Nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước ở Pháp

Một phần của tài liệu Luận văn cao cấp lý luận chính trị nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước ở anh, mỹ, pháp và những giá trị tham khảo cho việt nam (Trang 39 - 43)

nước ở Pháp

Chính thể ở nước Pháp là sự kết hợp giữa chính thể Nghị viện và Cộng hịa Tổng thống với sự cĩ mặt của cả Tổng thống và Chính phủ trong việc

thực hiện quyền hành pháp. Dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập nhưng sự phân quyền ở Pháp mang tính mềm dẻo, linh hoạt, vừa cĩ sự điều hịa, phối hợp giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Về cơ quan lập pháp, quyền lực thuộc về Nghị viện. Nghị viện cĩ hai chức năng cơ bản là lập pháp và giám sát hoạt động của Chính phủ. Hội đồng bảo hiến trở thành thế lực thứ ba hạn chế quyền lực của Nghị viện. Hội đồng bảo hiến cĩ chức năng đảm bảo tính hợp hiến của việc bầu cử nghị sỹ hai viện khi cĩ sự khiếu nại, vai trị kiềm chế lập pháp của Hội đồng bảo hiến phần nào giống với vai trị của Tịa án tối cao Mỹ và Tịa án Hiến pháp Đức.

Về cơ quan hành pháp, quyền lực thuộc về Chính phủ mà thực chất là Tổng thống nắm. Vị trí của Tổng thống hiện tại là mơ hình kết hợp giữa vị trí Tổng thống Mỹ và Tổng thống Đức. Tống thống cĩ quyền hoạch định chính sách quốc gia, chủ tọa Hội đồng Bộ trưởng để thơng qua chính sách này, cĩ quyền ân xá, bổ nhiệm Thủ tướng, các đại sứ, các chức vụ dân sự.

Về cơ quan tư pháp, quyền lực do hệ thống Tĩa án nắm, ở Pháp cĩ hai hệ thống Tịa án: Tịa án thường và Tịa án hành chính, cùng với đĩ cịn cĩ các Tịa án đặc biệt như Tịa án thương mại, lao động, bảo hiểm xã hội. Để đảm bảo sự độc lập của cơ quan tư pháp, Tổng thống lập Hội đồng Thẩm phán tối cao do Tổng thống làmchủ tịch, Bộ trưởng tư pháp làm phĩ chủ tịch và cĩ thể thay thế Tổng thống. Hội đồng gồm chín thành viên do Tổng thống bổ nhiệm. Hội đồng cĩ chức năng: đề nghị bổ nhiệm các thẩm phán xét xử tại Tồ phá án, Chánh án tịa Thượng thẩm; phê chuẩn đề nghị của Bộ trưởng tư pháp về bổ nhiệm các thẩm phán xét xử khác; kiểm tra, giám sát hoạt động của các thẩm phán.

Đặc trưng cơ bản là sự độc lập của hành pháp với lập pháp ở chính thể Cộng hịa hỗn hợp cao hơn trong chính thể Cộng hịa đại nghị nhờ khơng cĩ việc thành viên ở cơ quan này cùng giữ chức vụ, quyền hạn ở cơ quan khác.

Khi nghị sỹ được cử làm Bộ trưởng trong Chính phủ thì họ cĩ thời gian một tháng để chọn lựa giữa hai chức vụ bộ trưởng và nghị sỹ. Hết thời gian này, nếu họ được cử làm thành viên của Chính phủ thì vị trí của họ tại Thượng viện hay Hạ viện sẽ được thay thế bằng người dự bị đã được bầu qua tổng tuyển cử.

Tuy nhiên, sự độc lập giữa hành pháp và lập pháp lại thấp hơn trong chính thể Cộng hịa Tổng thống vì Chính phủ và Quốc hội cĩ mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình làm luật. Nghị viện cĩ quyền giám sát hoạt động của Chính phủ. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện và Nghị viện cĩ thể lật đổ Chính phủ. Ngược lại, Nghị viện cũng cĩ thể bị giải tán trước thời hạn hay bị kiểm sốt ngân sách bởi Chính phủ.

Quan hệ hành pháp và lập pháp ở đây mật thiết hơn so với chính thể Cộng hịa Tổng thống vì quyền sáng kiến luật thuộc về cả Chính phủ lẫn các nghị sỹ. Ở Pháp, dự luật (do Chính phủ đưa ra) hay đề nghị luật (do nghị sỹ đưa ra) cĩ thể được đưa ra đệ trình trước Thượng viện hay Hạ viện. Nếu như dự luậthay đề nghị luật ấy gặp phải mâu thuẫn giữa hai viện và sau hai lần biểu quyết tại mỗi viện, hoặc Chính phủ tun bố tình trạng khẩn cấp thì Thủ tướng sẽ thiết lập Ủy ban hỗn hợp các nghị sỹ bằng nhau trong viện đề nghị một phương án cho các điều khoản tranh luận. Nếu như Ủy ban trên khơng thống nhất thì Chính phủ sẽ kết thúc thảo luận bằng cách đề nghị Nghị viện quyết định. Hoặc Chính phủ cĩ thể rút lại các dự luật bấtcứlúc nào nếu khơng thấy thỏa mãn. Nghị viện cĩ thể đặt câu hỏi chất vấn các Bộ trưởng, Tổng thống hay các thành viên Chính phủ, thậm chí là khởi tố và xét xử Tổng thống, bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ khi họ phạm tội. Việc xét xử Thủ tướng Chính phủ khi phạm tội cịn nằm trong thẩm quyền của Tồ án và ngành tư pháp.

Ngồi ra, trong nội bộ Chính phủ, Tổng thống nắm quyền cao nhất của nhà nước, cĩ ý nghĩa quyết định tới việc ban hành luật, nhưng trên thực tế,quyền lực nhà nước lớn hay khơng cịn phụ thuộc vào việc Tổng thống và Thủ tướng cĩ cùng đảng phái hay khơng. Nếu cùng đảng thì quyền lực Tổng thống là rất lớn do cĩ sự hậu thuẫn của đa số trong Quốc hội. Ngược lại, khi khác đảng phái thì Tổng thống phải nhượng bộ Thủ tướng trong vấn đề chính trị và cả hai phải chung sống hịa bình vì Thủ tướng cĩ chỗ dựa là đa số Quốc hội.

Bộ máy nhà nước Pháp dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập nhưng sự phân quyền ở Pháp mang tính mềm dẻo, linh hoạt. Tổng thống Pháp giữ vai trị như một trọng tài điều phối sự vận hành của cả bộ máy nhà nước cũng như cả nền chính trị đất nước. Tổng thống đứng đầu hành pháp, Thủ tướng điều hành Chính phủ và phải chịu trách nhiệm trước Tổng thống và Hạ viện. Tổng thống cĩ quyền giải tán Hạ viện; ngược lại Hạ viện cĩ quyền khơng thơng qua ngân sách và các chính sách của Tổng thống. “Lưỡng đầu chế” là sự phối hợp, đồng thời là sự kiểm sốt quyền lực ngay trong nhánh hành pháp ở Pháp. Khả năng này vẫn xảy ra ngay cả khi xuất hiện tình huống chính trị mà giới học giả chính trị thường gọi là “thời kỳ cùng chung sống” hay “cộng sinh” - khi Tổng thống và Thủ tướng khơng cùng một đảng. Thực tiễn chính trị ở Pháp đã chứng kiến nhiều giai đoạn chính trị như vậy, gần đây nhất là “cuộc chung sống” giữa Tổng thống Jacques Chirac (Đảng Tập hợp vì nền cộng hịa) và Thủ tướng Lionel Jospin (Đảng xã hội).

Như vậy, ở Pháp là thế cân bằng giữa hai loại chính thể Nghị viện và Cộng hịa Tổng thống, cĩ thể nĩi, chính thể Cộng hịa lưỡng tính cĩ ưu điểm là đảm bảo tính thực quyền, năng động quyết đốn và độc lập trong hoạt động của nguyên thủ quốc gia, nhờ thế mà tăng quyền lực và vai trị của hành pháp cũng như khẳng định năng lực của nguyên thủ quốc gia. Từ đĩ tạo được sự độc lập, cạnh tranh và nâng cao vai trị, tác dụng kiềm chế lẫn nhau giữa lập

pháp và hành pháp, nhưng hạn chế của nĩ là gây nên những biến động lớn trong đời sống chính trị đất nước khi hai nhánh quyền lực này vấp phải mâu thuẫn. Nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước Pháp khơng triệt để.

2.2. Đánh giá về nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộmáy nhà nước Anh, Mỹ, Pháp

Một phần của tài liệu Luận văn cao cấp lý luận chính trị nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước ở anh, mỹ, pháp và những giá trị tham khảo cho việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w