ngũ cán bộ công chức phường được Quận ủy nhấn mạnh, nhất là những nguyên tắc cơ

bản về xây dựng và quản lý đội ngũ cán bơ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Trong đó, đặc biệt chú trọng quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên và người đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị. Ban Thường vụ Quận ủy đã nghiên cứu, vận dụng các quan điểm của Đảng, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, của Thành ủy về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

Việc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương, các chương trình, đề án, kế hoạch về cơng tác cán bộ và quản lý cán bộ của Thành ủy, Quận ủy đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt và đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức về tư tưởng, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của cán bộ, đảng viên; khắc phục tình trạng bng lỏng cơng tác cán bộ của một số cấp ủy; những yếu kém, khuyết điểm, khó khăn, vướng mắc về công tác cán bộ, từng bước được khắc phục, giải quyết. Công tác xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ nói chung và quản lý đội ngũ cán bộ cơng chức phường ở Quận Cầu Giấy nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và công tác xây dựng Đảng của quận và từng địa phương.

Thứ hai, công tác tuyển dụng cán bộ, cơng chức.

Từ khi Luật Cán bộ, cơng chức có hiệu lực thi hành, việc tuyển dụng công chức phường tại quận Cầu Giấy được thực hiện theo quy định của Luật và được hướng dẫn tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ. Theo đó mục đích của tuyển dụng cơng chức là nhằm tuyển dụng được người có phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng được u cầu cơng việc, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị và phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; Bảo đảm tính cạnh tranh; Tuyển chọn đúng người

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có cơng với nước. Trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng của từng vị trí phịng ban tại các phường.

* Công tác bầu cử cán bộ chuyên trách thuộc cơ quan Đảng, chính quyền đồn thể ở phường ở quận Cầu Giấy được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thành phố, quận và các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ; các phường đều bám sát vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Thành phố và quận nên việc chuẩn bị nhân sự được tiến hành chu đáo, đúng quy trình, dân chủ và đạt yêu cầu đề ra. Trong việc tham gia thảo luận nhân sự, các thành viên Ban chấp hành đã thể hiện rõ trách nhiệm xây dựng trên tinh thần phát huy trí tuệ tập thể và dân chủ nội bộ. Kết quả bầu cử cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các phường cơ bản đảm bảo về số lượng và có sự nâng lên về chất lượng, nhất là về chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và năng lực.

* Quy trình tuyển dụng cơng chức

Cơng tác tuyển dụng công chức vào làm việc tại các phường cơ bản đảm bảo theo đúng quy trình, thủ tục do Thành phố và quận đề ra; tuyển dụng đã căn cứ vào vị trí và nhu cầu của từng địa phương

UBND quận Cầu Giấy tiến hành thành lập hội đồng tuyển dụng và thông báo chỉ tiêu tuyển dụng, điều kiện tiêu chuẩn dự tuyển, thời gian tiếp nhận hồ sơ, thời gian tiếp nhận hồ sơ, thời gian địa điểm tổ chức thi…trên các phương tiện thông tin tại UBND quận và UBND các phường trong suốt thời gian tiếp nhận hồ sơ. Hội đồng tuyển dụng thành lập Ban hồ sơ để trực tiếp hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ thi tuyển công chức, thẩm định hồ sơ, lập danh sách thi sinh đủ điều kiện, không đủ điều kiện; Ban đề thi nhận đề thi chung của Sở Nội Vụ; Ban coi thi thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc; giám thị coi thi được tập huấn nghiệp vụ thực hiện theo đúng quy chế, nội quy coi thi; Ban phách ban chấm thi đảm bảo đúng quy định tại quy chế tuyển dụng công

chức; Ban giám sát làm việc độc lập, triển khai công tác giám sát các hoạt động của hội đồng tuyển dụng và tồn bộ q trình thực hiện cơng tác tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng thông báo công khai kết quả thi tuyển đến các đơn vị và thí sinh dự tuyển, thơng báo nhận đơn phúc khảo, chấm phúc khảo, quyết định tuyển dụng đến các thi sinh dự tuyển.

So với trước, có một số điểm mới trong công tác tuyển dụng:

Thứ nhất; Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm

vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng cơng chức. Theo đó trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, các cơ quan xác định số vị trí việc làm của đơn vị. Đồng thời căn cứ vào biên chế được giao, so với số biên chế có mặt để xác định vị trí việc làm cịn thiếu để tuyển dụng. Đây là điểm mới cơ bản so với trước kia. Việc tuyển dụng đi đến cụ thể nhu cầu, vị trí cơng việc chứ khơng cịn chung chung. Thể hiện sự rõ ràng về vị trí tuyển dụng.

Thứ hai; Trước đây, tuổi tuyển dụng công chức được quy định thấp

nhất từ đủ 18 tuổi và cao nhất là 40 tuổi. Nhưng sau khi Luật Cán bộ, cơng chức có hiệu lực thi hành thì tuổi dự tuyển cơng chức chỉ quy định từ đủ 18 tuổi trở lên mà không khống chế tuổi cao nhất. Ngoài các điều kiện nêu trên, theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cịn có thể quy định thêm một số điều kiện khác để phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, nhưng không được trái với các quy định của pháp luật. Quy định này cho phép mở rộng đối tượng dự thi miễn người đó có đủ điều kiện tiêu chuẩn để dự thi và đủ năng lực đảm đương công việc. Quy định này nhằm khơng bỏ sót người tài, nhất là những người có kinh nghiệm cơng tác.

Thứ ba; Khơng hạn chế số lượng dự thi cho mỗi vị trí tuyển dụng để

đảm bảo sự cạnh tranh cao. Việc thi tuyển hiện nay khơng cịn việc tổ chức sơ tuyển tại các đơn vị, địa phương, người đủ điều kiện tiêu chuẩn theo vị trí việc làm tuyển dụng thì được tham gia kỳ thi tuyển theo quy định.

Thứ tư; Đổi mới cách thức và nội dung thi tuyển để đảm bảo việc tuyển

dụng đúng người, đúng việc. Trước đây thi tuyển cơng chức thí sinh phải dự thi 3 mơn: mơn kiến thức chung về quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ. Hiện nay, ngồi các mơn thi như trước kia các thí sinh phải tham gia thi thêm mơn kiến thức chun ngành với hai bài thi: Thi viết và thi trắc nghiệm. Để xác định người trúng tuyển căn cứ trên điểm mơn kiến thức chung và kiến chức chun ngành là chính, mơn tin học và ngoại ngữ chỉ mang tính điều kiện. Qua đây có thể thấy, quy định hiện nay hướng đến sự thực tài của người dự tuyển với công việc cụ thể của vị trí việc làm. Chú trọng vào việc đánh giá năng lực chun mơn chưa hề tính đến các kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của người công chức.

Thứ năm; Tiếp nhận khơng qua thi tuyển đối với người có trình độ trên

đại học và người học tại nước ngồi cũng là hình thức đổi mới trong tuyển dụng cơng chức hiện nay. Hình thức tuyển dụng này tạo điều kiện cho những người có trình độ đại học trở lên, có thời gian cơng tác lâu tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và những người có thành tích học tập tốt, xuất sắc ở bậc đại học, sau đại học tại các cở đào tạo trong và ngoài nước được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển.

Thứ ba, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức

Công chức phường được đánh giá, phân loại hàng năm về phẩm chất đạo đức, lối sống, lề lối, tác phong làm việc, năng lực trình độ, ý thức trách nhiệm, khả năng thực thi cơng vụ, tinh thần đồn kết, mối quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân.

Quy trình đánh giá được thực hiện theo các bước: - Công chức phường tự kiểm điểm nhận xét

- Lãnh đạo cùng tồn thể cơng chức tổ chức họp xét, đánh giá và đề nghị xếp loại với từng cá nhân

- UBND quận phê chuẩn kết quả xếp loại với công chức phường.

Theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ngày 5/12/1998 của Ban tổ chức cán bộ chính phủ (nay là Bộ Nội Vụ) về việc ban hành quy chế đánh giá công chức hàng năm; Mục 6 từ điều 55 đến điều 58, Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Mục 5 điều 45 đến điều 46, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; QĐ số 286-QĐ/TW ngày 8/2/2010 của Bộ Chính trị về ban hành quy chế đánh giá cơng chức. Trong đó quy định nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá cơng chức Phòng Nội Vụ - UBND quận Cầu Giấy ban hành quyết định hàng năm về đánh giá chất lượng cơng chức dựa vào các tiêu chí, bảng điểm, từ cá nhân đánh giá, phòng đánh giá đến tổ chức đánh giá, nhằm thể hiện được sự thống nhất.

Quận ủy, Thành ủy đã chỉ đạo Đảng ủy phường nắm chắc và thực hiện đúng các bước trong đánh giá CBCC; trong quá trình đánh giá, phải quán triệt đến từng cán bộ, công chức, đảng viên yêu cầu công tâm, khoa học, khách quan, trung thực cụ thể; cơ sở đánh giá là căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, công chức và hiệu quả công tác; sau khi nhận xét, đánh giá. Đảng ủy phường có trách nhiệm kiểm tra mức độ phấn đấu, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, đặc biệt chú trọng giúp đỡ cán bộ, công chức khắc phục những mặt cịn hạn chế.

Trong q trình đánh giá CBCC quận ủy chỉ đạo cán bộ lãnh đạo, quản lý thống nhất là đồng chí Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND phường đánh giá trước. Khi đánh giá phải thẳng thắn tự phê bình và chân thành tiếp thu ý kiến phê bình. Đánh giá cán bộ, cơng chức được sử dụng từ nhiều nguồn tin khác nhau, như từ ý kiến của chi bộ, dư luận xã hội, sự tham gia ý kiến của nhân dân thơng qua các cuộc họp ở thơn, xóm…sau khi tiếp nhận các nguồn thơng tin và thẩm tra lại, cấp ủy hiểu rõ hơn về cán bộ, công chức, nhất là các đồng

chí lãnh đạo chủ chốt về các phương diện đạo đức, lối sống, quan hệ với quần chúng, từ đó có phương án bố trí, sử dụng đúng người đúng việc. Qua đó đã giúp CBCC phường nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm, phát huy mặt tích cực, nâng cao năng lực cơng tác.

Trong những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng đối với cán bộ đã được cấp ủy quận và cơ sở quan tâm chỉ đạo, nhiều điển hình tiên tiến, tâm gương tiêu biểu được tôn vinh, khen thưởng kịp thời, qua đó đã khích lệ, cổ vũ tinh thần thi đua sối nổi trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, có tác động tích cực, lan tỏa trong tồn xã hội…Kết quả, từ năm 2008 đến năm 2015 đã có 530 lượt cán bộ, cơng chức phường được cấp ủy, chính quyền, đồn thể các cấp khen thưởng.

Phần lớn công chức được đánh giá là thực hiện tốt nhiệm vụ: có 138/ 171 cơng chức, có 33/171 cơng chức hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, số công chức được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực hạn chế và khơng hồn thành nhiệm vụ chiếm số lượng nhỏ. Như vậy, cho thấy, chất lượng công chức phường của quận Cầu Giấy ngày đạt tiêu chuẩn về thực hiện công việc.

Thứ tư, về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường trên địa bàn quận

Đào tạo bồi dưỡng luôn là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, các cán bộ, cơng chức khơng chỉ duy trì được các năng lực sẵn có của mình, nâng cao các năng lực mới mà cịn giúp cho CBCC tăng cường khả năng thích ứng với những địi hỏi của tình hình mới và có tác dụng khuyến khích động viên CBCC cao.

Trong những năm vừa qua, đội ngũ CBCC của quận Cầu Giấy nói chung và CBCC phường trên địa bàn quận nói riêng đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, qua đó nâng cao nhận thức chính trị cũng như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 2.4. Đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường ở quận Cầu Giấy STT Nội dung ĐTBD CBCT CC CBCT CCNăm 2014 Năm 2015

A. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG 99 210

1 Bồi dưỡng đảng viên mới 50

2 Bồi dưỡng kết nạp Đảng 50

3 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức 25

4 Bồi dưỡng nghiệp vụ cấp ủy 110

5 Bồi dưỡng nghiệp vụ văn phòng cấp ủy 8 6 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận 16 7 Bồi dưỡng nghiệp vụ về quy chế dân chủ 50

B. NHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 315 65 320 204

8 Bồi dưỡng về phòng chống tham nhũng, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo

46 66 20

9 Bồi dưỡng cơng tác văn hóa - thơng tin 48 50 10 Bồi dưỡng cơng tác văn hóa du lịch 32

11 Bồi dưỡng cơng tác tài chính 20 20 20 20

12 Bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đô thị 50 50

13 Bồi dưỡng kiến thức về quản lý đô thị 16 16 16 16 14 Bồi dưỡng kiến thức thức về quốc phòng-

an ninh

70 15 Bồi dưỡng cơng tác hịa giải

16 Bồi dưỡng công tác tư pháp và văn bản pháp quy

16 24 16 24

17 Bồi dưỡng công tác thanh tra xây dựng 32 32 18 Bồi dưỡng công tác môi trường và tài

nguyên nước

5 5

19 Bồi dưỡng tin học 50 50

20 Bồi dưỡng công tác văn thư - lưu trữ 24

21 Bồi dưỡng công tác tôn giáo 20 30

Thống kê số lượng CBCC được đào tạo, bồi dưỡng tại quận Cầu Giấy trong những năm qua cho thấy hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở đây được quan tâm mạnh mẽ: trong năm 2014, số lượng lớp được mở cho các đối tượng trên địa bàn quận là 63 lớp với 9859 lượt CBCC được đào tạo, trong đó số CBCC

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận cầu giấy, thành phố hà nội hiện nay ” (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w