Những yếu tố tác động đến vai trò của Thẩm phán trong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 31)

1.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự động tố tụng hình sự

1.3.1. Yếu tố truyền thống pháp lý

Nguồn gốc thuộc địa có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành hệ thống pháp luật và để lại dấu ấn sâu sắc trong hệ thống pháp luật của các

nước đã từng là thuộc địa, như hệ thống pháp luật Mỹ, Australia chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh. Việc nghiên cứu lịch sử pháp luật cho phép tìm hiểu nguồn gốc của hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật ở đây được hiểu theo hai nghĩa:

Một là: Đó là hệ thống pháp luật của quốc gia như hệ thống pháp luật

Việt Nam, hệ thống pháp luật Mỹ.

Hai là: Hệ thống pháp luật được hiểu là tập hợp một số hệ thống pháp

luật quốc gia có nhiều điểm tương đồng, theo những tiêu chí nhất định như hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ... Theo nghĩa còn được hiểu là truyền thống pháp luật. Hiện nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về cách phân chia các truyền thống pháp luật. Theo tác giả có bốn hệ thống pháp luật cơ bản là:

1) Hệ thống pháp luật tơn giáo, điển hình là hệ thống pháp luật các nước hồi giáo.

2) Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đại diện là hệ thống pháp luật các nước như Pháp, Đức.

3) Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, đại diện là hệ thống pháp luật nước Anh, nước Mỹ.

4) Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, đại diện là hệ thống pháp luật Liên Xô cũ và hệ thống pháp luật của các nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Trung Quốc.

Tương ứng với mỗi một truyền thống pháp luật thì vai trị của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự lại có những điểm khác nhau. Trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, do đặc điểm nguồn luật là luật bất thành văn nên các nước theo hệ thống này chấp nhận án lệ là nguồn luật chủ yếu và các Thẩm phán được giao quyền sáng tạo luật thông qua hoạt động xét xử; hệ thống luật Châu Âu lục địa Thẩm phán chỉ xác định sự thật của vụ án và tìm

ra căn cứ pháp luật để áp dụng; hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa trao quyền cho Toà án tối cao được theo dõi, tổng kết thực tiễn xét xử của các Toà án cấp dưới. Trên cơ sở đó ban hành các Thông tư, Nghị quyết hướng dẫn xét xử, như vậy Thẩm phán ngoài nhiệm vụ xét xử ở một mức độ nào đó cịn thực hiện nhiệm vụ lập pháp; còn hệ thống luật Hồi giáo, Thẩm phán được quyền độc lập giải thích kinh Koran và Sunna dựa trên sự hiểu biết của mình để áp dụng vào vụ án cụ thể.

Như phân tích ở phần trên, trong quá trình hình thành và phát triển yếu tố truyền thống pháp lý được các nhà khoa học pháp lý đã phân ra hai mơ hình tố tụng gồm: hệ tố tụng xét hỏi thường được áp dụng trong truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa còn hệ tố tụng tranh tụng thường áp dụng trong truyền thống pháp luật Anh - Mỹ, ngồi ra cịn có mơ hình tố tụng hỗn hợp (pha trộn) thường được áp dụng trong hệ thống pháp luật tôn giáo và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Còn về thực hiện vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự thì phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn mơ hình tố tụng đối với các quốc gia. Đối với các nước lựa chọn mơ hình tố tụng tranh tụng thì quyền, nghĩa vụ và vai trò của Thẩm phán được tập trung tại giai đoạn xét xử, vai trị chính của Thẩm phán trong khi xét xử là đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục tố tụng. Ở nước Anh có câu thành ngữ "Thẩm phán nào mở miệng nói thì khơng cịn suy

nghĩ được" [47, tr. 96], còn ở Pháp, Thẩm phán đóng vai trị quyết định trong

q trình xét xử.

1.3.2. Yếu tố văn hóa pháp lý

Nói tới văn hố pháp lý là nói tới con người, nói tới việc phát huy năng lực bản chất của con người trong các hoạt động pháp lý. Cơ sở của mọi hoạt động văn hoá pháp lý là khát vọng của con người hướng tới các giá trị pháp lý được định chuẩn bởi pháp luật. Các hoạt động đó về bản chất là hướng tới các

giá trị tích cực và mang tính sáng tạo, phổ biến nên văn hoá pháp lý về nội dung cần được hiểu với nghĩa là luôn luôn hàm chứa các giá trị hữu ích, tích cực. Mọi hoạt động nếu xuất phát từ nhu cầu khơng chính đáng của con người đương nhiên sẽ khơng hàm chứa các giá trị văn hố và văn hố pháp lý “ở các

nước phương Tây, tơn trọng pháp luật là một truyền thống. Đối với họ khơng có khái niệm tun truyền phổ biến giáo dục pháp luật” [17, tr.190] việc tìm hiểu pháp luật ở phương Tây là quyền của mỗi cơng dân để nhằm mục đích bảo vệ chính lợi ích của mình tại Tịa án, cịn ở Việt Nam thì chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo về đạo đức. Do vậy, tâm lý của người Việt là sợ pháp luật "Vạn bất đắc dĩ mới phải ra chốn cơng đường" [17, tr.183].

Văn hóa có một ảnh hưởng khơng thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành vai trò của Thẩm phán trong pháp luật tố tụng hình sự, bởi vì ban hành một đạo luật khơng khó bằng việc đưa đạo luật đó vào cuộc sống. Chúng ta có thể căn cứ vào yếu tố chính trị, vào truyền thống pháp luật để quy định về vai trò, về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán, nếu khơng tính đến yếu tố văn hố thì những quy định đó chỉ là lý thuyết, xa rời thực tiễn.

1.3.3. Những ảnh hưởng của phương thức tổ chức quyền lực nhà nước

Cho dù Nhà nước có được tổ chức theo mơ hình nào đi chăng nữa, thì quyền lực nhà nước vẫn ln là thống nhất, nhưng vẫn phải có sự phân cơng và phối hợp và kiểm soát giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền tư pháp là nhánh quyền lực độc lập với quyền lập pháp, hành pháp và đồng nghĩa với quyền xét xử do Toà án thực hiện, do vậy vị trí, vai trị của Tồ án nói chung cũng như của Thẩm phán nói riêng phụ thuộc vào quan điểm tư tưởng chỉ đạo của giai cấp cầm quyền. Ví dụ như ở Mỹ, ba nhánh quyền lực này luôn

đối trọng và kiềm chế lẫn nhau, sự phân quyền diễn ra mạnh mẽ. Toà án thực sự giữ vai trò kiềm chế đối với các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp. Tịa án có quyền kiểm sốt tính hợp hiến của luật "Ngay kể cả Tổng thống và Quốc hội

cũng khơng được hỏi Tịa án tối cao về cách giải thích một đạo luật hay một dự án luật nếu như việc này không nằm trong trường hợp của một vụ kiện cụ thể”

[17, tr.62], người Mỹ đề cao vai trò của Tòa án trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước của mình„'Tiếng nói của Tịa án là tiếng nói cuối cùng, sự giải thích của Tịa án về Hiến pháp có giá trị hơn quan điểm của Quốc hội và Tổng thống” 19, tr.68]. Chính vì vậy người ta coi Thẩm phán là một nghề cao quý trong xã hội. "Luật gia được trọng dụng nhất ở Anh là Thẩm phán" [47, tr.96]. Các Thẩm phán thường được chỉ định trong số các luật sư nổi tiếng. Nói chung các Thẩm phán Tòa án tư sản thường được bổ nhiệm với những nhiệm kỳ khá dài, thậm chí có những nước thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán suốt đời nếu khơng phạm tội, Ở Pháp:

Thẩm phán có quyền bất khả bãi miễn [26, tr.145] và được bảo vệ trước mọi sự đe doạ và tấn công khi làm nhiệm vụ. Nhà nước phải bồi thường thiệt hại trực tiếp cho Thẩm phán nếu có những trường hợp mà pháp luật về bảo vệ không quy định. Thẩm phán không bị điều động sang bất kỳ công việc nào khác trừ trường hợp làm nghĩa vụ quân sự [54, tr.145],

Ở nước Australia (Úc) thì: “Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời, khơng

ai có thể cách chức Thẩm phán trừ khi họ vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp và đạo đức. Việc bãi nhiệm Thẩm phán phải được đưa ra Quốc hội tiểu bang hoặc Liên bang với đa số tán thành thì mới được bãi nhiệm” [26, tr.144].

Trong hoạt động xét xử của mình, các Thẩm phán phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc xét xử được quy định trong luật tố tụng của từng quốc gia để bảo vệ công lý, công bằng xã hội, tránh sự lợi dụng quyền lực của chính các

Thẩm phán và cũng như để cho Thẩm phán tránh được mọi áp lực từ phía các quan chức nhà nước.

Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa quy định nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước nhưng cũng thừa nhận sự độc lập xét xử của Tòa án. Sự độc lập của Tòa án trong nhà nước xã hội chủ nghĩa có những điểm khác so với sự độc lập trong nhà nước tư sản như sau:

Thứ nhất: Đối với nhà nước tư sản, Tòa án ngang bằng với Quốc hội và

có thể tài phán về hành vi của Quốc hội.

Thứ hai: Ở các nước xã hội chủ nghĩa Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; cơ quan Tòa án ở vị thế thấp hơn nên khơng có quyền tài phán về hành vi của Quốc hội.

Như đã phân tích ở trên, tương ứng với sự khác biệt với hai hệ thống Tòa án ở hai chế độ nhà nước khác nhau thì vai trị của Thẩm phán đối với từng hệ thống cũng có sự khác biệt về vai trò pháp lý như: “Việc bổ nhiệm

thẩm phán Tòa án liên bang Mỹ do Tổng thống bổ nhiệm và cố sự phê chuẩn của Thượng Nghị viện” [17, tr.74]; khác với các nước tư sản, Thẩm phán ở các nước XHCN trước đây thực hiện theo chế độ bầu cử “bởi vì nó gắn liền

với tổ chức bộ máy nhà nước hoạt động theo cơ chế chủ tịch tập thể ra quyết định dưới hình thức nghị quyết" [39, tr.58]. Trong tác phẩm "Tinh thần của luật pháp", Mongtexkio của nhà xuất bản Sài Gòn viết:

Sẽ khơng có tự do nếu quyền xét xử không được phân biệt với quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền xét xử được sáp nhập vào quyền lập pháp thì sẽ khơng có tự do. Nếu quyền xét xử được sáp nhập vào quyền hành pháp thì thẩm phán sẽ trở thành những kẻ áp bức [28, tr.84].

Còn ở Việt Nam, chế độ bầu cử Thẩm phán được thực hiện từ 1960 đến năm 1992, trong giai đoạn trên pháp luật quy định Hội đồng nhân dân cấp nào thì

bầu ra Thẩm phán Tồ án nhân dân ở cấp đó. Nhưng đến Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: "Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án" [33, Điều 88, Khoản 3].

Ngoài các yếu tố trên, để hình thành nên vai trị trung tâm của Thẩm phán trong tố tụng hình sự cịn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới quá trình này. Tuy nhiên theo tác giả đây là ba yếu tố cơ bản nhất.

Kết luận Chƣơng 1

Thẩm phán là một chức danh tư pháp có vai trị rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ án hình sự “Lao động của thẩm phán là lao động trí

não, đầy khó khăn, phức tạp đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, của công dân” [26, tr.16].

Thẩm phán hoạt động trên những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Hiến pháp, pháp luật tố tụng hình sự. Thẩm phán là một trong các chủ thể tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Việc nghiên cứu đặc điểm của các mơ hình tố tụng hình sự giúp chúng ta có cơ sở khoa học để tìm hiểu về thực hiện quyền và nghĩa vụ và vai trò của Thẩm phán. Trong mỗi một mơ hình tố tụng thì vai trị, quyền hạn của Thẩm phán đều khác nhau. Tuy nhiên, qua phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy vai trị trung tâm của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự, vai trị trung tâm này cịn được thể hiện thông qua mối quan hệ với những người tiến hành tố tụng khác.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự ở nƣớc ta từ 1945 đến nay

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980

Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời sau cách mạng tháng tám thành công, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật khi nhà nước non trẻ được hình thành cũng như để giữ vững ổn định trật tự xã hội, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật hình sự và tố tụng hình sự như: Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945 và sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 về thành lập các Tòa án quân sự; sắc lệnh ngày 10/10/1945 về tổ chức các đoàn luật sư...

Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có ghi nhận một số nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng; địa vị pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, của người bào chữa và các chủ thể tham gia tố tụng khác; trình tự và thủ tục tiến hành điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Đặc biệt là sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 là văn bản pháp lý đầu tiên quy định một cách đầy đủ và tương đối hoàn chỉnh về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự. Những văn bản pháp luật này là một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp của nước ta với một nền tư pháp nhân dân của chế độ mới.

Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 đã quy định hệ thống Tòa án gồm: Tòa án sơ cấp, Tòa án đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm; Thẩm phán được chia

làm hai ngạch: Thẩm phán sơ cấp làm việc ở Tòa sơ cấp, Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở Tòa đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm. Các Thẩm phán đệ nhị cấp lại chia thành hai loại: Thẩm phán xét xử và Thẩm phán buộc tội. Thẩm phán xét xử có thể được chuyển sang làm Thẩm phán buộc tội và ngược lại. Theo Điều 27 Sắc lệnh 13 quy định Thẩm phán có quyền hạn rất lớn trong xét xử, mặc dù quy định khi xét xử phải có sự tham gia của phụ thẩm "khi xét xử

ngồi Chánh án chủ tọa phiên tồ cịn có hai phụ thẩm" nhưng quyền hạn của

Phụ thẩm còn hạn chế “khi Chánh án hỏi ý kiến của Phụ thẩm về tội trạng các

phạm nhân và về hình phạt rồi tự mình quyết định". Thẩm phán là người quyết định sau khi hỏi ý kiến của phụ thẩm. Ngồi ra, Chánh án cịn có quyền tun phạt đối với hai phụ thẩm.

Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 quy định:

Sau khi nghe các bị can, người làm chứng, cáo trạng của ông biện lý và sau cùng nghe lời bàn cãi của các bị can, ông Chánh án, hai Thẩm phán và hai Phụ thẩm nhân dân lui vào phòng nghị án đề cùng xét xử về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)