Cơng đoạn phân loại – Làm sạch

Một phần của tài liệu MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC tên đề tài tìm HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ sản XUẤT BÁNH TRÁNG (Trang 41 - 46)

2.2.11. Bao gói a. Mục đích

- Nhằm bảo quản sản phẩm được lâu hơn.

- Tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.

b. Phương pháp thực hiện

Bánh sau khi kiểm tra lại bụi xong sẽ được cân và cho vào túi PE đã in sẵn nhãn hiệu và khối lượng tịnh. Bánh khi đã cho vào túi sẽ được chuyển qua bộ phận ghép mí, bộ phận này có nhiệm vụ ghép kín mí túi lại để tạo ra sự cách biệt giữa môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi sản phẩm.

Sau khi ghép mí xong, mỗi túi bánh được sắp xếp ngay ngắn và đẹp mắt vào thùng carton. Khi đã xếp đủ các túi bánh vào thùng carton, công nhân sẽ dùng băng keo dán kín thùng lại và đưa sang phịng bảo quản, chờ đến khi đủ số lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng sẽ đưa sản phẩm đi xuất xưởng. Thời hạn sử dụng của mỗi loại bánh là 36 tháng.

2.3. Thiết bị sản xuất bánh tráng 2.3.1. Lò hơi

2.3.1.1. Kết cấu chung của lị hơi

Hình 2.3.1. Kết cấu chung của lị hơi

a. Khơng khí và nhiên liệu đốt (Air and fuel inlet)

b. Buồng đốt (Combustion chamber)

c. Các ống nước (Water tubes)

d. Ống khói (Flue)

e. Nước dẫn vào (Water inlet)

f. Hơi nước thoát ra (Steam outlet)

2.3.1.2. Nguyên lý hoạt động

Đầu tiên, nước được cấp cho bồn chứa nước bên trên và các ống nước bên dưới của lị hơi, nhiên liệu và khơng khí được đốt trong buồng đốt làm cho các ống nước này nóng lên, sinh nhiệt và hơi. Do hiện tượng đối lưu, dần dần toàn bộ lượng nước trong bồn chứa sẽ nóng lên, sinh nhiệt và hơi để cung cấp cho máy hấp và máy sấy. Quá trình trên cứ tiếp diễn như vậy và lượng nước trong bồn vẫn được cấp đều đặn để hạn chế tình trạng thiếu nước.

Ngồi ra, lị hơi cịn có hệ thống quạt thổi để cung cấp khơng khí cho buồng đốt và hệ thống quạt hút giúp hút lượng khói bẩn theo đường ống khói đi ra ngồi.

2.3.1.3. Kỹ thuật vận hành lị hơi a. Kiểm tra hệ thống lò

- Kiểm tra từng bộ phận

+ Đảm bảo các loại van, bơm điện, bình cấp nước trung gian, bể chứa nước, hệ thống đường ống đã lắp ráp hoàn chỉnh và đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Ống thủy phải có vạch chỉ đỏ chỉ mức nước trung gian và mức nước cao nhất, mức nước thấp nhất cách mức nước trung bình 50 mm.

+ Xem xét toàn bộ nồi hơi.

+ Xem xét nguồn nước cấp cho nồi hơi.

+ Xem xét nhiên liệu đốt lò.

- Các dụng cụ vận hành

+ Xà beng đầu hình mũi giáo.

+ Cào nhẹ.

+ Xẻng hai răng.

+ Xẻng.

+ Búa con, clê, mỏ lết…

b. Nhóm lị

- Chuẩn bị nhóm lị

+ Van xả, van hơi, van an tồn đóng lại, mở van xả khí để thốt khí, mở van cấp nước cho lị, mở van lưu thơng với ống thủy, mở van ba ngã của áp kế.

+ Bơm nước vào cho đến vạch quy định mức thấp nhất của ống thủy, kiểm tra độ kín của các van.

+ Đóng van cấp nước vào lị, mở van bơm nước vào bình cấp nước trung gian, khi đầy thì đóng lại.

- Đưa nhiên liệu vào buồng đốt

+ Nếu đốt củi: rải một lớp củi khô chẻ nhỏ bên dưới, củi to chất bên trên.

+ Nếu đốt than: rải một lớp than mỏng xung quanh buồng đốt, ở giữa chất củi khơ.

+ Mở cửa cho than, cửa gió, lá chắn khói cho lị được thơng gió tự nhiên khoảng 15phút.

- Nhóm lị

+ Dùng giẻ khơ tẩm dầu mồi lửa và đưa vào buồng đốt. Khi củi đã cháy toàn diện và trên mặt ghi lị đã phủ một lớp than nóng thì ta cho tiếp một lớp than mỏng lên trên sau đó đóng cửa lị, cửa gió lại để cho gió thổi yếu.

+ Khi lị đã xuất hiện hơi nước thì đóng các van lại, cho tăng sức hút và quá trình cháy, kiểm tra tình trạng các van. Khi áp suất lị đạt 2kg/cm2 thận trọng dùng cờ lê tay ngắn vặn chặn các đai ốc trong phạm vi lò hơi. Khi áp suất lò đạt mức áp suất làm việc tối đa thì kiểm tra hệ thống cấp nước cho lị bằng cách mở van hơi, van nước nối giữa lị và bình cấp nước trung gian. Nếu thấy nước được cấp vào lị là bình thường thì nâng áp suất lị lên làm việc của van an toàn, van an toàn phải làm việc và kim áp kế sẽ vượt quá vạch đỏ một chút.

c. Vận hành lò

- Chế độ đốt lò

+ Trong q trình cấp hơi lị phải giữ đúng chế độ đốt, tức là phải đảm bảo nhiên liệu cháy hoàn toàn, nếu có nhiều khói đen thì phải cấp thêm gió, tăng sức hút. Nếu khơng nhìn rõ khói thì phải hạn chế việc cấp gió, giảm sức hút, nếu khói ra có màu xám là chế độ đốt tốt.

+ Than cho vào lò phải rải đều trên mặt và cho vào từng lượng nhỏ để duy trì việc cháy.

- Cấp hơi

+ Khi áp suất trong lò gần tương đương áp suất làm việc tối đa thì chuẩn bị cấp hơi. Trước khi cấp hơi mức nước trong lị khơng nên để cao hơn mức bình thường. Khi cấp hơi chế độ cháy phải ổn định.

+ Khi cấp hơi, mở từ từ van hơi chính để một lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trên đường ống dẫn hơi khoảng 10-15 phút, trong thời gian quan sát hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống, nếu thấy bình thường thì mở van hơi chính để cấp hơi đi.

- Cấp nước

+ Trong thời gian vận hành lò phải giữ vững mực nước trong nồi hơi, khơng nên cho lị vận hành lâu ở mức thấp nhất và mức cao nhất giới hạn.

+ Bình cấp nước trung gian có thể sử dụng làm bơm cấp nước chính cho lị với trình tự hoạt động như sau:

Nước cấp từ bình chứa đặt trên cao tự chảy vào bình cấp nước trung gian khi mở các van và khi đã đầy bình thì đóng các van lại.

Mở hơi sang để cấp hơi sang bình cấp nước trung gian, chờ một thời gian để nước trong bình ấm lên (khoảng 1-2 phút) thì mở van để nước trong bình cấp nước trung gian cấp vào lị, khi nước cấp hết vào lị thì đóng các van này lại.

+ Quá trình cấp nước vào lị thì lại làm theo trình tự trên. Nước cấp có độ cứng tồn phần khơng vượt q 0,5mg đương lượng/lít; pH = 7-10.

- Chế độ xả bẩn

+ Tuỳ theo chế độ nước cấp ở từng đơn vị sử dụng lò mà xác định số lần xả bẩn trong một ca. Nước cấp càng cứng, độ kiềm càng cao thì số lần xả càng nhiều, ít nhất trong một ca phải xả bẩn 2 lần, mỗi lần từ 2 - 3 hồi, mỗi hồi từ 10 - 15 giây.

+ Trước khi xả nên nâng cao mức nước trong nồi lên mức nước trung bình khoảng 25 - 50mm theo ống thủy là vừa.

d. Ngừng lị

- Ngừng lị bình thường

+ Đóng van cấp hơi, mở van xả hơi ra ngồi khí quyển, giảm dần áp suất của lị xuống, nâng mức nước của lò đến mực cao nhất của ống thuỷ.

+ Ngừng cấp than và đóng cửa tro, cửa than lại, đóng bớt lá chắn khói.

+ Cho lị nguội từ từ và có sự giám sát thường xuyên của người vận hành lò.

- Ngừng do sự cố lò

+ Chấm dứt cung cấp nhiên liệu và khơng khí, lá chắn khói đóng gần hồn tồn.

+ Nhanh chóng cào than đang cháy ra khỏi buồng đốt.

+ Sau khi đã chấm dứt sự cháy thì đóng hết các cửa van và lá chắn khói lại.

2.3.2. Máy tráng bánh - Hấp bánh 2.3.2.1. Cấu tạo

Một phần của tài liệu MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC tên đề tài tìm HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ sản XUẤT BÁNH TRÁNG (Trang 41 - 46)