Ở QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1. Tổng quan về quận Cầu Giấy và đội ngũ cán bộ, công chứcphường ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội phường ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy nguyên là vùng đất được cả nước biết đến từ xa xưa về truyền thống văn hóa, hiếu học, về nếp sống văn minh, thanh lịch mang đậm đà bản sắc Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đây chính là một trong “Tứ danh hương”: Mỗ-La-Canh-Cót” của đất kinh kỳ Thăng Long xưa.
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội. Phía Đơng giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ.
Khi thành lập, quận Cầu Giấy hợp bởi 4 thị trấn: Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Vì trùng tên với quận nên thị trấn Cầu Giấy phải đổi tên thành phường Quan Hoa.Quận có diện tích 12,04 km², bao gồm gồm 8 phườngDân số là 236.981 người (thời điểm 2010).Trụ sở UBND quận đặt tại số 36 phố Cầu Giấy.
Thời trước Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm1831 thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau khi giải phóng Thủ đơ năm1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đơ, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vịng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, n Hịa); Vùng Đàn Kính Chủ (Trung Hịa).
Nơi đây cũng là cái nôi văn hiến và nghề cổ truyền: làng Giấy (Thượng Yên Quyết) từng có 9 tiến sĩ, làng Cót (Hạ Yên Quyết) cũng có 9 tiến sĩ, làng Nghĩa Đô (làng Nghè) 3 tiến sĩ, cử nhân tú tài thì lên đến hàng trăm người. Vùng Bưởi có nghề dệt lụa, gấm, làm giấy. Làng Vòng (Dịch Vọng Hậu) làm cốm; Cốm Vòng nổi tiếng tới bây giờ. Làng Giấy làmgiấy phất quạt, gói hàng. Làng Giàn có nghề làm hương. Trên địa bàn quận ngay nay có nhiều đình đền khá tơn nghiêm như: đền Lê (thờ hai chị em họ Lê đã giúp Lê Đại Hànhphá quân Tống); chùa Hoa Lăng (thờ mẹ của sư Từ Lộ); chùa Hà; chùa Thánh Chúa.Làng Nghĩa Đô cũng là quê ngoại của nhà văn Tơ Hồi. Trên địa bàn quận Cầu Giấy có đến hơn 80 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ. Một số trường Đại học và Viện nghiên cứu lớn là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Công nghệ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng, Học viện Quốc phịng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Thương mại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga,...
- Về kinh tế:
Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấy bình quân đạt 30%, thu ngân sách bình quân tăng 64%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ-công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2008, tổng thu ngân sách của quận đạt 1.100 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động thương mại-dịch vụ đạt 21.500 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng cơ bản đạt 3.500 tỷ đồng.
Hiện nay, quận đang có 3 xu hướng đơ thị hóa: Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các phường ven đô tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nơng thơn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa hình thành các đơ thị, các trung tâm buôn
bán. Năm 2015, quận đã đầu tư cho xây dựng 176 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 412,7 tỷ đồng.
- Về văn hóa-xã hội:
Quy mơ giáo dục của quận phát triển toàn diện ở các ngành học, cấp học với 52 trường học từ mẫu giáo đến trung học phổ thơng. Năm 2008, có 16 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 12 trường cơng lập và 4 trường ngồi cơng lập).
Cơng tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng. Ngành y tế tại 8 phường đạt chuẩn quốc gia.