Nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước ở Anh

Một phần của tài liệu Luận văn cao cấp lý luận chính trị nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước ở anh, mỹ, pháp và những giá trị tham khảo cho việt nam (Trang 32 - 35)

TRONG TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở ANH, MỸ, PHÁP VÀ

NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM

2.1. Nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhànước ở Anh, Mỹ, Pháp nước ở Anh, Mỹ, Pháp

Nếu coi hệ thống chính trị như một vịng trịn bao quát những tập hợp con cấu thành nên bản thân nĩ thì điểm trung tâm của vịng trịn này là nhà nước. Một điểm chung dễ nhận thấy giữa Anh, Mỹ, Pháp là cả ba nước đều cùng áp dụng nguyên tắc “tam quyền phân lập” trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước này lại cĩ sự vận dụng nguyên tắc này theo những phương thức khác nhau và ít nhiều chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử cũng như đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, thể chế chính trị ở mỗi nước.

2.1.1. Nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhànước ở Anh nước ở Anh

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland theo chính thể quân chủ đại nghị là một mơ hình nhà nước điển hình áp dụng tư tưởng phân chia quyền lực một cách mềm dẻo. Nĩ được thể hiện ở chỗ, lập pháp và hành pháp khơng hồn tồn độc lập mà cĩ mối liên hệ mật thiết, giữa chúng vẫn cĩ sự phối hợp với nhau. Tư pháp độc lập với hành pháp trong hoạt động song khơng hồn tồn độc lập trong tổ chức và hoạt động với lập pháp.

Về lập pháp, Nghị viện là cơ quan cĩ vai trị tối cao. Nghị viện cĩ quyền giải quyết mọi vấn đề của nhà nước, hay chí ít những vấn đề của nhà nước phải được giải quyết trên cơ sở của Nghị viện. Bên trong Nghị viện cũng cĩ sự phân chia quyền lực, theo đĩ, quyền lập pháp của Thượng viện bị hạn chế trong phạm vi quyền lực của Hạ viện. Nghị viện cĩ tồn quyền trong việc làm luật và xây dựng các đạo luật. Ở Anh vào năm 1688, luật Hiến pháp

quy định, nghị viện cĩ thể “thơng qua bất cứ một đạo luật nào để điều chỉnh bất cứ một quan hệ xã hội nào, nếu Nghị viện cho rằng việc điều chỉnh quan hệ xã hội đĩ bằng luật là cần thiết”.

Về hành pháp, Chính phủ là cơ quan quyền lực cao nhất. Chính phủ do Nghị viện lập ra và chịu sự giám sát của Nghị viện. Các Bộ trưởng hay Nội các phải chịu cả trách nhiệm liên đới lẫn cá nhân trước Nghị viện. Tuy nhiên, giữa hai quyền này vẫn cĩ sự phối kết hợp với nhau, thể hiện qua một số điểm sau: Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện và lập pháp; Chính phủ thành lập dựa trên cơ sở của lập pháp và được trình bày dự án, chính sách trước lập pháp; thành viên của cơ quan lập pháp cĩ thể cùng giữ chức vụ ở cơ quan hành pháp và ngược lại. Đây chính là dấu hiệu của chế định Chính phủ - cơ sở của chế độ đại nghị: lập pháp là quan trọng nhất, hành pháp luơn phải cĩ được sự tín nhiệm từ Nghị viện và lập pháp. Trong trường hợp khơng cĩ được sự tín nhiệm này hoặc kết quả hoạt động của Chính phủ khơng được Nghị viện thơng qua, điều này sẽ gây nên mâu thuẫn giữa Chính phủ và Nghị viện, thậm chí hậu quả cĩ thể là khủng hoảng chính trị. Chính phủ phải ra đi để Nghị viện thành lập một Chính phủ mới. Đây là chế định bất tín nhiệm Chính phủ. Mặt khác, chế định này được kiềm chế bởi quy định giải tán Nghị viện, trong trường hợp khơng tìm được Chính phủ mới thì Nghị viện, lập pháp sẽ bị giải tán. Bởi lẽ, theo các nhà tư sản,nếu cứ để cho Nghị viện cĩ quyền lật đổ Chính phủ mà khơng cĩ sự chế ngự nào sẽ phát sinh ra một thứ độc tài mới như thứ độc tài cá nhân của chủ nghĩa phong kiến trước đây. Hiến pháp một số nước tư sản đãquy định: Nghị viện cĩ thể bị nguyên thủ quốc gia với tư cách một người đứng đầu nhà nước giải tán theo yêu cầu của Thủ tướng hoặc theo sáng kiến của mình sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng. Hoặc là,nếu một nghị sĩ muốn chất vấn hay đặt vấn đề gay gắt như bất tín nhiệm Chính phủ thì rất cĩ thể Chính phủ lại đặt vấn đề giải tán nghị viện trước.

Nữ hồng bị tước bỏ dần dần mọi quyền năng, hầu như khơng tham gia vào giải quyết các cơng việc của nhà nước và duy trì sự hiện diện nguyên thủ quốc gia với tư cách là biểu tượng cho sức mạnh quốc gia và tinh thần đồn kết dân tộc. Ở Anh, hệ thống Nghị viện tạo thuận lợi cho tiến trình thơng qua các dự luật, bởi vì nhánh hành pháp trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào sự ủng hộ của nhánh lập pháp và thường cấu thành bởi các thành viên của Quốc hội.

Thủ tướng trên danh nghĩa là cố vấn tối cao của Nữ Hồng, là người đứng đầu Chính phủ, đảm nhiệm các chức danh nhà nước trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Nữ hồng bổ nhiệm Thủ tướng nhưng việc bổ nhiệm này chỉ mang tính hình thức vì người được bổ nhiệm đã được quyết định là người đứng đầu Đảng chính trị chiếm đa số trong Hạ viện. Do vậy, Thủ tướng nắm cả hai chức vụ là lập pháp và hành pháp, thiết lập chương trình nghị sự của các cuộc họp Chính phủ và Nội các, chỉ đạo hoạt động sáng tạo pháp luật của Chính phủ; tồn quyền chỉ huy quân sự, tuyên bố chiến tranh và hịa bình. Thủ tướng tuyển chọn Bộ trưởng để lãnh đạo các ngành của Chính phủkhơng theo ý kiến từ mình mà từ đại diện của đảng hoặc liên minh các đảng cĩ đa số ghế trong Nghị viện. Thủ tướng cĩ thể quyết định bãi miễn các Bộ trưởng, giải tán Chính phủ. Nguyên thủ quốc gia cĩ đặc quyền “vơ trách nhiệm” về chính trị đồng thời cĩ quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn, kiểm sốt nghị trình.

Về tư pháp, quyền lực thuộc về hệ thống tịa án, cơ quan xét xử. Tịa án hoạt động theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Dựa vào pháp luật và Hiến pháp, tịa án cĩ thể tác động tới hoạt động của Chính phủ và Nghị viện. Một mặt, Tịa án độc lập trong hoạt động song vẫn chịu ảnh hưởng từ Chính phủ trong tổ chức, đơn cử đĩ là việc bổ nhiệm, thăng chức cho các Thẩm phán. Và dĩ nhiên, vai trị kiềm chế của hành pháp với tư phápcũng được thể hiện qua điều này.

Chánh án Tồ án tối cao của Anh là người đứng đầu tư pháp, nhưng lại là thành viên của Thượng viện, đồng thời cũng là thành viên của hành pháp, cĩ nghĩa là chức vụ này nằm ở giao điểm của ba nhánh quyền lực nhà nước.

Tư pháp và hành pháp tương đối độc lập. Lập pháp và hành pháp thì khơng hồn tồn độc lập mà cĩ sự cộng tác đan xen, hịa nhập và chịu trách nhiệm lẫn nhau. Lập pháp cĩ thể lật đổ hành pháp và ngược lại, hành pháp cĩ thể giải tán lập pháp trước thời hạn và thành viên của cơ quan này cùng giữ chức vụ ở cơ quan khác. Song sự phân chia quyền lực, phạm vi quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan trên khơng cố định mà cĩ sự thay đổi theo xu hướng chuyển dần quyền lực của cơ quan này sang cơ quan kia và ngược lại.

Như vậy, nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước ở Anh khơng được vận dụng triệt để. Hành pháp khơng hồn tồn độc lập mà cĩ mối liên hệ mật thiết, thường xuyên với lập pháp do chịu trách nhiệm trước lập pháp. Tư pháp cũng khơng hồn tồn độc lập trong tổ chức, hành động với lập pháp. Ở chế độ này khơng cĩ sự tách biệt hồn tồn mà cĩ sự liên hệ thường xuyên qua lại giữa lập pháp với hành pháp. Ưu điểm của sự phân quyền mềm dẻo này là dễ dàng tạo ra sự bình ổn trong đời sống chính trị đất nước nhưng nhược điểm lại là sự bị động, thiếu linh hoạt trong vai trị của nguyên thủ quốc gia và khơng đảm bảo được sự độc lập, cạnh tranh, kiềm chế - đối trọng giữa hành pháp và lập pháp.

Một phần của tài liệu Luận văn cao cấp lý luận chính trị nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước ở anh, mỹ, pháp và những giá trị tham khảo cho việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w