Giai đoạn từ năm 2002 đến nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 44 - 45)

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật

2.1.3. Giai đoạn từ năm 2002 đến nay

Qua thực tiễn tổ chức thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đến năm 2002 cho thấy nhiều quy định của Luật cần được nghiên cứu, sửa đổi để tạo cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân, nhằm đảm bảo cho Tòa án nhân dân thực hiện tốt chức năng của mình. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã xây dựng những định hướng lớn về đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân, ngày 02/4/2002 Quốc hội khóa X đã thơng qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và trên cơ sở Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về Thẩm phán

và Hội thẩm nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đây được coi là bước cải cách tư pháp lớn đối với ngành Tịa án nhân dân đó là việc thay đổi cách quản lý các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự về tổ chức từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp sang Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương và Bộ Quốc phịng.

Trong giai đoạn này thì việc cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu và tạo cơ sở vững chắc cho cơng cuộc cải cách tư pháp thì các văn bản pháp luật được ban hành từng bước và có lộ trình thực hiện nhất định như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự ở giai đoạn này đã đạt được những thành công nhất định. Thẩm phán trong hoạt động xét xử đáp ứng được nhu cầu đề ra và đã xây dựng được hình ảnh về đội ngũ cán bộ nhà nước nói chung và cán bộ tư pháp nói riêng trong sạch, liêm khiết, tận tâm với nghề được quần chúng nhân dân tin yêu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)