CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.2. Đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về thu ngân sách nhà nước
Trên cơ sở những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành đã trình bày ở trên, nhóm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện khung pháp lý như sau:
Thứ nhất, nhằm tạo ra sự chủ động hơn cho ngân sách địa phương, giảm sự
phụ thuộc vào ngân sách trung ương, cần thiết sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng tăng thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh trong thu ngân sách. Cụ thể là trong việc quy định các nguồn thu từ thuế, đồng thời bảo đảm cho HĐND chủ động trong việc
quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương, quyết định và xây dựng NSĐP trên cơ sở
tuân thủ các nguyên tắc thống nhất của nền tài chính quốc gia. Theo đó, cho phép HĐND cấp tỉnh ban hành một số loại định mức tiêu chuẩn phù hợp với khả năng NSĐP và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, quy định cụ thể và công khai tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu phân chia, số bổ sung giữa các cấp NSĐP.
Thứ hai, sửa đổi, tách bạch quy trình NSNN với NSĐP nhằm bảo đảm tính độc
lập tương đối của chính quyền địa phương trong việc thu ngân sách; sửa đổi cơ chế giao chỉ tiêu nhiệm vụ thu cho các địa phương theo hướng cho địa phương tự quyết định. Theo đó, ngân sách từng cấp cho Quốc hội, HĐND các cấp quyết định.
Thứ ba, cần quy định cụ thể hơn một số nguồn thu, cần phân định các khoản
thu phí, lệ phí gắn với mục tiêu, tính chất và đặc điểm của từng loại phí, lệ phí cũng như gắn với từng cơ quan, đơn vị để xác định khoản nào nộp cho NSNN, khoản nào để lại cho đơn vị nhằm phán ánh đầy đủ số thu trong quyết tốn NSNN. Cụ thể: Phí, lệ phí do cơ quan hành chính nhà nước thu thì nộp tồn bộ số thu vào NSNN, cịn chi phí thực hiện nhiệm vụ thu của các cơ quan này sẽ được NSNN đảm bảo theo đúng định mức tiêu chuẩn chi ngân sách được pháp luật quy định. Đối với các khoản phí, lệ phí do các đơn vị sự nghiệp cơng lập thực hiện thu thì căn cứ lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập, khi chuyển đổi phương thức quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập, phí, lệ phí của đơn vị sự nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ (giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội…) được coi là nguồn thu của đơn vị5.
Thứ tư, quy định nguồn thu từ đất đai là nguồn thu phân chia giữa NSTW và
NSĐP để đảm bảo điều tiết nguồn lực từ đất đai một cách hài hòa giữa các địa phương.
Thứ năm, quy định rõ về nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là như thế
nào, bao gồm những khoản thu gì? Đồng thời quy định cụ thể ngun tắc hạch tốn nguồn
5 Nguyễn Hồn Hảo, Hoàn thiện quy định pháp luật, đẩy mạnh hoạt động thu ngân sách nhà nước, Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 6/2021, xem tại: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet- tin? dDocName=MOFUCM204272 truy cập 3/3/2022
thu xổ số kiến thiết vào NSNN theo đúng quy định, cũng như nguyên tắc sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết.
Thứ sáu, có thể cân nhắc về việc đánh thuế thu nhập cá nhân theo tinh thần của
pháp luật Đức; theo đó, thuế thu nhập cá nhân được chia thành nhiều mức khác nhau và cần căn cứ vào các yếu tố tác động như tình trạng gia đình… để thuế thu nhập cá nhân được chính xác với tình trạng thực tế của nhiều nhóm đối tượng khác nhau và từ đó đạt được hiệu quả của thuế thu nhập cá nhân.
Thứ bảy, trong bối cảnh dịch bệnh covid – 19 gây ra nhiều khó khăn cho việc
thu ngân sách nhà nước mà đặc biệt là thu thuế từ các doanh nghiệp; một giải pháp có thể cân nhắc là đưa ra các quy định tạm thời về việc miễn, giảm thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế trong một thời gian nhất định để hỗ trợ doanh nghiệp, ni dưỡng nguồn thu để vừa có thể thu thuế hiệu quả, vừa hỗ trợ phát triển kinh tế.