CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.2. Đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thu ngân sách nhà
Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng công tác dự báo thu Ngân sách Nhà nước ở
cấp chính quyền địa phương đến trung ương, hạn chế các tác nhân chủ quan nhằm làm sai lệch dự báo thu ngân sách nhà nước. Để đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, cũng cần nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng như lạm phát để có kế hoạch phòng ngừa.
Thứ hai, nên mở rộng quyền tự chủ cho chính quyền cấp xã trong khai thác
các nguồn thu của địa phương: Chấn chỉnh và phát triển các nguồn thu để lại 100% cho NS cấp xã. Hướng dẫn các khoản huy động nhân dân đóng góp. Phối hợp chỉ đạo quản lý các nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%). Có cơ chế tạo nguồn thu và cơ chế quản lý nguồn thu ngân sách đảm bảo nhu cầu chi tiêu như khai thác đầy đủ và hiệu quả các nguồn thu ở địa phương: Thuế, phí và lệ phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê nhà, thu khác ngân sách: thu phạt vi phạm trật tự, an tồn giao thơng; phạt vi phạm hành chính; thu cố định tại xã, các khoản thu để lại quản lý chi NS: thủy lợi phí, viện phí, học phí. Nguồn thu tiềm ẩn: Thu vay, thu viện trợ, thu hợp tác lao
động, nguồn thu vận động nhân dân, nhà doanh nghiệp, cơng ty, xí nghiệp, để đầu tư xây dựng các cơng trình cơng cộng, thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
Thứ ba, hoàn thiện phân cấp quản lý thu giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương: Thu giành 100% cho ngân sách địa phương như thuế giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thu điều tiết giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài. Tỷ lệ phân chia các khoản thu điều tiết chỉ có giá trị trong thời kỳ ổn định 3 đến 5 năm. Thu trợ cấp đối với địa phương như NS Trung ương chỉ trợ cấp bổ sung cân đối cho NS địa phương, khơng nên cấp tồn bộ phần thiếu hụt. Mức trợ cấp này khoảng 80% đến 90% số thiếu hụt.
Thứ tư, giữ kỷ luật nghiêm và tuân thủ pháp luật về thu ngân sách để kiểm
soát khoảng cách giữa thực tế và dự toán.
Thứ năm, tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, hoàn thiện bộ máy quản lý thu
các cấp: Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực thi đua về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp của mơ hình tổ chức mới. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý thu theo hướng chun mơn hóa kỹ năng quản lý thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.
Thứ sáu, cần tiếp tục tăng cường áp dụng các chế tài đối với các hành vi trốn
thuế, khai man thuế. chuyển giá (vd khai giá cao để trích khấu hao được nhiều nhằm trốn thuế), khắc phục tình trạng nợ đọng thuế đang diễn ra.
Thứ bảy, trong chính sách thuế cũng nên hình thành một cơ cấu thuế hợp lý
nhằm tăng cường nguồn thu và vai trò điều tiết vĩ mơ của nhà nước. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hiện đại hóa trong điều kiện Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Hệ thống thuế phải đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Đồng thời tổ chức tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nền kinh tế.
Thứ tám, khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế giảm thất thu cho Ngân sách Nhà nước. Hệ thống ngân hàng đóng vai trị là trung gian thanh tốn, đồng thời, cũng là đầu mối cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý thuế nhằm có được sự thống nhất đối với những số liệu về thuế mà cơ quan quản lý thuế có được, để từ đó đưa ra những đối tượng có khả năng khơng tn thủ các nghĩa vụ về thuế nhất là đối với các sắc thuế trực thu như thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và các đối tượng có thu nhập cao dễ trốn thuế sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn khi các giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng trở nên phổ biến.
Cuối cùng, với sự vào cuộc giám sát của Quốc hội và sự hành động của Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan, chính sách khen thưởng phù hợp, kịp thời và xử lý nghiêm minh những sai phạm sẽ củng cố và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người làm công tác quản lý NSNN, đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý NS ở địa phương. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tính pháp luật, quy định về thu, chi ngân sách nhà nước cho đơn vị, cá nhân nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những “nút thắt” đầu vào của ngân sách Nhà nước dần được xử lý triệt để, thu ngân sách Nhà nước sẽ được bảo đảm tốt hơn, tạo thêm nguồn lực cực kỳ quan trọng để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
KẾT LUẬN
Thu NSNN có vai trị rất quan trọng trong tồn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội, giúp bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết những nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phịng. Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu NSNN là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mơ. Thông qua thu NSNN, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Điều này địi hỏi phải có một cơ chế quản lý cùng với các chế tài cụ thể, rõ ràng và đầy đủ để có thể kiểm sốt cũng như thực thi việc thu ngân sách nhà nước hiệu quả. Xuất phát từ thực trạng đã được nêu trong bài làm này, về những điểm sáng cũng như tồn đọng của việc thu ngân sách nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền, qua đó nhóm đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thu ngân sách nhà nước. Với những mục tiêu, giải pháp đó sẽ là những công cụ hữu hiệu để giúp thực thi pháp luật về ngân sách nhà nước hiệu quả hơn, đồng thời phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như sự hội nhập toàn cầu của Việt Nam hiện này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2. Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
3. Thông tư 328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
4. Thông tư 72/2021/TT- BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 328/2016/TT-BTC
5. Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH 2020 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015
Tài liệu tham khảo
6. Cẩm Tú/VOV.VN (2022), Ngân sách nhà nước năm 2021 vẫn bội thu gần 220.000 tỷ đồng, xem tại: https://vov.vn/kinh-te/ngan-sach-nha-nuoc-nam- 2021-van-boi-thu-gan-220000-ty-dong-post916489.vov truy cập 4/3/2022 7. Đinh Dũng Sỹ (Chủ biên) (2002), Giáo trình Luật tài chính Việt Nam, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (Đồng chủ biên) (2009), Giáo trình Quản lí tài chính cơng, NXB tài chính
9. Nguyễn Văn Hiệu, Trần Thị Vân Anh (Đồng chủ biên) (2021), Giáo trình tài chính cơng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Nguyễn Hoàn Hảo, Hoàn thiện quy định pháp luật, đẩy mạnh hoạt động thu
ngân sách nhà nước, Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng
6/2021, xem tại:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet- tin? dDocName=MOFUCM204272 truy cập 3/3/2022
11. Thùy Dương, Ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2021 vượt đích ngoạn mục trong bão dịch, Báo Vietnamplus, xem tại: https:// www.vietnamplus.vn/ngan- sach-nha-nuoc-nam-2021-vuot-dich-ngoan-muc-trong-bao-dich/764976.vnp truy cập 4/3/2022
12. Trường đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB công an Nhân dân.
13. Trang thông tin của Cục thuế trung ương liên bang Đức: https:// www.bzst.de/DE/Service/SteuerlichesInfocenter/steuerlichesinfoc enter_node.html truy cập 2/3/2022
14. Quyết toán thu ngân sách nhà nước năm 2019 vượt 10,1% dự tốn (2021), Tạp chí Tài chính online, xem tại: https://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai- chinh/quyet-toan-thu-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2019-vuot-101-du-toan- 336452.html truy cập 3/3/2022