3.4. Một số vấn đề kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của
3.4.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật để
để nâng cao vai trị của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự
1) Thẩm phán giữ vị trí quan trọng trong hoạt động xét xử, đây là giai đoạn trung tâm của hoạt động tố tụng hình sự. Vì vậy cần hồn thiện các quy định của pháp luật để nâng cao vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay cần phải đổi mới tồn diện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo Thẩm phán hướng tới mục tiêu Thẩm phán phải vững vàng về chuyên môn, giỏi về kỹ năng thực hành. Cùng với Thẩm phán, các Hội thẩm nhân dân cũng phải được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử để đủ năng lực khi tham gia hoạt động xét xử.
2) Đổi mới quy trình bổ nhiệm Thẩm phán theo hướng rút ngắn thủ tục, giảm sự can thiệp của các cơ quan chính quyền địa phương. Trong khi đó nhiệm kỳ 5 năm đối với Thẩm phán các cấp hiện nay là quá ngắn. Vì vậy, để Thẩm phán yên tâm công tác, tận dụng được tối đa kinh nghiệm xét xử và dám thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp, thì cần đổi mới cơ chế bổ nhiệm theo hướng Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời, hoặc kéo dài thêm nhiệm kỳ của Thẩm phán.
3) Tăng cường công tác giám sát, công tác kiểm tra, thanh tra trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Thẩm phán. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tập trung làm tốt công tác giám sát, động viên nhân dân phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong cơng tác xét xử của Tịa án, qua đó, kiến nghị việc khắc phục, sửa chữa. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động xét xử.
4) Nghiên cứu, sửa đổi một cách tổng thể chế độ, chính sách đãi ngộ cho Thẩm phán. Nhà nước phải đảm bảo về đời sống vất chất “cần đủ” cho đội ngũ Thẩm phán suốt đời để tăng “sức đề kháng” trước cám dỗ vật chất. Việc khen thưởng Thẩm phán, tăng lương, tăng ngạch nên thực hiện theo kênh độc lập, không theo phương pháp quản lý đặc trưng của hệ thống hành chính.
5) Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tránh chồng chéo, mâu thuẫn với nhau; các văn bản hướng dẫn thi hành và giải thích luật phải kịp thời. Có như vậy mới tạo điều kiện cho Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử có cơ sở pháp lý vững chắc và chỉ tuân theo pháp luật.
Kết luận Chƣơng 3
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị "Về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020” xác định mục tiêu chiến lược là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công
lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến
hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
Cải cách tư pháp được triển khai theo 4 định hướng cơ bản: 1) Hoàn thiện thể chế hình sự, dân sự, thủ tục tư pháp;
2) Cải cách tổ chức các cơ quan tư pháp và các thiết chế bổ trợ tư pháp mà trung tâm là Tòa án và khâu đột phá là tăng cường tranh tụng dân chủ;
3) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp;
4) Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
Như vậy, từ các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, cho đến Hiến pháp năm 2013 cho thấy: Quan điểm, đường lối, mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta là công cuộc cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm ổn định chính trị và bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp; Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc gắn với cải cách hành chính và đổi mới cơng tác lập pháp; Cải cách tư pháp phải được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc, đảm bảo tính đồng bộ, dân chủ, cơng khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ
quyền con người; cải cách tư pháp phải hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự, dân sự, kế thừa những thành tựu đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngồi, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước ta; chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội.
Cải cách tư pháp theo tinh thần và nội dung của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Đảng ta, cần phải có sự nhận thức đúng về vị trí, vai trị của Tồ án trong bộ máy nhà nước. Tòa án có những đặc thù khác so với các cơ quan khác và giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tư pháp của nước ta. Tòa án nhân danh Nhà nước, thể hiện bản chất và hiệu lực của Nhà nước, với vị trí như vậy cơng cuộc cải cách tư pháp địi hỏi ngành Tồ án phải đáp ứng những yêu cầu như: cải cách phải mang tính đồng bộ, đảm bảo tính độc lập; đảm bảo xét xử phải công khai, nghiêm minh và công bằng; đảm bảo quyền cơ bản của công dân, cũng như sự giám sát của nhân dân trong hoạt động xét xử.
Từ những u cầu chung đó, cơng cuộc cải cách tư pháp đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với Tòa án và Thẩm phán. Trên cơ sở nghiên cứu các yêu cầu cải cách tư pháp, đối chiếu với pháp luật hiện hành, Chương 3 tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện vai trị của Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của nước ta trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
KẾT LUẬN
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Về chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị Về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 đã chỉ rõ nhiều nội dung cụ thể về cải cách tư pháp đòi hỏi phải được thể chế hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tịa án nói chung cũng như vai trị của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, Thẩm phán phải thực sự độc lập, được hưởng ưu đãi, miễn trừ tư pháp và được bảo vệ theo cơ chế đặc biệt. Giữa các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoàn toàn độc lập với nhau, ngay cả những việc như trao đổi với nhau về các tình tiết, cách xử lý vụ án, vụ việc, nhất là về kết quả xét xử mang tính định kiến cũng coi như xâm phạm đến nguyên tắc độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Thẩm phán Hội thẩm, Hội đồng xét xử hoàn toàn độc lập trong quá trình hoạt động chuyên môn, đặc biệt là trong các phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc khơng ai có quyền xâm phạm, can thiệp gây ảnh hưởng công việc và sự vô tư của họ.
Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết và hợp tác khu vực và quốc tế, thuận lợi là cơ bản nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với ngành Tịa án, đó là cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong nước để đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường hội nhập Quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được thì bên cạch đó cũng phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong đó vấn đề tội phạm ngày càng tăng về số lượng, rộng hơn về quy mơ có liên quan đến nhân tố trong nước và ngồi nước, về tình chất phức tạp, về âm mưu và thủ đoạn. Vì vậy, vấn đề đạt ra cho cơng tác xét xử của Tịa án ngày càng nặng nề hơn,
khó khăn, phức tạp hơn và những cơng việc đó đều đặt trên vai của những người Thẩm phán.
Trước những yêu cầu cấp bách trên thì việc nâng cao vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng nói chung và tố tụng hình sự nói riêng là u cầu khách quan, là những giải pháp quan trọng để thực hiện chủ trương cải cách tư pháp hiện nay nói chung và nâng cao chất lượng hiệu quả của Tịa án nói riêng nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, của nhân dân trong việc bảo vệ quyền công lý, quyền con người. Để nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án hình sự của Tịa án cũng như nâng cao vai trị của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự cần phải tiếp tục được nghiên cứu, có những giải pháp cụ thể, thích hợp phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn của quá trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
Do phạm vi nghiên cứu đề tài rộng, bản thân tác giả là người là công tác thực tiễn tại cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện, tác giả chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu vai trò, của Thẩm phán ở giai đoạn xét xử sơ thẩm về các vụ án hình sự nên đề tài khơng tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến phản biện, đóng góp của các chun gia, các thầy cơ giáo và các bạn để đề tài này có thể được nghiên cứu chuyên sâu hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (2004), Tài liệu tập huấn về Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
2. Ban soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự (2014), Dự thảo năm 2014 về việc
sửa đổi bổ sung Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003.
3. Trần Duy Bình (2012), “Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, Tạp chí Tịa án nhân dân – Tịa án nhân dân Tối cao, (11).
4. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra, Hà Nội.
5. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp
tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
6. Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
7. Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết số 48/NQ/TW ngày 24/5/2015 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp (2006), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống
các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân,
9. Lê Cảm (2003), “Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự”, Tạp chí luật học.
10. Lê Văn Cảm (2011), "Hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp", Tạp chí Kiểm
sát - Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, (11).
11. Lê Văn Cảm (2011), "Những vấn đề cơ bản về tổ chức - Thực hiện quyền tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền", Tạp chí Tịa án nhân dân – Tòa án nhân dân tối cao, (13).
12. Lê Văn Cảm (2011), "Tòa án là trung tâm – Xét xử là trọng tâm trong tố tụng hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp", Tạp chí Tịa án nhân dân –
Tòa án nhân dân tối cao, (9).
13. Lê Văn Cảm (2014), "Mơ hình lập pháp về hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt nam vì con người", Tạp chí khoa học Kiểm sát – Viện Kiểm
sát nhân dân Tối cao, (01).
14. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (1993), Hội nghị tổng kết công tác ngành Tịa án, Hà Nội.
15. Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005),
Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
16. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945-1960), Sắc lệnh của Chủ tịch nước từ năm 1945 đến năm 1960, Hà Nội.
17. Nguyễn Đăng Dung (2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Một số kiến nghị góp phần thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tranh tụng tại phiên tịa hình sự”, Tạp chí Tịa án
20. Học viện tư pháp (2007), Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ án hình sự, Nxb Công an nhân dân.
21. Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối (2004), Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2/10/2004 cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "những quy định chung" của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.
22. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba "Xét xử sơ thẩm" của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.
23. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao năm 2013- 2014, Đặc sản của tạp chí Tịa án nhân dân, quyển 2, các quyết định giám đốc thẩm về hình sự, Hà Nội.
24. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
25. Nguyễn Quang Lộc (2014), “Kỹ năng viết Bản án hình sự sơ thẩm”, Tạp
chí Tịa án nhân dân - Tịa án nhân dân tối cao, (17).
26. Phạm Văn Lợi (2004), Chế định thẩm phán - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp.
27. Bùi Văn Lương (2006), Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Mongtexkio (1967), Tinh thần của luật pháp, Nxb Sài Gòn.
29. Nguyễn Quang Ngọc (2013), “Bàn về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tịa án nhân dân - Tòa án nhân dân tối cao (8).
30. Nguyễn Văn Nhớ (2014), “Hoàn thiện quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tọa phiên tịa trong tố tụng hình sự theo u cầu của cải cách tư pháp”, Tạp chí tịa án nhân dân – Tòa án nhân dân tối cao, (14).
31. Nguyễn Thái Phúc (2009), “Mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí
kiểm sát, (18).
32. Đinh Văn Quế (2005), Pháp luật hình sự thực tiễn xét xử và án lệ, Nxb Lao động - Xã hội.
33. Quốc hội (1946, 1959, 1980, 1992, 2013), Hiến pháp Việt Nam năm