CHƯƠNG 9 : Vệ sinh và an toàn trong công nghiệp
9.1 Vệ sinh trong công nghiệp
9.1.2. Giải quyết nước thải
9.1.2.1. Nguồn gốc
- Nước thải từ quá trình vệ sinh máy nghiền nguyên liệu - Nước thải từ quá trình nghiền than
- Nước thải từ quá trình làm lạnh clinker, làm lạnh các thiết bị nghiền nguyên liệu
- Nước thải rửa thiết bị, vệ sinh bể chứa dầu FO - Nước thải rửa sân, tưới sân, khử bụi
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt.
9.1.2.2. Ảnh hưởng
- Nước thải sản xuất xi măng có chứa phần lớn acid, ion kim loại, một phần dầu mỡ do vệ sinh thiết bị. Qua đó, có thể thấy nước thải nhà máy xi măng có tính ăn mịn vật liệu cao (có chứa acid), nồng độ các ion kim loại cao, pH nước thải khơng ổn định theo tính chất dịng thải,…
- Ngồi ra, trong nước thải còn chứa hàm lượng cặn lơ lửng cao, nhiều tạp quặng như pirit, COD lớn, ngăn cản quá trình trao đổi oxy trong môi trường nước, ….
- Nước thải rửa sân, tưới sân, khử bụi.… chứa nhiều tạp chất rắn và các loại chất bẩn khác với hàm lượng cặn lơ lửng lớn (500 – 1500mg/l), độ kiềm cao (thường có pH > 8.0), tổng độ khống hóa lớn (500 − 1000mg/l).
- Nước thải sinh hoạt của con người trong khu sản xuất có chứa các chất hữu cơ
(chủ yếu là các loại carbohydrate, protein, lipid,…) là các chất dễ bị sinh vật phân hủy, dễ bốc mùi hơi thối, khó chịu. Các chất dinh dưỡng N, P có nhiều trong nước thải chính là yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa. Nước thải nhà bếp có hàm lượng chất hữu cơ và dầu mỡ khoáng, chất tẩy rửa cao.
9.1.2.3. Giải pháp
- Nước thải sản xuất: sử dụng phương pháp bể lắng và gạn dầu trước khi cấp lại sản xuất. Các cặn trong bể lắng sẽ được vệ sinh định kì
- Nước thải sinh hoạt: sử lý bằng bể tự hoại và bể sinh học.