Thực trạng hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận pháp luật về thu ngân sách nhà nước (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.2. Thực trạng hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam

Từ năm 2019, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra những thiệt hại sâu rộng đến kinh tế tồn cầu và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng. Hàng loạt các dịch vụ, nhà máy, phải đóng cửa; xuất nhập khẩu đình trệ… Nhưng với kinh nghiệm của mình, và sự khơn khéo trong cách chỉ đạo, điều hành của Đảng và nhà nước, đã góp cơng khơng nhỏ để kinh tế phục hồi và phát triển. Chỉ tính riêng năm 2021 thu NSNN ước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, bằng 116,4% (vượt 219.900 tỷ đồng) dự toán, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020. Trong đó, chủ yếu tăng thu từ dầu thơ, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu tiền sử dụng đất; thu thuế, phí nội địa từ hoạt động sản xuất – kinh doanh (vượt 14,5% dự toán, tăng 11,3% so với thực hiện năm 2020); tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 18,6% GDP (vượt mục tiêu 15,5% GDP). Thu ngân sách Trung ương (NSTƯ) ước đạt 106,7% dự toán; thu ngân sách địa phương (NSĐP), ước đạt 128,2% dự toán3.

Mặc dù, trong năm 2021 Việt Nam ta đón làn sóng dịch bệnh Covid lần thứ 4, tại quý 3 với siêu biến chủng Delta đánh thẳng vào TP.HCM. Một thành phố trọng điểm, đứng đầu cả nước về kinh tế, và nguồn thu ngân sách cả nước và sau đó lan ra cả nước. có thời gian, tới 23 địa phương chiếm 70% tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19 khiến số thu nội địa giảm mạnh qua các tháng, quý so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, thu nội địa từ thuế, phí từ mức tăng 9,1% của tháng Sáu, sang tháng Bảy giảm 10,8%, tháng Tám giảm 21% và tháng Chín giảm 26,5% so với cùng kỳ năm 2020.Nhiều tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách đạt rất thấp và thấp hơn rất nhiều so với bình quân thu ngân sách những tháng đầu năm như Thành phố Hồ Chí Minh thu ngân sách 9 tháng giảm gần 6.000 tỷ đồng so với tháng Tám/2021.Cùng với số thu nội địa, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tại một số tháng trong năm cũng có xu hướng

3 Cẩm Tú/VOV.VN (2022), Ngân sách nhà nước năm 2021 vẫn bội thu gần 220.000 tỷ đồng, xem tại: https://vov.vn/kinh-te/ngan-sach-nha-nuoc-nam-2021-van-boi-thu-gan-220000-ty-dong-post916489.vov truy cập 4/3/2022

giảm mạnh với số thu tháng Tám giảm 19,1%; tháng Chín giảm 13,6% so với những tháng trước đấy.

Song song với đó là từ tháng mười, dịch COVID-19 được kiểm soát tốt hơn trên cả nước, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khơi phục trong trạng thái bình thường mới đã phát huy tác dụng tích cực, tạo thuận lợi cho việc khai thác tăng thu ngân sách trong những tháng cuối năm.Với việc triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, hồi phục sản xuất kinh doanh, thu ngân sách Nhà nước năm 2021 đã cán đích trước 1 tháng với số thu dự kiến đạt

1.471.000 tỷ đồng, vượt 9,5% so với dự tốn; trong đó, thu ngân sách trung ương ước vượt 3,5% và thu ngân sách địa phương vượt 17,5% so với dự tốn.

Bộ Tài chính cho biết, với đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2021, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, duy trì được mức tăng trưởng khả quan như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Bước sang năm 2022, theo các chuyên gia, cần phải cơ cấu lại thu ngân sách trong bối cảnh mới.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, vấn đề đảm bảo các nguồn lực tài chính và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng nhất trong chiến lược tài chính giai đoạn 2021-2030.

Về cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước, trong giai đoạn tới tiếp tục tập trung hồn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách Nhà nước đồng bộ, xây dựng hệ thống thu ngân sách Nhà nước có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực vào nguồn ngân sách này, góp phần tạo lập mơi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Xuân Trường cho rằng một trong những giải pháp quan trọng đó là tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và thực hiện tốt quản lý thu, tăng cường chống chuyển giá, trốn lậu thuế; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế.

Bộ tài chính cũng cho biết sẽ tiếp tục triển khai tốt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ni dưỡng nguồn thu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin, coi đây là nhiệm vụ mang tính mũi nhọn, thúc đẩy phát triển.Đồng thời, Bộ sẽ tập trung quản lý thu ngân sách, tránh thất thu; đảm bảo chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Mặt khác, tăng cường kiến nghị các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; đảm bảo kịp thời kinh phí chống dịch; triển khai kịp thời các gói kích thích, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế4…/.

Nước ta đã khơn ngoan trong việc vừa đẩy mạnh cơng tác phịng chống dịch vừa khơn khéo phát triển kinh tế bình ổn đất nước. Từ cách ly tồn xã hội, đến cách ly cơ sở, giờ đây là cách ly tại nhà và cuối cùng là sống chung với dịch bệnh, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển toàn diện sâu rộng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận pháp luật về thu ngân sách nhà nước (Trang 33 - 36)