I. Chu kỳ huấn luyện năm
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm: Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn và kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã xây dựng cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an và đánh giá hiệu quả của các bài tập trên đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm so sánh song song Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 1 tới tháng 12 năm 2019
Địa điểm thực nghiệm: Đội tuyển Pencak Silat, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Bộ Công an.
Đối tượng thực nghiệm: Gồm 17 nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 16-18 Bộ Công an được chia thành 2 nhóm:
Nhóm đối chứng: gồm 8 VĐV, trong đó có 5 VĐV cấp 1 và 3 VĐV kiện
tướng. Nhóm đối chứng tập luyện bình thường theo chương trình huấn luyện
dành cho nam VĐV Pencak Silat tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT
Bộ Cơng An.
Nhóm thực nhiệm gồm 9 VĐV, trong đó có 6 VĐV cấp 1 và 3 VĐV kiện tướng. Nhóm thực nghiệm tập luyện và sinh hoạt chung với nhóm đối chứng.
Tất cả các điều kiện đều tương đương, riêng phần tập luyện phát triển SMTĐ cho VĐV thì sử dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và tiến trình đã xây dựng của đề tài.
Kiểm tra đánh giá: được tiến hành ở 2 thời điểm là trước và sau thực nghiệm. Nội dung kiểm tra đánh giá: Sử dụng các test đánh giá và tiêu chuẩn đã xây dựng của luận án để đánh giá trình độ SMTĐ của VĐV.
Quy trình thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành theo 3 giai đoạn:
Chuẩn bị thực nghiệm:
Nghiên cứu kỹ kế hoạch huấn luyện năm của đội tuyển, xây dựng kế hoạch huấn luyện SMTĐ cho VĐV;
Xin ý kiến Ban huấn luyện về việc ứng dụng kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã xây dựng cho VĐV nhóm thực nghiệm;
Trao đổi với các HLV về các bài tập ứng dụng trong quá trình thực nghiệm để thống nhất cách sử dụng;
Thống kê về số lượng, danh sách đối tượng thực nghiệm;
Kiểm tra trình độ SMTĐ của đối tượng thực nghiệm thời điểm trước thực nghiệm để làm căn cứ theo dõi sự phát triển SMTĐ của VĐV trong 1 năm thực nghiệm.
Tiến hành thực nghiệm:
Tiến hành thực nghiệm theo đúng kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã xây dựng cho VĐV;
Thường xuyên trao đổi với các HLV để tìm hiểu về những vấn đề phát sinh trong q trình thực nghiệm để có những phương án điều chỉnh cho phù hợp;
Kiểm tra trình độ SMTĐ của đối tượng nghiên cứu ở thời điểm kết thúc thực nghiệm.
Giai đoạn sau thực nghiệm:
Tiến hành đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã xây dựng cho VĐV thông qua mức độ phát triển SMTĐ của VĐV trong 1 năm thực nghiệm.