Đối với nguồn thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Tiểu luận pháp luật về thu ngân sách nhà nước (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.3. Một số bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật hiện nay về thu ngân

2.3.2 Đối với nguồn thu ngân sách nhà nước

Trên thực tế, hiện nay vẫn còn một số nguồn thu chưa được quy định cụ thể, phù hợp để phản ánh đầy đủ số thu trong quyết tốn NSNN. Đối với nguồn thu phí, lệ phí, Luật NSNN quy định là khoản thu của NSNN. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện còn hạn chế tồn tại phát sinh trong q trình thực hiện.

Ngồi ra cơ chế ổn định nguồn thu cho mỗi cấp chính quyền chưa được quy định cụ thể. Có tỉnh thực hiện phân cấp thu ngồi quốc doanh cho huyện và xã, có tỉnh khơng phân cấp. Hoặc như với thuế sử dụng đất nơng nghiệp, có nơi điều tiết cho xã, nơi thì khơng. Chi xây dựng cơ bản, chi giáo dục, sự nghiệp y tế... ở cấp huyện cũng trong tình trạng tương tự. Điều này cho thấy quản lý ngân sách nhà nước vẫn trong tình trạng phân tán , chưa phát huy được sức mạnh tập trung, khẳng định vai trị cơng cụ ngân sách với tư cách là phương tiện tài chính cơ bản ở mỗi cấp chính quyền.

Hàng năm Chính phủ vẫn điều chỉnh nguồn thu bổ sung cho địa phương và địa phương phải xây dựng dự toán thu, chi trên cơ sở điều chỉnh của Trung ương. Cách làm này vẫn chứa đựng nhiều yếu tố bao cấp của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây.

Đối với các khoản thu lệ phí, các cơ quan hành chính nhà nước được để lại một phần để bù đắp chi phí thu, phần cịn lại mới nộp vào NSNN. Việc để lại như vậy làm một phần số thu lệ phí bị để ngồi ngân sách đồng thời tỷ lệ để lại chưa sát hoạt động của đơn vị, nên có đơn vị khơng đủ kinh phí để tổ chức thu, có đơn vị thừa nguồn thu dẫn đến dư kinh phí hoặc sử dụng sai mục đích…

Hơn nữa cơ chế tổ chức của bộ máy thu NSNN còn chưa thống nhất, việc chưa phân cấp rõ ràng như hiện nay dẫn đến sự trùng lặp về thẩm quyền, trách nhiệm giữa

các cấp, gia tăng sức ép về mặt thời gian trong việc xem xét, quyết định thu ngân sách và phê chuẩn quyết tốn ngân sách. Điều đó đồng nghĩa với việc thẩm quyền và tính

chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong việc xem xét, quyết định ngân sách của các cấp chưa thống nhất, dẫn đến hoạt động thu NSNN gặp khó khăn. Mặt khác, việc phân chia các nguồn thu được hưởng giữa NSTW và NSĐP còn chưa đảm bảo tính ổn định, cịn thiếu tính sát thực tế và đảm bảo công bằng cho từng địa phương.

Từ đó đặt ra vấn đề lớn đối với hoạt động thu NSNN là vấn đề nợ đọng, trốn thuế, thất thu thuế vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Hành vi trốn thuế, gian lận thuế diễn ra ngày càng phức tạp với những hành vi ngày càng tinh vi và khó phát hiện, gây thất thốt khơng nhỏ NSNN…

=> Những hạn chế của cơ chế phân cấp nguồn thu đã hạn chế tính chủ động và

tự chịu trách nhiệm của ngân sách địa phương trong việc khai thác tiềm năng tại chỗ, chưa đề cao vai trị và khuyến khích tính năng động của chính quyền địa phương.

Đối với các quy định về thuế cũng cịn nhiều bất cập, nhóm lấy điển hình là Luật Thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay, Luật này đang thiếu các quy định cụ thể với các đối tượng chịu thuế là những người hành nghề tự do, như: Giảng dạy, bác sĩ khám, chữa bệnh ngoài giờ, luật sư, môi giới... khiến cơ quan thuế chưa quản lý được đầy đủ. Cụ thể, đối với các khoản thu nhập khác ngồi lương từ những cơng việc nêu trên thì phải kê khai để tính tổng thu nhập, từ đó xác định mức thuế thu nhập phải nộp. Ngồi ra, có nhiều khoản trợ cấp phát sinh khơng thuộc phạm vi tiền lương, tiền công (trợ cấp tinh thần, giảm biên chế, trợ cấp một lần khi đăng ký nghỉ hưu sớm...) nhưng chưa được giảm trừ trong quá trình xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, trong khi những khoản trợ cấp này lại phản ánh việc người chịu thuế đang lâm vào tình trạng khó khăn. Thêm nữa, chưa có quy định giảm trừ với những người phụ thuộc bị mắc bệnh tâm thần mà người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng. Luật cũng chưa tạo ra được sự đồng tình của xã hội về ngưỡng khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh cho các đối tượng phụ thuộc.

CHƯƠNG 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

3.1. Kinh nghiệm quốc tế về thu ngân sách nhà nước

CHLB Đức là đất nước hùng mạnh có nền kinh tế bậc nhất Châu Âu. Nguyên nhân nằm ở văn hoá con người trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội mà việc thu ngân sách nhà nước góp phần lớn xây dựng và phát triển nền văn hoá minh bạch, ngay thẳng về tiền tệ ấy. Từ Đức chúng ta có thể thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong hoạt động thu ngân sách nhà nước.

Tại CHLB Đức, một số loại thuế cơ bản một người phải đóng gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế tiền lương, thuế nhà thờ, thuế tài sản và thuế tiêu thụ.

a)Nét nổi bật về thu thuế tại Đức:

Đức là một quốc gia phát triển có sự thu thuế đặc biệt đáng chú ý là chính sách thuế thu nhập cá nhân và thuế tiền lương (hai loại thuế chiếm tỷ trọng lớn thể hiện cơ bản như sau:

Thuế thu nhập cá nhân:

+) Hầu hết mọi người sống tại Đức (cả cơng dân Đức và người nước ngồi sinh sống tại Đức) phải đóng thuế này trừ người có thu nhập cá nhân thuộc mức được miễn thuế. Tại Đức, người có thu nhập càng cao thì càng bị đánh thuế nhiều.

+) Việc đánh thuế cá nhân của Đức được quan tâm đến mức nó khá phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như tình trạng gia đình, tình trạng sinh sống tại Đức, quốc tịch…) khiến cho dịch vụ tính thuế thu nhập cá nhân (Steuerberater) trở nên phổ biến ở nước này.

+) Thuế thu nhập cá nhân là nguồn lớn nhất góp vào NSNN, đánh rất nặng (có thể lên tới 40-50% thu nhập) trên tổng thu nhập toàn cầu của cư dân thường trú tại

Đức (mức thưởng cơng ty cũng có thể được tính vào thu nhập và bị đánh thuế) tuy nhiên với

người khơng thường trú tại Đức thì thuế thu nhập cá nhân chỉ tính với những nguồn thu nhập trên phạm vi cộng hòa liên bang Đức.

+) Việc đánh thuế thu nhập của cá nhân sẽ khác nhau dựa trên vào tình trạng hơn nhân của họ. Ví dụ như người độc thân được miễn thuế khi thu nhập thấp hơn 9400€ nhưng với cặp đơi đã lập gia đình thì là dưới 18000€ (theo năm 2018).

+) Được chia làm 6 mức thuế (steurklasse): trong đó mức 6 là nặng nhất do đánh cả vào việc làm thêm ngồi cơng việc chính:

- Mức 1 độc thân (ledige)

- Mức 2 ni con một mình (Alleinerziehende)

- Mức 3 4 5 là ba mức thuế linh hoạt dành cho những người đã kết hôn (Verheiratete) và mức thuế tăng dần, mức 5 là nặng nhất. Tổng mức thuế cặp vợ chồng có thể hình dung là 8 phần, trong đó hai vợ chồng có thể chia người đóng 5 người 3, người 4 người 4. Mức thuế này thể hiện sự linh hoạt của chính phủ Đức dành cho cá nhân đóng thuế vì hai vợ chồng nếu một người có thu nhập cao có thể chọn đóng mức thuế 3 và người kia chọn mức 5 để tổng thuế thực tế khơng q cao, đồng thời nếu có tinh thần muốn góp thuế xây dựng xã hội thì có thể làm ngược lại (thể hiện sự tự nguyện, không bị nhà nước ép buộc).

- Mức 6 (thuế tiền lương - Lohnsteuer) là mức thuế dành cho người làm thêm việc ngoài nghề nghiệp chính mà thu nhập của cơng việc phụ đem lại thu nhập không dưới 450€/tháng, ngoại trừ sinh viên được một năm làm hai tháng với thu nhập hơn 450€/tháng mà khơng phải đóng thuế này. Cụ thể về mức thuế này là với cơng việc chính, người ta sẽ phải đóng thuế theo mức 1-5 tùy tình trạng hơn nhân nhưng đồng thời phải đóng thuế ở mức 6 cho thu nhập của cơng việc phụ (nếu có).

Trên đây chỉ là vài nét cơ bản tóm gọn về thuế thu nhập cá nhân tại Đức, trên thực tế còn phức tạp hơn.

Nhiều người lo ngại việc đánh thuế thu nhập cá nhân cao là nhà nước bóc lột sức lao động, khơng tạo động lực phát triển kinh tế, thật ra quan điểm đó sai lầm mà trên thực tế việc thu ngân sách từ việc đánh thuế cao thu nhập cá nhân còn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội của Đức, khiến xã hội nhân văn, nhân đạo và ấm no hơn. Vì:

Thứ nhất, thuế được thu về lại được sử dụng để cung cấp các dịch vụ công và

phúc lợi xã hội hoàn hảo với mức độ hưởng thụ cao cho mọi người mà lại miễn phí. Thuế cịn được dùng để đầu tư phát triển giáo dục, cơ sở hạ tầng, trả lương cao cho các chính trị gia (đi kèm với hình phạt nghiêm trọng với tội tham nhũng) góp phần làm cho độ tham nhũng của Đức gần như khơng có.

Thứ hai, người Đức có mức độ dân trí cao, họ văn minh và nhận thức rõ ràng

đóng thuế là trách nhiệm của mình trong vai trị đóng góp xây dựng xã hội mà trong đó bản thân họ cũng được hưởng lợi.

Thứ ba, không cần thu nhập quá cao để sống ổn định tại Đức, thậm chí nếu

thất nghiệp hoặc khơng có khả năng lao động, tiền thuế sẽ được sử dụng để hỗ trợ những người này (giải quyết vấn đề nhu cầu cơ bản của con người để tạo điều kiện hướng đến mục tiêu ý nghĩa hơn), giảm tỉ lệ tội phạm và nhiều vấn nạn xã hội phức tạp khác.

Một phần của tài liệu Tiểu luận pháp luật về thu ngân sách nhà nước (Trang 39 - 45)