Đối với quy định pháp luật về thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Tiểu luận pháp luật về thu ngân sách nhà nước (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.3. Một số bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật hiện nay về thu ngân

2.3.1 Đối với quy định pháp luật về thu ngân sách nhà nước

Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội thơng qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2017 dù đã tạo ra sự chủ động cần thiết cho các cấp chính quyền, thế nhưng, sau gần 5 năm thi hành, một số quy định trong Luật Ngân sách Nhà

4 Thùy Dương, Ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2021 vượt đích ngoạn mục trong bão dịch, Báo Vietnamplus,

xem tại: https:// www.vietnamplus.vn/ngan-sach-nha-nuoc-nam-2021-vuot-dich-ngoan-muc-trong-bao-

nước 2015 cũng bắt đầu bộc lộ mâu thuẫn, gây vướng mắc khi thực hiện, đặc biệt là các quy định về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước.

Theo các chuyên gia, quy định về thẩm quyền ban hành khoản thu chưa tạo sự chủ động cho các địa phương. Cụ thể, điểm đ khoản 9 Điều 30 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định, “HĐND cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này cịn có nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật;”.

Trong khi, khoản 4 Điều 70 Hiến pháp năm 2013, thẩm quyền “quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các sắc thuế” thuộc về Quốc hội và Điều 4, 10, 17, 18, 19, 21 của Luật Phí, Lệ phí năm 2015, thì Quốc hội có thẩm quyền ban hành danh mục phí, lệ phí; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí, được quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí.

Như vậy, HĐND cấp tỉnh khơng có thẩm quyền quy định các nguồn thu từ thuế. Các quyết định thu từ phí, lệ phí thì chỉ được quy định và thu trong khung danh mục do Quốc hội ban hành và các khoản đóng góp từ nhân dân (tiền, ngoại tệ, các loại tài sản, hiện vật có giá trị kinh tế...).

Các chuyên gia cho rằng, trong thực tế, các khoản thu từ phí, lệ phí thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngân sách địa phương, do vậy, quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 chưa thực sự tạo ra tính chủ động cho địa phương trong việc tìm kiếm các nguồn thu khác, làm tăng sự phụ thuộc của ngân sách địa phương vào ngân sách trung ương.

Hay như, điểm c khoản 7 Điều 9 và điểm c khoản 3 Điều 40 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Điểm c Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP; Điểm c Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ- CP, đều chỉ quy định, số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp

dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách. Chưa quy định mức hỗ trợ cụ thể về số thu bổ sung có mục tiêu hỗ trợ khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

Do đó, theo các chuyên gia, việc Luật hiện hành không quy định mức bổ sung cụ thể là bao nhiêu khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, sẽ khiến ngân sách cấp dưới khó có khả năng cân đối khi sử dụng quỹ dự phòng ngân sách; và ngân sách cấp trên cũng sẽ khó bố trí bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.

Trong khi, cùng là các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới như: thực hiện chính sách, chế độ mới, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ các cơng trình, dự án phát triển kinh tế địa phương,… thì đều có quy định cụ thể mức hỗ trợ. Điều này tạo ra sự không thống nhất trong các quy định của Luật, gây lúng túng trong thi hành chính sách.

Bên cạnh những vấn đề đã nêu, theo quy định tại Điều 9 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. Trong đó, ngân sách trung ương giữ vai trị chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương, còn ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao…

Cụ thể, điểm d khoản 7 Điều 9 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định, “các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này.

Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân sách cấp trên. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và

thực hiện bổ sung có mục tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật này để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận pháp luật về thu ngân sách nhà nước (Trang 36 - 39)