18 54 12 24 33 81 81.82 11 Quét sau 15s (lần) 19 57 12 24 2 2 83 83
3.1.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu mục tiêu
3.1.4.1. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an
Phát triển thể lực cho VĐV thể thao nói chung và phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Cơng an nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thể lực cho VĐV như: chương trình huấn luyện, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ HLV, phương pháp và phương tiện huấn luyện, các điều kiện tự nhiên, mơi trường... chính vì vậy, khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển SMTĐ cho VĐV là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa tác động trực tiếp tới hiệu quả huấn luyện SMTĐ cho VĐV.
Trong quá trình đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, luận án đã tiến hành khảo sát, đánh giá về thực trạng phân bổ thời gian huấn luyện SMTĐ cho VĐV; nghiên cứu về thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an; nghiên cứu thực trạng đội ngũ HLV; thực trạng sử dụng các phương pháp và phương tiện huấn luyện SMTĐ cho VĐV. Khác với các cơng trình nghiên cứu trước đây, q trình nghiên cứu đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triẻn SMTĐ cho VĐV khảo sát tương đối toàn diện các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.
Quá trình khảo sát, đánh giá về thực trạng phân bổ thời gian huấn luyện SMTĐ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an đã quan tâm tới các vấn đề như: Phân bổ thời gian huấn luyện chung theo từng chu kỳ, thời kỳ huấn luyện, phân chia tỷ lệ % các thành phần huấn luyện cũng như phân bổ chi tiết thời gian huấn luyện các tố chất thể lực thành phần theo kế hoạch huấn luyện năm của VĐV. Kết quả khảo sát cho thấy, việc phân bổ thời gian huấn luyện nói chung và thời gian huấn luyện SMTĐ nói riêng cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Cơng an là hợp lý và có thể đảm bảo thu được hiệu quả huấn luyện cao nhất. Nếu như trong các cơng trình nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực nói chung và bài tập phát triển kỹ, chiến thuật nói riêng cho VĐV các môn võ thuật, các tác giả Cao Nguyễn Ngọc Anh [2], Bùi Xuân Hoàng [34], Phạm Thu Hương (2018) [37], Lý Đức Trường (2019) [74]… chưa quan tâm tới việc đánh giá thực trạng chương trình huấn luyện VĐV mà chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng các yếu cố có liên quan như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phương pháp và phương tiện huấn luyện… Tuy nhiên, thực tế huấn luyện thể thao hiện đại theo quan điểm của các
tác giả: Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002) [17], Phan Hồng Minh và cộng sự (2004), Đồng Văn Triệu (2007) [72], Trần Kim Tuyến (2009) [81]… thì chương trình huấn luyện lại có ý nghĩa rất lớn trong kết quả huấn luyện của VĐV. Chỉ khi phân phối chương trình huấn luyện phù hợp với đối tượng nghiên cứu mới có thể đảm bảo hiệu quả huấn luyện đạt được cao nhất. Kế thừa và phát
huy kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đó kết hợp với các lý luận mới về huấn luyện thể thao, chúng tôi đã xác định nghiên cứu chương trình huấn luyện là vấn đề quan trọng giúp định hướng quá trình nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là điểm khác biệt của luận án so với các cơng trình nghiên cứu trước đây. Hơn nữa, khi nghiên cứu tác động các bài tập vào thực tế công tác huấn luyện bắt buộc phải đảm bảo đúng các nội dung theo chương trình huấn luyện. Như vậy, việc nghiên cứu chương trình huấn luyện là cần thiết và có tính định hướng q trình nghiên cứu.
Cùng với việc đánh giá thực trạng chương trình huấn luyện và phân bổ thời gian huấn luyện chi tiết của VĐV tới từng nội dung huấn luyện thể lực, trong đó có huấn luyện SMTĐ, luận án đã xác định cơ sở vật chất là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới q trình huấn luyện thể thao nói chung và phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Cơng an. Góc độ tiếp cận khi nghiên cứu là cơ sở vật chất là yếu tố đảm bảo có thể triển khai các bài tập phát triển SMTĐ trong thực tế để đạt hiệu quả huấn luyện tốt nhất. Góc độ tiếp cận của đề tài tương ứng với các cơng trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan. Q trình nghiên cứu đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện cho đối tượng nghiên cứu cho thấy: Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện đảm bảo đủ về số lượng nhưng chất lượng các dung cụ chủ yếu vẫn ở mức độ trung bình. Mức độ đáp ứng của các trang thiết bị tập luyện theo đánh giá của các HLV đa số ở mức từ 70-100%. Tuy nhiên, do thực tế sử dụng cơ sở vật chất trong quá trình huấn luyện là rất lớn, tần số sử dụng nhiều, mức độ tác động lực vào các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện của Pencak Silat rất lớn nên việc các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện giảm sút về chất lượng là không tránh khỏi. Thực trạng chung về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT nói chung và huấn luyện TDTT tại Việt Nam hiện còn nhiều thiếu thốn. Có thể so sánh với thực trạng chung về trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các nghiên cứu về huấn luyện thể thao của các tác giả có liên quan như: Lý Đức Trường (2014) [73], Nguyễn Anh Tú
Vân Dung (2013) [20], Nguyễn Ngọc Anh (2016), [2], Bùi Xuân Hoàng (2017) [34], Phạm Thu Hương (2018) [37], Lý Đức Trường (2019) [74]… Kết quả cho thấy sự thiếu thốn về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất phục vụ q trình huấn luyện là khó khăn chung trong cơng tác huấn luyện VĐV các môn thể thao.
So sánh với việc cơ sở vật chất đáp ứng được 70-100% nhu cầu huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện Pencak Silat Bộ Công An là con số đáng được ghi nhận về sự cố gắng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện cho VĐV đội tuyển.
Khi khảo sát về phương tiện huấn luyện, thường thì các tác giả trước nghiên cứu chỉ tập trung vào phương tiện chuyên môn là bài tập thể chất, đồng thời thời chỉ chia nhóm theo các bài tập phát triển từng tố chất thể lực, kỹ thuật, chiến thuật… như tác giả: Cao Hoàng Anh (2000) [1], Nguyễn Đương Bắc (2000) [10], Trần Vân Dung (2013) [20], Vũ Sơn Hà (2002) [25], Trần Tuấn Hiếu (2003) [31], Mai Thị Bích Ngọc (2017) [46]… Nhưng trong quá trình nghiên cứu thực trạng sử dụng các phương tiện huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, luận án đã quan tâm cả tới các bài tập khởi động, bài tập bổ trợ, bài tập dẫn dắt cũng như các điều kiện tự nhiên và môi trường ảnh hưởng trực tiếp với sự phát triển SMTĐ của VĐV... đây là những yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình huấn luyện VĐV. Có thể nói, trong q trình nghiên cứu thực trạng phương tiện huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, luận án đã quan tâm chi tiết hơn và phân tích sâu hơn so với một số cơng trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả trước đây. Đây cũng là một điểm mới trong quá trình nghiên cứu luận án.
Tương tự như khảo sát về thực trạng phương tiện huấn luyện, trong quá trình nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, luận án còn khảo sát chi tiết về việc sử dụng các phương pháp sử dụng trong quá trình phát triển SMTĐ cho VĐV. Quá trình nghiên cứu đã khảo sát chi tiết các phương pháp phát triển SMTĐ cho VĐV ở cả nhóm phương pháp có định lượng chặt chẽ lượng vận động và các phương pháp không định lượng chặt chẽ lượng vận đông. Các phương pháp
được sử dụng có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả huấn luyện SMTĐ cho VĐV bởi nếu các phương pháp sử dụng phù hợp, tạo được sự hưng phấn cho VĐV sẽ kích thích VĐV phát huy tối đa trình độ bản thân và đạt được hiệu quả huấn luyện cao nhất, ngược lại sẽ gây nhàm chán và giảm hiệu quả của công tác huấn luyện. Nếu như trong các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trước đây về lựa chọn bài tập phát triển thể lực hoặc kỹ chiến thuật cho VĐV các mơn thể thao nói chung và mơn võ thuật nói riêng, các tác giả chưa quan tâm tới việc khảo sát chi tiết các phương pháp huấn luyện thì trong quá trình nghiên cứu luận án, chúng tôi đã đánh giá chi tiết về vấn đề này. Đây cũng là một trong những điểm mới trong kết quả nghiên cứu thực trạng của luận án.
Song song với việc nghiên cứu chương trình huấn luyện, các điều kiện cơ sở vật chất, phương pháp và phương tiện huấn luyện, trong quá trình nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Cơng an, chúng tơi cịn tiến hành khảo sát về thực trạng đội ngũ HLV huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Kết quả cho thấy, lực lượng VĐV đảm bảo về số lượng và trình độ để có thể huấn luyện đạt hiệu quả cao. Đây là một ưu thế trong quá trình huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Cơng an.
Như vậy, trong q trình nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, luận án đã tiến hành đánh giá tương đối toàn diện các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình huấn luyện SMTĐ cho VĐV và quan tâm tới nhiều yếu tố hơn so với các cơng trình nghiên cứu có liên quan.
3.1.4.2. Bàn luận về tiêu chuẩn đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Cơng an
Trong q trình nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Cơng an, để có thể đánh giá chính xác thực trạng trình độ SMTĐ của VĐV, luận án đã tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ SMTĐ cho VĐV.
Quá trình lựa chọncác test đánh giá SMTĐ cho VĐV được tiến hành theo một lộ trình khoa học, đảm bảo lựa chọn được các test phù hợp, đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan trên đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn các test theo các bước: Lựa chọn qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các HLV; Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi; Xác định độ tin cậy của các test và xác định tính thơng báo của các test. Lộ trình nghiên cứu lựa chọn các test tương ứng với lộ trình đã được nhiều tác giả sử dụng trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nói chung và trình độ thể lực nói riêng cho VĐV. Có thể kể tới các cơng trình nghiên cứu của các tác giả như: Cao Hoàng Anh (2000) [1], Nguyễn Đương Bắc (2000) [10], Trần Vân Dung (2013) [20], Vũ Sơn Hà (2002) [25], Trần Tuấn Hiếu (2003) [31]… Đây là lộ trình nghiên cứu đã được nhiều tác giả khẳng định tính khoa học và phù hợp với thực tế nghiên cứu hiện tại tại Việt Nam.
Nếu như các tác giả trước đây mới chỉ dừng lại ở việc lựa chọn các test đủ tiêu chuẩn trong đánh giá trình độ tập luyện hay trình độ thể lực của VĐV, làm căn cứ so sánh trình độ VĐV trong các cơng trình nghiên cứu lựa chọn bài tập như các tác giả: Trần Tuấn Hiếu [31], Cao Hoàng Anh (2000) [1], Nguyễn Ngọc anh (2016) [2], Ngơ Ích Qn (2007) [55]… thì trong luận án, chúng tơi đã quan tâm tới vấn đề xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ SMTĐ cho VĐV trong đó quan tâm tới cả việc xây dựng tiêu chuẩn phân loại, bảng điểm và bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ SMTĐ cho VĐV. Việc làm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá tổng thể trình độ SMTĐ của VĐV.
Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho VĐV, nhận thấy đối tượng khảo sát của luận án dao động từ 16-18 tuổi, đồng thời bao gồm cả đối tượng VĐV cấp 1 và VĐV kiện tướng nên cần thiết phải tiến hành so sánh trình độ SMTĐ của VĐV làm căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ SMTĐ cho VĐV, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã tiến hành so sánh trình độ SMTĐ của VĐV theo từng nhóm tuổi và trình độ tập luyện để tìm hiểu
sự khác biệt trình độ SMTĐ VĐV. Nếu các VĐV các nhóm khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, chúng tôi sẽ xây dựng chung một tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho các nhóm tuổi, trình độ; nếu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng tiêu chuẩn riêng cho mỗi lứa tuổi, trình độ. Kết quả, khi so sánh sự khác biệt SMTĐ của VĐV theo nhóm tuổi (lứa tuổi 16, lứa tuổi 17 và lứa tuổi 18) và so sánh theo trình độ (Cấp 1 và kiện tướng), chúng tôi nhận thấy: Mặc dù kết quả kiểm tra trình độ SMTĐ của VĐV lứa tuổi 16, lứa tuổi 17 và lứa tuổi 18 có sự chênh lệch về kết quả kiểm tra, nhưng khi so sánh bằng thuật tốn chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh SMTĐ của VĐV cấp 1 và kiện tướng. Chính vì vậy, q trình nghiên cứu đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá riêng cho VĐV Cấp 1 và VĐV Kiện tướng. Có thể nói, logic vấn đề nghiên cứu được luận án tiến hành chặt chẽ, khoa học và đảm bảo độ chính xác cao nhất trong đánh giá trình độ SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.
Về các test đánh giá SMTĐ đã lựa chọn cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an:
Về phân bổ các test: quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 9 test đánh giá SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Cơng an, trong đó có 04 test đánh giá SMTĐ chung và 05 test đánh giá SMTĐ chuyên môn. Với VĐV thuộc đối tượng khảo sát của đề tài luận án, khi trình độ VĐV đều là cấp 1 và kiện tướng thì việc đánh giá SMTĐ của VĐV phải cân bằng và phải đánh giá tồn diện cả SMTĐ chung và chun mơn, trong đó có ưu tiên SMTĐ chun mơn. Nếu so sánh với tỷ lệ các test trong 2 nhóm test đánh giá có thể thấy là phù hợp.
Về nội dung các test: Các test đánh giá SMTĐ chung cân bằng cả về SMTĐ chân, tay và thân mình với cả các test có và khơng có dụng cụ, các test được lựa chọn gần gũi với các hoạt động của VĐV, đồng thời không yêu cầu khắt khe hay đặc biệt về cơ sở vật chất, không yêu cầu các năng lực đặc biệt của HLV khi tiến hành lập test… Các test đảm bảo tính phù hợp với đối tượng nghiên cứu và hoàn toàn khả thi trên đối tượng nghiên cứu. Với các test đánh giá
SMTĐ chun mơn, q trình nghiên cứu đã lựa chọn được các test đa dạng, bao gồm đánh giá cả SMTĐ đòn tay, chân, quét, phối hợp đòn và di chuyển cũng như đánh giá tổ hợp các đòn… nội dung các test lựa chọn là phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, các test được sử dụng chung cho VĐV cấp 1 và VĐV kiện tướng. Các test cũng được sử dụng chung cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an với các lứa tuổi từ 16-18. Đây là một hạn chế của luận án trong quá trình nghiên cứu (chưa tiến hành nghiên cứu tiêu chuẩn riêng cũng như các test đánh giá riêng cho VĐV theo từng nhóm tuổi và trình độ).
Về tiêu chuẩn đã xây dựng: Trên cơ sở so sánh sự khác biệt trình độ SMTĐ của VĐV theo lứa tuổi và theo trình độ tập luyện, luận án đã xác định cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá riêng cho VĐV Cấp 1 và VĐV kiện tướng. Trên cơ sở đó, tiến hành sử dụng quy tắc 2 để phân loại SMTĐ cho VĐV, sử dụng thang độ C để quy điểm cho VĐV theo thang điểm 10 và xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp đánh giá SMTĐ cho VĐV theo 5 mức: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Đây là lộ trình nghiên cứu khoa học, đảm bảo có thể xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ phù hợp và khả thi trên đối tượng nam VĐV Pencak